Khái quát tình hình chế biến và xuất khẩu cá Tra, cá Basa Đồng bằng sông

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi cung ứng cá tra, cá basa tại công ty cổ phần nam việt (Trang 48 - 52)

sông Cửu Long

Hình 2-4: Làng bèở Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất được thiên nhiên vô cùng ưu ái, v ới hệ thống sông rạch chằng chịt l à điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Từ năm 1940 nghề nuôi cá nước ngọt bắt đầu phổ biến và phát triển, trong đó cá Tra, cá Basa là loài thủy sản được nuôi thông dụng nhất tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (tập trung chủ yếu ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp)

Từ năm 1995, Việt Nam đã thành công trong sinh sản nhân tạo loài cá này và đã chủ động nhu cầu giống cho nghề nuôi th ương phẩm. Tại các tỉnh ĐBSCL năng suất nuôi cá thương phẩm rất cao có thể đạt v ài trăm tấn/ha/vụ. Theo Cục Nuôi trồng Thủy sản, cả nước có khoảng 160 cơ sở sinh sản nhân tạo giống cá Tra, cá Basa, sản lượngcá bột khoảng 4,1 tỉ con/năm và gần 1.000 cơ sở ươngcá bột thuần dưỡng, sản lượngcá giống là 1,7 tỉ con/năm.

Đa sốcá Tra được nuôi trong ao, đăng quầng, bãi bồi và lồng bè; Cá Basa chủ yếu được nuôi trong các lồng bèở các con sông lớn thuộc các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, v.v. Mùa sinh sản của Cá Basa (từ tháng 1 – 7), cá Tra (từ tháng 2 – 10) và có thể thu hoạch quanh năm. Đến nay cá Tra, cá Basa đã được nuôi ở hầu hết các tỉnh, thành trong khu vực, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biếncá Tra, cá Basa. Đặc biệt, từ khi chúng ta mở rộng xuất khẩu thì nghề nuôicá Tra, cá Basabước sang một trang mới và trở thành đối tượng xuất khẩu mang về nguồn ngoại tệ cao.

Năm 2005, toàn vùng ĐBSCL có 103 Nhà máy chế biến đông lạnh với tổng công suất thiết kế đạt trên 638 ngàn tấn, trong đó có 36 Nhà máy có chế biếncá Tra, cá Basa, tổng công suất thiết kế đạt gần 273 ngàn tấn/năm. Đến nay, số lượng Nhà máy chế biến cá Tra, cá Basa đã tăng lên thành 84 Nhà máy v ới tổng công suất đạt gần 1 triệu tấn/năm, tập trung chủ yếu tại các địa phương như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang. Những năm gần đây ngành công nghiệp chế biến cá Tra, cá Basa phát triển mạnh với tốc độ tăng tr ưởng nhanh và đang có tiềm năng lớn. Hầu hết các Nhà máy chế biến cá Tra, cá Basa trong vùng đều được quan tâm đầu tư và nâng cấp với công nghệ, thiết bị khá hiện đại, tạo ra các sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế (như ISO, HACCP, IFS, BRC, Code EU, Halal,…).

Cá Tra, cá Basa được xuất khẩu đến 128 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mỹ đã từng là thị trường chính nhập khẩu cá da trơn ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khi Mỹ buộc rằng Việt Nam bán phá giá và đánh thu ếcá da trơn Việt Nam từ 37-53% trong 2003 Việt Nam đã cố gắng mở rộng xuất khẩu đến thị tr ường khác. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ giảm đáng kể chiếm 80% thị phần trong năm 2000, đến nay chỉ còn 5,4% trong năm 2008 và giá trị xuất khẩu đạt 78,6 triệu đô la. Trái lại, thị trường EU trở thành thị trường chính với tổng l ượng nhập khẩu lên đến 224,311 tấn đạt giá trị 581,5 triệu đôla và chiếm 40% thị phần trong năm 2008. Theo đó, là Nga, Ukraina, Asean chiếm thị phần tương ứng là 13% (188,4 triệu đô la), 9,4% (137,256 triệu đô la) và 5,2% (75,751 triệu USD.

(Nguồn: Bản tin Thương mại Thủy sản)

Biểu đồ 2-1: Xu hướng thị phần của cá da trơn từ 2000-2007

Trong năm 2008, cả nước đã xuất khẩu trên 600 ngàn tấn cá thành phẩm (tương tương 1,6 triệu tấn nguyên liệu), đạt kim ngạch gần 1,45 tỷ USD, tăng h ơn 65% so với năm 2007. Năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu 607,7 ngàn tấncá Tra, cá Basa sang 133 thị trường trên thế giới, đạt kim ngạch 1,34 tỷ USD giảm 7,6 % về giá trị so với cùng kỳ năm 2008 (nguồn : Bản tin TMTS số 05-2010, ngày 5/2/2010)

Biểu đồ 2-2 xuất khẩu cá Tra, cá Basa năm 2009

Mặc dù có lợi thế về điều kiện tự nhiên về phát triển công nghiệp chế biến cá Tra, cá Basa. Tuy nhiên, cũng có những hạn chế làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành như cơ sở hạ tầng kỹ thuật của v ùng ĐBSCL còn yếu và thiếu. Hệ thống cầu đường còn nhỏ hẹp, chất lượng yếu, không đáp ứng yêu cầu tải trọng lớn đối với xe chuyên dụng, cung ứng điện chưa đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất; Chất l ượng nguồn nhân lực thấp; lao động quản lý ch ưa được đào tạo chính quy, lao động trực tiếp kỹ năng lao động cũng nh ư kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp còn kém; Việc quy hoạch nuôi trồng và chế biến cá Tra, cá Basa chưa mang tính vĩ mô; các tỉnh trong vùng đều quy hoạch một cách tự phát cho địa phương mình, thiếu tính liên kết và tầm nhìn chiến lược cho toàn vùng...

Nguồn nguyên liệucá Tra, cá Basa tuy lớn nhưng chưa được ổn định về chất lượng; mối liên kết giữa người nuôi và nhà chế biến chưa bền vững; phong trào đào ao nuôi cá phát triển ồ ạt không theo quy hoạch dẫn đến mất cân đối giữa cung - cầu gây thiệt hại cho người nuôi, lẫn người chế biến; bên cạnh đó, tình hình ô nhiễm môi trường tại các Nhà máy chế biến chưa được xử lý triệt để. Các vấn đề trên làm ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái, nguy c ơ đe dọa, huỷ hoại môi trường; Vai trò của Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thuỷ sản còn mờ nhạt; hiện tượng tranh mua, tranh bán, phá giá lẫn nhau vẫn còn tiếp diễn; v.v.

Khó khăn đặc biệt mà ngành chế biến cá Tra, cá Basa đang gặp phải là Bộ Nông nghiệp Mỹ đang soạn thảo lần cuối các quy định mới theo đó cá Tra, cá Basa của Việt Nam sẽ có thể đ ược góp chung vào danh mục cá da trơn. Nếu quyết định này được áp dụng thì cá Tra, cá Basa của chúng ta nhập khẩu vào Hoa Kỳ sẽ phải chịu những kiểm tra đặc biệt, gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu trong nước

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi cung ứng cá tra, cá basa tại công ty cổ phần nam việt (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)