Ô nhiễm nguồn nước gia tăng
Như một ảnh hưởng tất yếu của sự phát triển, những năm gần đây hiện t ượng ô nhiễm môi trường nước đang gia tăng mộtcách đáng báo động. Sở dĩ có điều đó là do địa phương nào cũng tranh thủ khai thác lợi thế “trên bến, dưới thuyền”. Nguồn ô
nhiễm trực tiếp và đáng kể là do mức độ phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Hàng năm các nguồn chất thải do nuôi trồng thủy sản ở khu vực ĐBSCL, thải ra khoảng gần 500 triệu m3 bùn thải và chất thải nuôi trồng thủy sản. Riêng chất thải nuôi cá Tra, cá ba sa đã trên 2 triệu tấn/năm. Nguồn chất thải độc hại này hiện nay vẫn chưa được xử lý triệt để và thải vào sông rạch trong khu vực. Các chất thải nuôi trồng thủy sản là nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư sử dụng như hóa chất và thuốc kháng sinh, vôi và các loại khoáng chất. Chất thải ao nuôi công nghiệp có thể chứa đến trên 45% Nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác, là nguồn có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi tr ường nước. Môi trường nước trên sông Tiền, sông Hậu và các kênh rạch vùng ngọt hóa đã có dấu hiệu nhiễm bẩn hữu cơ. Với các mô hình nuôi thâm canh càng cao, quy mô công nghiệp càng lớn thì lượng chất thải lại càng lớn và mức độ nguy hại càng nhiều và vấn đề mất cân bằng sinh thái càng trở nên trầm trọng. Theo kết quả điều tra ở 26 hộ nuôi cá Tra, cá Basa thường xuyên cung cấp nguyên liệu cho Công ty Cổ phần Nam Việt, thì cóđến 17 hộ (chiếm 65,38%) xả nước trực tiếp từ ao nuôi ra sông.
Trong khi đó, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi cá Tra, cá Basa cần nguồn nước sạch hơn bất cứ ngành nghề nào khác. Theo thạc sỹ Trần Minh Lâm (Viện kinh tế - quy hoạch thủy sản), nuôi cá Tra, cá Basa cần rất nhiều nước và phải thường xuyên thay đổi nước trong ao nuôi do khả năng lây nhiễm dịch bệnh với cá nuôi là rất lớn.Nguồn nước là môi trường sống của cá Tra, cá Basa, do đó khi nguồn nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình nuôi, vì chủ yếu các hộ nuôi tại Đồng bằng sông Cửu Long đều lấy trực tiếp nước từ sông đưa vào ao nuôi. Điều này sẽ khiến cho tỷ lệ cá bị bệnh gia tăng, ảnh hưởng đến chất lượng cá thương phẩm cung cấp chocác nhà máy chế biến, ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm sau khi chế biến, đồng nghĩa với việc chúng ta khó có thể thâm nhập hay mở rộng thị tr ường với những sản phẩm kém chất lượng. Có thể thấy, từ việc ảnh h ưởng tới khâu nuôi trồng, nguồn nước ô nhiễm sẽ kéo theo nhiều hệ lụy cho toàn bộ chuỗi cung ứngcá Tra, cá Basa.