Tình hình sử dụng thuốc thú y thủy sản trên thế giới hiện nay

Một phần của tài liệu phân tích môi trường bên ngoài và xây dựng ma trận efe của công ty tnhh long sinh (Trang 33 - 34)

6. Những đóng góp của đề tài

1.3.3. Tình hình sử dụng thuốc thú y thủy sản trên thế giới hiện nay

Do một số yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao, FAO và

WHO đang kêu gọi tất cả các nước cần phải siết chặt hệ thống an toàn thực phẩm

của mình và giám sát chặt chẽ các nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Chuyên gia về an toàn thủy sản của FAO cho biết chuỗi sản xuất và cung cấp thủy sản toàn cầu hiện nay rất phức tạp. Với gần một nửa tổng sản lượng thủy sản hiện nay là sản

phẩm nuôi trồng và thu nhập hàng ngày của khoảng 12 triệu người hoàn toàn phụ

thuộc vào nuôi thủy sản thì việc đảm bảo rằng các sản phẩm thủy sản nuôi là an toàn và có chất lượng tốt nhất khi đưa ra tiêu thụ là vấn đề quan trọng hàng đầu.

Từ năm 2000, thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên thế giới kiểm soát dư lượng các chất cấm là Chloraphenicol và Nitrofurans. Đến năm 2004 một loạt

chất cấm sử dụng được bổ sung như Methyltestosterol, DES, Trichlorfon, Green malachite và năm 2005 là các kháng sinh nhóm Fluoroquinolone. Ngoài ra còn có một số chất hạn chế sử dụng như nhóm Tetracyline, nhóm Sulforamids.

EU qui định danh mục các hóa chất, kháng sinh được sử dụng làm thuốc thú

y thủy sản gồm 31 chất.

Danh mục hoạt chất được sử dụng làm thuốc thú y không qui định giới hạn dư lượng tối đa trong thực phẩm bao gồm vitamin C, một số khoáng chất, iodine, sulfa đồng, hành tỏi…Danh mục cấm sử dụng gồm Chloramphenicol, Nitrofurans,

Green malachite…

Hoa Kỳ ban hành danh mục thuốc thú y thủy sản được phép sử dụng có giới

hạn gồm 11 chất. Danh mục 18 chất được phép sử dụng không qui định giới hạn và 13 hoạt chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

Cơ quan xúc tiến xuất khẩu thủy sản Ấn Độ (MPEDA) đang phát triển việc

nuôi tôm sạch. Hàng năm, xuất khẩu tôm của Ấn Độ chiếm hơn nửa doanh thu xuất

khẩu thủy sản (1,8 tỷ USD). Hiện nay, MPEDA đang tìm mọi giải pháp ngăn chặn

việc sử dụng thuốc thú y thủy sản cấm nhằm mang lại thị trường xuất khẩu thủy sản

Tại Trung Quốc, vào đầu những năm 1950 đã bắt đầu nghiên cứu và ứng

dụng thuốc thú y thủy sản vào việc nuôi trồng thủy sản và đã đạt được những thành quả đáng kể trong phát triển ngành này. Nhất là vào những năm 1980, cùng với sự

phát triển vượt bậc trong ngành nuôi trồng thủy sản của quốc gia này, thuốc thú y

thủy sản đã được sử dụng rộng khắp. Tuy nhiên, việc lạm dụng và sử dụng không đúng cách của người dân nuôi trồng thủy sản cũng như công tác quản lý Nhà nước ở

Trung Quốc đã dẫn đến việc hàng thủy sản của nước này thời gian gần đây thường

bị cấm nhập khẩu và trả về từ các nước Âu Mỹ, cũng như các nước Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc.

Tại Đài Loan, Chính phủ nước này có Công cáo số 901512719 qui định về

16 chất thuốc thú y thủy sản dùng trong nuôi trồng thủy sản cùng với qui định chặt

chẽ về liều lượng, đối tượng sử dụng, phạm vi dùng, cách dùng và thời gian ngưng

sử dụng.

Một phần của tài liệu phân tích môi trường bên ngoài và xây dựng ma trận efe của công ty tnhh long sinh (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)