Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi cung ứng cá tra, cá basa tại công ty cổ phần nam việt (Trang 39 - 124)

Bảng2-2: Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

ĐVT:1000 đồng Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng DT 3.200.352.091 3.336.126.789 1.886.008.510 135.774.698 4,24 -1.450.118.279 -43,47 Giảm trừ 6.914.825 16.923.355 26.657.770 10.008.530 144,74 9.734.415 57,52 DT thuần 3.193.437.266 3.319.203.434 1.859.350.740 125.766.168 3,94 -1.459.852.694 -43,98 GVHB 2.482.976.103 2.832.484.046 1.900.302.750 349.507.943 14,08 -932.181.296 -32,91 LN gộp 710.461.163 486.719.388 - 40.952.010 -223.741.775 -31,49 -527.671.398 -108,41 DT tài chính 64.769.470 169.117.350 99.727.198 104.347.880 161,11 -69.390.152 -41,03 CP tài chính 41.518.466 178.181.755 45.842.494 136.663.289 329,16 -132.339.261 -74,27 CPBH 276.741.703 310.692.886 128.506.731 33.951.183 12,27 -182.186.155 -58,64 CP QLDN 44.885.364 56.768.28 62.533.178 11.882.920 26,47 5.764.894 10,16 LN thuần 412.085.100 110.193.813 -178.107.215 -301.891.287 -73,26 288.301.028 261,63 TN khác 21.134.295 6.769.928 3.840.488 -14.364.367 -67,97 -2.929.440 -43,27 CP khác 16.647.392 3.621.826 1.289.365 -13.025.566 -78,24 -2.332.461 -64,40 LNTT 416.572.003 113.341.915 -175.556.092 -303.230.088 -72,79 -288.898.007 -254,89 Thuế TNDN hiện hành 46.878.018 18.066.442 5.811.250 -28.811.576 -61,46 -12.255.192 -67,83

Thuế TNDN hoãn lại 646.959 2.470.837 53.657.794 -1.823.878 -281,92 51.186.957 2.071,64

(Lỗ)/ LNST 370.340.944 97.746.310 -127.709.548 -272.594.634 -73,61 -225.455.858 -230,65

Qua bảng phân tích báo cáo kết quả trên ta thấy:

Năm 2008, doanh thu tăng hơn so v ới năm 2007 gần 136 tỷ đồng, tương ứng tăng 4,24%. Tuy nhiên, l ợi nhuận trước thuế lại giảm mạnh, với mức giảm 303 tỷ đồng tương ứng giảm 72,79%. Sang năm 2009, cả doanh thu và lợi nhuận đều giảm mạnh. So với năm 2008 doanh thu giảm 1.450 tỷ đồng t ương ứng với tỷ lệ 43,47%; lợi nhuận giảm gần 289 tỷ đồng t ương ứng với 254,89%

Sở dĩ, có sự sụt giảm đáng kể đó là do một số yếu tố tác động sau:

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã dẫn đến suy thoái kinh tế tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, Châu Âu và các nước thuộc khối SNG đó là những thị trường nhập khẩu rất lớn của cá Tra, cá Basa đãảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam, trong đó có Nam Việt. Hệ quả là nhu cầu thị trường sụt giảm đáng kể, giá xuất giảm mạnh, tình trạng thanhtoán của nhà nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Cuối quý 3 năm 2008, Công ty tổ chức sắp xếp lại sản xuất bằng cách giảm công suất sản xuất khoảng 50% so với thời kỳ cao điểm.

Đầu năm 2008, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam tăng cao, khi chính phủ đ ưa ra những gói giải pháp kiềm chế lạm phát, trong đó có giải pháp thắt chặt tín dụng và tăng lãi suất cho vay làm cho việc vay vốn của Công ty gặp nhiều khó khăn và chi phí lớn.

Cuối năm một khoản lớn phải chi cho việc đại tu nhà máy Nam Việt (đã sử dụng qua 8 năm) và sửa chữa lớn nhà máy Thái Bình Dương đang trong thời gian giảm công suất.

Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước dẫn đến giá bán thấp, kéo theo chất lượng sản phẩm không đáp ứng đ ược yêu cầu, việc xuất khẩu cá nhiểu rủi ro.

Theo kêu gọi của Chính phủ và chính quyền địa phương, Công ty đã tiến hành thu mua một lượng lớn cá quá lứa để cứu người nuôi cá Tra, cá Basa thoát khỏi cảnh điêu đứng. Sản phẩm sản xuất ra để tồn kho nhiều vì nhu cầu thị trường giảm mạnh, dẫn đến chi phí hàng tồn kho tăng cao. Tiếp đến là 20/12/2008 thị trường Nga – thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Navico chính thức tuyên bố đóng cửa.

2.1.3.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh (07- 09)

Bảng2-3: Đánh giá Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

ĐVT: 1000 đồng Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) DT thuần 1.000đ 3.193.437.266 3.319.203.434 1.859.350.740 125.766.168 3,94 -1.459.852.694 -43,98 LNST 1.000đ 370.340.944 97.746.310 -127.709.548 -272.594.634 -73,61 -225.455.858 -230,65 TổngTS 1.000đ 2.343.972.403 2.659.846.087 2.200.098.168 315.873.684 13,48 -459.747.919 -17,28 VCSH 1.000đ 1.692.403.660 1.601.476.557 1.470.025.670 -90.927.103 -5,37 -131.450.887 -8,21 Số lượngCP BQ lưu hành CP 62.219.178 65.688.143 65.605.250 3.468.965 5,58 -82.893 -0,13 Doanh lợiDT % 11,60 2,94 -6,87 -8,66 -74,66 -9,81 -33,67 Doanh lợi tổngTS % 15,80 3,67 -5,80 -12,13 -76,77 -9,47 -58,04 Doanh lợiVCSH % 21,88 6,10 -8,69 -15,78 -72,12 -14,79 -242,46 EPS 1.000đ 5,95 1,49 -1,95 -4,46 -75,00 -3,43 -30,82 Thu nhậpbq người/ tháng 1.000đ 1.500 1.700 1.900 200 13,33 200 11,76 (Nguồn: phòng kế toán)

Qua bảng phân tích ta thấy:

Doanh lợi doanh thu năm 2008 là 2,94 %, tức là cứ 1 đồng doanh thu thu về thì có được 0.0294 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm so với năm 2007 là 8.66 %. Việc giảm lợi nhuận sau thuế chủ yếu là do tốc độ tăng của doanh thu thấp h ơn tốc độ tăng củacác khoản chi phí. Đây là điều dễ hiểu khi năm 2008 tình hình suy thoái kinh tế diễn ra mạnh mẽ, lãi suất ngân hàng biến động mạnh và có xu hướng tăng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng hơn so với năm 2007. Sang năm 2009, chỉ tiêu doanh lợi doanh thu còn giảm thấp hơn so với năm 2008 (-6,87%), giá vốn hàng bán lớn hơn doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm.

Doanh lợi tổng tài sản năm 2008 là 3,67 % tức là cứ 1 đồng tài sản bỏ ra công ty thu về thì có được 0.0367 đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này so với năm 2007 đã giảm đi 12,13%. Điều này cho thấy việc sử dụng tài sản trong năm kém hiệu quả, quy mô sản xuất tăng nh ưng lại không làm gia tăng lợi nhuận sau thuế. Năm 2009, tình hình sản xuất cũng không khả quan khi doanh lợi tài sản tiếp tục giảm. Như phân tích ở trên, lợi nhuận sau thuế của công ty là một số âm. Điều này càng gây khó khăn cho công ty vì trong năm tới không có nguồn vốn nội sinh bổ sung cho nguồn vốn sản xuất kinh doanh.

Doanh lợi vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu được nhiều nhà đầu tư quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các cổ đông, thể hiện được việc bỏ vốn của chủ sở hữu có hiệu quả hay không. Trong 3 năm qua, năm 2007 chỉ ti êu này đạt lớn nhất (21,88%), có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì trong năm thu được 21,88 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2008 chỉ tiêu này là 6,1% (giảm 15,78% so với năm 2007) giảm rất nhiều so với năm 2007. Tình hình này vẫn không được cải thiện trong năm 2009 khi doanh l ợi vốn chủ sở hữu năm 2009 lại âm, mỗi đồng vốn chủ không sinh lời mà còn bị lỗ.

EPS

Chỉ tiêu này phản ánh thu nhập của một cổ phần trong năm, nó vô cùng quan trọng đối với cổ đông của công ty và các nhà đầu tư đang có ý định đầu tư vào công ty. Nó thể hiện số đồng lợi nhuận mà cổ đông có thể nhận được từ mỗi cổ phần. Trong

năm chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty càng tốt, từ đó ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu trên thị trường. Năm 2007, EPS của công ty khá cao đạt 5,95 nghìn đồng cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh hiệu quả. Nh ưng năm 2008, EPS giảm 4,46 nghìnđồng trên mỗi cổ phần xuống còn 1,49 nghìn đồng, tốc độ giảm khá lớn 75%. Tuy năm 2008, EPS có sự sụt giảm nh ưng công ty còn làm ăn có lãi, kết quả này vẫn khả quan hơn năm 2009 khi EPS trong năm này b ằng -1,95, đây chính là sự phân bổ lỗ trong năm cho các cổ đông theo cổ phần. Kết quả này sẽ làm giảm sút giá cổ phiếu trên thị trường, từ đó làm giảm giá trị của doanh nghiệp.

2.1.3.3 Phân tích tình hình tài chính

Các chỉ số về khả năng thanh toán

Bảng2-4: Các chỉ số về khả năng thanh toán

Chỉ số ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Khả năng thanh toán tổng quát Rt) Lần 3,60 2,51 3,03 -1,08 0,51

Khả năng thanh toán nhanh (Rq) Lần 2,59 1,12 1,47 -1,46 0,35

Khả năng thanh toán hiện hành (Rc) Lần 3,00 1,77 1,89 -1,23 0,12

Khả năng thanh toán bằng tiền Lần 0,48 0,10 0,28 -0,38 0,19

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:

Tại thời điểm cuối năm 2007, hệ số khả năng thanh toán tổng quát bằng 3,6 lần, tức là cứ 1 đồng đi vay thì được đảm bảo bằng 3,6 đồng tài sản. Năm 2008 hệ số này giảm đi 1,08 lần nhưng sang năm 2009 kh ả năng thanh toán tổng quát lại tăng lên, một đồng đi vay được đảm bảo bằng 3,03 đồng tài sản. Như vậy trong cả 3 năm, hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty đều lớn h ơn 1, chứng tỏ công ty đảm bảo trả đượccác khoản tiền vay bằng tài sản của mình.

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành:

Hệ số này phản ánh 1 đồng vốn vay ngắn hạn sẽ đ ược đảm bảo bằng bao nhiều đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2007, hệ số này bằng 3, tức là tài sản ngắn hạn của công

ty có thể thanh toán được 3 lầncác khoản nợ ngắn hạn. Nhưng ở 2 năm tiếp theo, hệ số này giảm xuống, năm 2008 hệ số khả năng thanh toán hiện hành là 1,77 lần, còn năm 2009 là 1,89 lần. Trong cả 3 năm hệ số n ày đều lớn hơn 1, chứng tỏ công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản vay ngắn hạn của mình.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Thời điểm cuối năm 2007, hệ số khả năng thanh toán nhanh là 2,59; có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 2,59 đồng vốn lưu động có khả năng thanh toán nhanh khoản nợ này. Trong năm, hệ số này như vậy là khá an toàn, cũng nhưcác hệ số khả năng thanh toán ở tr ên, trong 2 năm tiếp theo, hệ số khả năng thanh toán nhanh cũng giảm sút, năm 2008 giảm 1,46 lần so với năm 2007, nh ưng đến năm 2009 lại tăng lên 1,89; như vậy công ty có thêm 0,35 đồng vốn lưu động có khả năng thanh toán ngay nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền.

Đây là hệ số thể hiện khả năng thanh toán ngay bằng tiền các khoản nợ đến hạn thanh toán. Trong 3 năm từ 2007-2009, hệ số này đều nhỏ hơn 1 nhưng không có nghĩa là công ty không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn bằng tiền vì các khoản nợ không bao giờ đến hạn phải trả cùng 1 lúc. Năm 2007, hệ số khả năng thanh toán bằng tiền là 0,48 và giảm xuống ở 2 năm tiếp theo. Tuy nhiên, việc giảm hệ số này có thể là hợp lý khi công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán, v à lượng tiền mặt dư thừa được đem đi đầu tư vào lĩnh vực khác, tăng khả năng sinh lời của đồng vốn.

Tóm lại, nghiên cứu khả năng thanh toán của công ty trong 3 năm gần đây ta thấy công ty đều đảm bả o được khả năng thanh toán, vốn vay luôn có tài sản đảm bảo ở mức độ an toàn. Năm 2007, tất cả các hệ số đều ở mức cao, tuy có giảm xuống ở năm 2008 nhưng lại tăng lên trong năm 2009.

Các chỉ số về khả năng hoạt động Bảng 2-5: Các chỉ số về khả năng hoạt động Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Vòng quay Tổng TS (TAU) Lần 1,40 1,32 0,90 -0,08 -0,42 Vòng quay HTK Lần 14,20 5,50 7,01 -8,70 1,51

Số ngày của một vòng quay (NI) Ngày/lần 25,36 65,48 51,39 40,12 -14,09

Vòng quay các KPT (Rf) Lần 2,94 3,64 2,52 0,71 -1,13

Kỳ thu tiền bình quân (ACF) Ngày/lần 122,52 98,80 142,94 -23,73 44,14

HSSD TSCĐ (HTSCĐ) % 68,1 58,1 32,7 -9,9 -25,4

(Nguồn: phòng kế toán)

Vòng quay tổng tài sản là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản

của công ty. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra cho công ty bao nhiêu đồng doanh thu. Trong 3 năm g ần đây, chỉ số này có xu hướng giảm, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của công ty là chưa cao.

Vòng quay hàng tồn kho năm 2008 là 5,50 lần, giảm 8,7 lần so với năm 2007 do đó số ngày của một vòng quay tăng lên tương ứng 40,12 ngày. Sang năm 2009 vòng quay hàng tồn kho tăng lên 1,51 lần so với năm 2008 tương ứng số ngày trên mỗi vòng quay giảm 14,09 ngày.

Giá trị vòng quay hàng tồn kho càng lớn cho biếtcông ty sử dụng vốn lưu động càng hiệu quả. Vòng quay thấp là do công ty lưu giữ quá nhiều hàng tồn kho, dòng tiền sẽ giảm đi do vốn kém hoạt động và gánh nặng trả lãi tăng lên, tốn kém chi phí lưu giữ và rủi ro khó tiêu thụ do không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng hoặc thị trường kém đi.

Vòng quay các khoản phải thu năm 2008 là 3,64 lần, nghĩa là trong một

năm công ty thực hiện 3,64 lần thu các khoản nợ thương mại. Chỉ số này tăng 0,71 lần so với năm 2007. Sang năm 2009 thì chỉ số này lại giảm xuống còn 2,52 lần. Điều đó cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu của công ty trong năm 2009 là khá chậm, sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của năm sau. Công ty cần xem

xét các khoản phải thu để đưa ra chính sách thu h ồi hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo doanh thu năm sau cao hơn năm trư ớc.

Kỳ thu tiền bình quân năm 2008 là 98,80 ngày/ l ần tức là cứ 99 ngày công

ty thực hiện một lần thu các khoản nợ thương mại. Tuy nhiên, chỉ số này năm 2009 lại tăng lên 143 ngày/ lần. Điều này cho thấy khả năng chuyển các khoản phải thu của công ty thành tiền mặt giảm mạnh. Kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì vòng quay của các KPT càng nhanh, cho biết hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty càng cao.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 3 năm gần đây có xu hướng giảm dần,

cụ thể năm 2008 giảm 9,9% so với năm 2007 và tiếp tục giảm 25,4 % v ào năm 2009. Hệ số này phản ánh tính năng động của doanh nghiệp, cho biết tổng vốn đầu tư vào tài sản cố định được chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu. Với sự sụt giảm của chỉ số này, chứng tỏ nguồn vốn đang đ ược sử dụng không hiệu quả.

Cơ cấu tài chính

Bảng2-6: Cơ cấu tài chính Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Tỷ số nợ (RD) Lần 0,28 0,40 0,33 0,12 -0,07 Tỷ số tự tài trợ (Rt) Lần 0,72 0,60 0,67 -0,12 0,07 (Nguồn: phòng kế toán)

Tỷ số nợ năm 2007, trong tổng tài sản mà Công ty đang có, thì cứ 100 đồng

có 0,28 đồng là được hình thành từ nguồn vốn vay nợ. Hệ số n ày qua năm 2008 đã tăng lên 0,12 lần cho thấy công ty đã tăng tỷ lệ vốn vay trong tổng tài sản. Sang năm 2009 hệ số này đã có sự điều chỉnh xuống nh ưng vẫn cao hơn so với năm 2007. Nhìn chung hệ số nợ của Công ty vẫn nằm trong phạm vi an toàn.

Tỷ số tự tài tr của Công ty qua 3 năm lần l ượt là 0,72; 0,60 và 0,67; tỷ số

này cho biết cứ 100 đồng nguồn vốn của công ty thì có lần lượt là 0,72; 0,60 và 0,67 đồng Vốn chủ sở hữu. Mức độ biến động nhất l à trong năm 2008 (gi ảm 0,12),

nhưng vẫn có thể thấy rằng Công ty có khả năng tự chủ cao, các khoản nợ được đảm bảo cao bởi nguồn vốn chủ sở hữu.

2.1.4 Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi cung ứng cá tra, cá basa tại công ty cổ phần nam việt (Trang 39 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)