cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt
Dựa vào kết quả cuộc điều tra, 26 v ùng nuôi được phân ra bởi kích thước của vùng chia ra làm 3 nhóm chính là nhỏ, trung bình và lớn. Chi phí đầu tư ở những vùng nuôi có kích thước khác nhau là khác nhau nên lợi nhuận cũng khác nhau. Mật độ thảcá giống dao động từ 35 con/ m2 đến 65 con/ m2. Tỷ lệ sống của cá khi điều tra là 70 – 88 % và điều này có ảnh hưởng đến sản lượng cá thành phẩm thu được cũng như chi phí sản xuất. Tỷ lệ sống của cá cao nhất đối với vùng nuôi lớn (85 %) trong khi đó đối với vùng nuôi nhỏ là 82,4 % và vùng nuôi trung bình là 78,67 %. Sản lượng đánh bắt cáở vùng nuôi trung bình lớn nhất là 508 tấn/ha/vụ, theo sau là vùng nuôi nhỏ là 496 tấn/ha/vụ và vùng nuôi lớn là 422 tấn/ha/vụ.
Bảng3-1: Các thông số khảo sát theo quy mô hộ nuôi Các thông số khảo sát Nhỏ (<= 1 ha) Trung bình (1 -5 ha), Lớn (>= 5 ha) Số lượng hộ 5 18 3 Diện tích trung bình 0,54 2,64 7,73 Mật độ nuôi trung bình 45 47,56 40 Tỷ lệ sống sót trung bình (%) 82,4 78,67 85 Kích cỡ (cm) 2 2,06 2,2
Sử dụng thức ăn công nghiệp (%) 60 97 100
Số ngày/ vụ 180 198 190
Hệ số tiêu tốn thức ăn 1,72 1,65 1,7
Chúng ta chỉphân tích 3 chi phí chính là: chi phí con giống, chi phí thức ăn và chi phí hóa chất, kháng sinh. Bởi lẽ, những thông tin về chi phí như: khấu hao, bảo dưỡng, lãi ngân hàng và thuế sử dụng đất bởi vì những người nuôi thường cung cấp những thông tin không đáng tin cậy. Trong tổng chi phí, chi phí thức ăn là chi phí chủ yếu chiếm > 80% trong tổng chi phí. Chi phí thức ăn của các hộ nhỏ chiếm 85,88% trong tổng chi phí và giảm dần ở các hộ nuôi trung bình (85,13%) và thấp nhất ở các hộ nuôi lớn (84,83%). Nguyên nhân là do các hộ nuôi nhỏ sử dụng thức ăn tự chế nhiều hơn với 40%, dẫn đến hệ số tiêu tốn thức ăn cao hơn so với các hộ nuôi trung bình và hộ nuôi lớn. Chi phí con giống chiếm 2,46% đến 6,49 % chi phí sản xuất và có xu hướng tăng lên theo quy mô của vùng nuôi. Tuy nhiên, ở vùng nuôi lớn do có sự quản lý tốt về chất l ượng nước và phòng bệnh cho cá nên chi phí cho thuốc và hóa chất giảm.
Bảng3-2: Chi phí sản xuất cho việc nuôi cá Tra
ĐVT Nhỏ Trung bình Lớn Thức ăn Đồng 13.367 13.419 13.447 % Thức ăn % 85,88 85,13 84,83 Con giống Đồng 650 678 750 % Con giống % 4,14 4,3 4,74 Kháng sinh Đồng 538 488 435 % kháng sinh % 3,46 3,04 2,76 Giá thành Đồng 15.565 15.766 15.852
8 5 . 8 8 4 . 1 4 3 . 4 6 4 . 0 3 8 5 . 1 3 4 . 3 3 . 0 4 3 . 5 7 8 4 . 8 3 4 . 7 4 2 . 7 6 3 . 2 5 0 % 2 0 % 4 0 % 6 0 % 8 0 % 1 0 0 % N h ỏ T r u n g b ì n h L ớ n Q u i m ô B i ể u đ ồ p h ầ n t r ă m c h i p h í % C P k h á c % h o a c h a t % c o n g i o n g % t h u c a n
Biểu đồ3-1: phần trăm chi phíngười nuôi
Giá thành 1kg cá thương phẩm có xu hướng tăng theo quy mô. Các hộ nuôi càng lớn thì giá thành cho 1 kgcá thương phẩm càng cao.Điều này đượcgiảithích do:cả3 hộnuôi lớnđều nuôi theo hợp đồng tư vấnvàtiêu chuẩn Global GAP, nuôi theo tiêu chuẩn nên mật độ nuôi thưa hơn các hộnuôi còn lại.Do đó, mặc dù tỷ lệ sống sót cao và chi phí cho hóa chất, kháng sinh thấp nhưng sản lượng đánh bắt (tấn/ha/vụ) vẫn thấp hơn các hộ nuôi trung bình và hộ nuôi nhỏ. Mặt khác, các hộ nuôi lớn còn tốn chi phíthuê cán bộ kỹ thuật về tư vấn trong quá trình chăm sócvà điềutrịbệnh.Giá thànhcủacác hộnuôi trung bình cao hơn các hộnuôinhỏ làdo tỷ lệsốngsótcủacákhi nuôi thấp hơn so vớicác hộnuôinhỏ.
Cá của các hộnuôi sau khi thu hoạch đều bán 100% cho nhà máy của Nam Việt.Như vậy, trong chuỗi cung ứng của công ty đãcắtgiảm được bớt phần chiphí cho thương lái, các ‘đầu nậu”. Tuy nhiên, người nông dân trong chuỗi cung ứng của Nam Việt đều bị lỗ. Mặc dù giá thành có xu hướng tăng theo quy mô, nh ưng mức độ lỗ lại có xu hướng giảm dần.Các hộ nuôi nhỏ là những hộ bị lỗ nhiều nhất, trung bình cứ 1 kg cá thương phẩm thì người nuôi ở hộ nhỏ bị lỗ 165 đồng, các hộ nuôi trung bình lỗ 60 đồng và lỗ 19 đồng/kg ở các hộ nuôi lớn. Do các hộ nuôi lớn và hộ nuôi trung bình đầu tư chi phí nuôi theo tiêu chu ẩn GAP hoặc có hợp đồng t ư vấn nên nhà máy thu mua với giá cao hơn so với các hộ nuôi nhỏ.
Nguyên nhân của hiện tượng thua lỗ này là do vào thời điểm năm 2007, khi thị trường cá Tra, cá Basa phát triển rầm rộ. Ng ười dân ở Đồng bằng sông Cửu Long đua nhau đào ao, mua bè nuôi cá dẫn đến nguồn cung nguyên liệu tăng vọt. Nhưng sang năm 2008, nhu cầu tiêu thụ ở thị trường các nước nhập khẩu giảm mạnh do bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cuối năm 2008, Nam Việt mất thị trường quan trọng – thị trường Nga chiếm tỷ trọng tiêu thụ lớn. Công ty giảm gần 50% công suất, trong khi nguồn cung nguyên liệu vượt xa so với nguồn cầu của các nhà máy. Đồng thời, do sự liên kết lỏng lẻo giữa người nuôi và công ty nên giá thu mua nguyên liệu ngày càng bị hạ xuống thấp. Mặc dù lỗ nhưng người dân vẫn phải bán cho công ty, vì càngđể lâu càng lỗ nhiều, cá càng quá lứa càng khó bán.
Thị trường ngày càng trở nên khó tính, hàng rào kỹ thuật ngày một nhiều. Nhu cầu về các sản phẩm sạch “từ b àn ăn đến con giống” có xu h ướng tăng mạnh. Nhưng chuỗi cung ứng của Nam Việt còn bộc lộ nhiều vấn đề ở chất l ượng ở nguồn nguyên liệu đầu vào. Trước những điều bất cập trên, công ty cần có những biện pháp đẩy mạnh sự liên kết giữa người nông dân và công ty. Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành phần trong chuỗi.
3.1.2 Phân tích lợi ích – chi phí của doanh nghiệp chế biến trong chuỗi cung ứng cá Tra, cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt
Bảng 3-3: Chi phí sản xuất cho cá Fillet thịt đỏ và Fliiet thịt trắng (năm 2009)
Cá thịt đỏ Fillet thịt trắng
Khoản mục chi
phí Đơn giá (đ/kg) Tỷ lệ (%) Đơn giá (đ/kg) Tỷ lệ (%)
Cp trực tiếp 25.998 82,39 40.829 84,59 NVL trực tiếp 23.944 75,89 37.154 76,98 NC trực tiếp 2.054 6,51 3.675 7,61 CP gián tiếp 5.555 17,61 7.437 15,41 Khấu hao 1.564 4,96 2.285 4,73 Vật liệu bao bì 1.468 4,65 2.056 4,26 Khác 2.523 8,00 3.096 6,41 Giá thành 31.553 100,00 48.266 100,00 Giá bán 31.525 48.214 (Nguồn: phòng tài chính)
Trước hết, cần phân biệt cá fillet thịt đỏ và thịt trắng không phải là do màu sắc của thịt cá, cá Fillet thịt đỏ là sản phẩm thô hơn sản phẩm Cá Fillet thịt trắng. Do đó,ta thấy chi phí để sản xuất ra một kg thịt trắng cao gần gấp đôi so với chi phí sản xuất ra một kg thịt đỏ.
Ở cả chi phí trực tiếp lẫn gián tiếp, chi phí dành cho sản xuất cá fillet thịt trắng luôn cao hơn hẳn so với chi phí dành cho sản xuất cá fillet thịt đỏ. Điều hiển nhiên là giá thành của cá fillet thịt trắng bao giờ cũng cao h ơn so với giá cá fillet thịt đỏ và định mức để làm ra fillet cá thịt trắng luôn cao hơn so với định mức để làm ra cá fillet thịt đỏ.
Nam Việt chưa hình thành kênh phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng mà chỉ dừng lại ở việc bán ủy thác cho các doanh nghiệp trong n ước hoặc tiêu thụ ở nước ngoài thông qua các nhà nhập khẩu. Do đó, chuỗi cung ứng của Nam Việt không cóchiphí chocác khâu trung gian trước khi đưa tới tay người tiêudùng cuối cùng như:Đạilý, cửahàngbánlẻ...
Qua phân tích chi phí trong sản xuất cho thấy, giá thành của cả 2 loại sản phẩm trên đều cao hơn giá bán. Cứ bán 1kg cá fillet thịt đỏ công ty sẽ bị lỗ 28 đồng và lỗ 52 đồng ở cá fillet thịt trắng.
Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp cùng ngành là nguyên nhân dẫn đến sự thua lỗ. Khi thị trường tiêu thụ bị chững lại, các doanh nghiệp thi nhau giảm giá để bán được hàng. Mặc dù đã giảm gần 50% công suất so với thời kỳ cao điểm, nh ưng so với các đối thủ cạnh tranh quy mô và khả năng sản xuất của công ty vẫn lớn h ơn rất nhiều. Trước hoàn cảnh đó, ban lãnh đạo phải buộc lòng giảm giá khi chào hàng để cố gắng duy trì sản xuất và chờ tới khi thị trường phục hồi trở lại.
Để khắc phục được vấn đề còn tồn tại trên thì các doanh nghiệp của ngành thủy sản Việt Nam phải có đ ược sự liên kết chặt chẽ. Làm được điều đó, không chỉ có sự cố gắng của công ty mà cần có sự hỗ trợ và quan tâm của nhà nước và các tổ chức liên quan trong ngành thủy sản.
KẾT LUẬN:
Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL của tr ường Đại học Cần Thơ vừa công bố kết quả bước đầu “phân tích chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL”. Khi phân tích kinh tế chuỗi giá trị gia tăng cho thấy: giá trị gia tăng thuần ng ười nuôi luôn thu được ít hơn người thu gom, bán lẻ hoặc công ty chế biến. Còn phân tích tổng hợp, trong tổng số lợi nhuận thu được: công ty chế biến chiếm 78,5%, ng ười nuôi 19,4%, thương lái 2,1%(http://tintuc.xalo.vn)
Tuy nhiên, bản nghiên cứu tiến hành với những số liệu thu thập chủ yếu trong năm 2007 và một số tháng đầu năm 2008, khi cá tra đang đ ược bán trên giá thành. Từ khoảng tháng 3/2008 đến nay, bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan mà thời gian qua người nuôi và công ty đều bị thua lỗ. Tuy nhiên, người nông dân là người hứng chịu tổn thất và rủi ro nhiều hơn cả. Với sự chia sẻ rủi ro khi gặp bất lợi giữa các tác nhân trong chuỗi mất cân đối như vậy cho thấy tính kém bền vững trong chuỗi.