Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi cung ứng cá tra, cá basa tại công ty cổ phần nam việt (Trang 81 - 88)

Sốlượngnhàcung cấp thường xuyên biến động

Bằng việc đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng triệu USD/năm, con cá Tra, cá Basa đã trở thành ngành kinh tế thủy sản mũi nhọn của cả n ước. Tuy nhiên, thời gian qua, câu chuyện phát triển nghề nuôi, chế biến, xuất khẩu con cá Tra, cá Basa ở trong nước lại gặp nhiều sóng gió và chịu không ít điều nghịch lý.

Ở trong nước, nuôi trồng và chế biến cá Tra, cá Basa thời gian trước đây được xem là một nghề “nóng”, nhưng việc phát triển thiếu tính kế hoạch và thiếu quy hoạch… dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa nguyên liệu cá Tra, cá Basa vào những năm 2007 – 2008 và để lại dư âm nặng nề cho nhiều doanh nghiệp chế biến vào năm 2009 và nh ững tháng đầu năm 2010, khi doanh ngiệp thu mua cá quá lứa để cứu nông dân trong khi sản lượng xuất khẩu thì liên tục giảm. Không chỉ có doanh nghiệp, nhiều nông dân đã phải bán ao, treo hầm do nợ nần chồng chất. Giờ đây, khi thị trườngcá Tra, cá Basa đã có những dấu hiệu đáng mừng thì chúng ta lại đối mặt với nỗi lo thiếu nguyên liệu. Chỉ trong 3 năm gần đây thôi, số l ượng người nuôi trồng thủy sản đã biến động chóng mặt, theo ông Tr ương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp Hội chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) “cái vòng luẩn quẩn khủng hoảng thừa – thiếu như đã vàđang diễn ra là do chưa có một quy hoạch rõ ràng về nuôicá để cân đối cho phù hợp cung – cầu”.

Rõ ràng nhận thấy, việc phát triển nghề nuôi cá theo phong trào, sự liên kết rời rạc giữa người nuôi cá và nhà máy chế biến đã dẫn đến tình trạng người nuôi không biết về nhu cầu thị trường, nhà chế biến không nắm đ ược sản lượng cá thực có tại các ao, mạnh ai người ấy làm. Trong khi đó, giá th ức ăn cho cá ngày càng leo thang theo lạm phát và ngân hàng thì lại siết chặt cho vay tín dụng. Mặt khác, nguồn cung nguyên liệu tăng kéo giá thành giảm cũng đặt các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam trước nguy cơ bị kiện bán phá giá ở các thị trường xuất khẩu cao hơn.

Thế nhưng khi “cơn bão” khủng hoảng thừa nguyên liệu vừa tạm lắng xuống thì ngay lập tức, cơn khủng hoảng thiếu lại chực ập đến và mang lại nhiều khó khăn thách thức hơn cho làng cá Việt Nam. Theo kết quả điều tra từ 26 hộ nông dân

thường xuyên cung cấp nguyên liệu cho Công ty Cổ phần Nam Việt thì có đến 20 hộ (chiếm 76,92%) hộ không có nhu cầu tiếp tục nuôi hoặc m ở rộng diện tích nuôi.

Với nguy cơ thiếu nguyên liệu trầm trọng ngày càng rõ nét, thì việccác nhà máy thiếu nguyên liệu sản xuất sẽ ảnh hưởng đếncác đơn hàng nhập khẩu đang có xu hướng gia tăng. Chúng ta không có nguyên li ệu để đáp ứngcác đơn hàng thì việccác nhà nhập khẩu sẽ tìm kiếm nguồn hàng mới từcác nước khác là điều không thể tránh khỏi.

Sự biến động của nguồn nguyên liệu sẽ là nguyên nhân quan trọng và chủ yếu ảnh hưởng đến sự ổn định chuỗi cung ứng cá Tra, cá Basa của ngành thủy sản Việt Nam. Nó cũng sẽ là tác nhân mang lại nhiều rủi ro cho chuỗi cung ứng cá Tra, cá Basa của Nam Việt, khi mà công ty đang hoạt động trong một bối cảnh kinh tế chung.  Xuất hiện nhiềuràocản mới khi xuất khẩu

Sản phẩm cá Tra, cá Basa của Việt Nam đang đ ược người tiêu dùng trên thế giới đánh giá cao, bởi sản phẩm cá Tra, cá Basa của Việt Nam vừa ngon lại vừa rẻ. Cũng chính vìđiều này mà các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá Tra, cá Basa của Việt Nam đang đứng tr ước nhiều rào cản khó khăn khi thâm nhập thị trường các nước nhập khẩu.

Mở màn cho những rào cản đó chính là việc Ủy ban Thương Mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) của Mỹ ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm fillet cá Tra, cá Basa Việt Nam đồng nghĩa với việc là sẽ tiếp tục có những khó khăn cho sản phẩm là ưu thế của Việt Nam trên thị trường Mỹ. Mặc dù, năm 2009 sau những đợt kiểm tra, rà soát hoạt động nuôi trồng, chế biến cá Tra, cá Basa của Việt Nam, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã công bố những kết quả chứng minh thời gian qua Việt Nam không bán phá giá cá Tra, cá Basa. Thế nhưng, lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng cá Tra, cá Basa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ vẫn sẽ tiếp tục được áp dụng trong 5 năm nữa vì ITC lo ngại rằng, nếu huỷ bỏ lệnh áp thuế đối với Việt Nam sẽ gây thiệt hại lớn cho ngành sản xuất nội địa Mỹ.

Cùng với quyết định giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá, cá Tra, cá Basa của Việt Nam đang phải đối mặt với nguy c ơ to lớn hơn khi mà Mỹ đang hoàn tất Luật Nông nghiệp (hay còn gọi là Luật Farm Bill). Trong Luật Nông nghiệp của

Mỹ có một điều khoản ngặt nghèo gọi là “chính sách tương đương”, ngh ĩa là cá Tra, cá Basa Việt Nam bị đưa vào nhóm catfish và s ẽ bị quản lý tương đương cả về luật pháp và điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu bị xếp vào nhóm catfish như dự Luật Nông nghiệp Mỹ thì cá Tra, cá Basa sẽ thuộc vào diện quản lý của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), thay vì Cục Quản lý Thực phẩm v à Dược phẩm Hoa Kỳ (USFDA). Khi các quy đ ịnh này được áp dụng, thì sản phẩm cá Tra Việt Nam sẽ bị quản lý chặt chẽ tương tự như các sản phẩm thịt nhập khẩu vào Mỹ. Điều này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghi ệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường này, bởi yêu cầu khắt khe trong công tác kiểm định. Hiện chỉ có 34 quốc gia đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thịt vào Mỹ và đều là các quốc gia phát triển. Chính vì lẽ đó mà khả năng con cá Tra, cá Basa của Việt Nam phải đứng ngoài thị trường nhập khẩu với sản lượng đứng thứ 2 này là không nhỏ.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) thì việc đưa ra nhiều đạo luật làm rào cản nhập khẩu cá Tra, cá Basa của Mỹ sẽ tạo nên nhiều hiệu ứng đi kèm. Trước nhất là đối với các doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu mặt hàng này sẽ bị hạn chế. Không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng cá Tra, ba sa bị ảnh hưởng nặng nề bởi đạo luật này mà những người nuôi trồng ở Việt Nam cũng bị ảnh h ưởng trực tiếp. Theo thống kê hiện nay, tại Đồng bằng sông Cửu Long các hộ dân nuôi hàng triệu tấn cá để xuất khẩu. Nếu những ràng buộc mớitrong xuất khẩu cá Tra, cá Basa mà Mỹ đang chuẩn bị thực thi với Việt Nam sẽ gây ra những khó khăn trong sản xuất và cuộc sống của chính những nông dân này (http://vovnews.vn). Việc đưa ra những rào cản thương mại trên cũng sẽ gây không ít khó khăn cho các nhà nhập khẩu thủy sản tại chính n ước này, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của chính họ.

Không chỉ ở thị trường Mỹ, con cá Tra, cá Basa còn gặp nhiều long đong ở thị trường các nước khác. Đối với các thị trường nhập khẩu quan trọng như Liên Minh EU, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản… ngày càng xuất hiện nhiều những quy định ngặt nghèo về tiêu chuẩn VSATTP. Song song với đạo luật Farm Bill tại thị tr ường Mỹ thì

các doanh nghiệp Việt Nam cũng không thể thờ ơ với sự tồn tại của Luật SPS (kiểm dịch động vật), Luật IUU (về nguồn gốc thủy sản với những điều khoản khắt khe h ơn) và một số luật về hàng thực phẩm nói chung và thủy sản nói riêng mà EU đang quy định hay sắp được áp dụng rộng rãi (Nguồn:http:xaluan.com )…những quy định này làm tăng đáng kể chi phí xuất khẩu của Việt Nam, ví dụ nh ư chi phí kiểm nghiệm để chứng minh không có dư lượng kháng sinh trong các lô hàng xuất khẩu có thể rất cao so với lợi nhuận. Điều này làm giảm lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu. Đồng thời, việc xuất hiện ngày càng nhiều rào cản thương mại và những quy định ngặt ngèo của các nước nhập khẩu khiến cho cả ng ười nuôi và các doanh nghiệp Việt Nam điêu đứng trong việc chạy theo và đau đầu trong việc tìm lối ra cho sản phẩm của mình.

Hiện nay, xuất hiện một vấn đề đáng lo ngại đó là, ở các thị trường nhập khẩu rất nhiều các hình thức bôi nhọ hìnhảnh cá Tra, cá Basa của Việt Nam. Theo Bản tin Thương mại Thủy sản -ấn phẩm của VASEP, gần đây hìnhảnh con cá Tra, cá Basa bị bôi nhọ trên hai thị trường quan trọng là Pháp và Bỉ. Cụ thể,

L'Expansion, một tờ tạp chí kinh tế của Pháp, trong số tháng 3/2010 đã có bài viết với tựa đề “Những thức ăn cần dè chừng”. Bài báo này nêu rõ tên của một loạt thực phẩmnhập khẩu vào Pháp cần phải dè chừng vì có yếu tố độc hại như tôm của Ấn Độ và Bangladesh, vả khô và sò ốc của Thổ Nhĩ Kỳ, thịt gà của Đức và cá Tra, cá Basa của Việt Nam. Trong khi đó, trên một website của Bỉ, đã có một bài viết cho rằng cá Tra, cá Basa Việt Nam đ ược nuôi trong môi trường không an toàn.

Đây là nguy cơ cho toàn b ộ ngành nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá Tra, cá Basa của Việt Nam. Công ty Cổ phần Nam Việt hoạt động trong lĩnh vực n ày, thì nguy cơ trên cũng chính là nguy cơ cho chuỗi cung ứng của Công ty.

Các doanh nghiệpcùngngành đốiphó cùng nhau giảmgiá

Năm 2005, Việt Nam có 36 nhà máy chế biến cá Tra, cá Basa với tổng công suất thiết kế đạt gần 273 ngàn tấn/năm, con số này ngày càng gia tăng, cho đến nay đã là 84 nhà máy với tổng công suất đạt gần 1 triệu tấn/năm. Từ sự gia tăng các doanh nghiệp chế biến phần nào cho thấy mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

ngành càng gay gắt. Trong khi đó, nền kinh tế thế giới mới trải qua “cơn bạo bệnh” khủng hoảng tài chính, nền kinh tế của các nước đang gặp khó khăn, dẫn đến sản lượng xuất khẩu giảm mạnh trong 3 năm gần đây. Khó khăn trong khâu tiêu thụ là nguyên nhân chính khiến cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thi nhau giảm giá. Mặt khác, sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến đã dẫn đến tình trạng “đèn nhà ai nhàấy rạng”.

Ông Võ Đông Đức, Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Cần Th ơ (Caseamex) cho biết hai thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và EU đang giảm mạnh về số lượng và giá bán. Để xuất được hàng, nhiều doanh nghiệp tranh thủ chào bán với giá thấp ởcác thị trường mới, đặc biệt tại Mỹ. Do không bị Mỹ áp dụng thuế bán phá giá, hưởng thuế suất bằng 0% nên một số doanh nghiệp chào bán sản phẩmcá Tra, cá Basa với giá 2,3-2,4 USD/kg - giá thấp chưa từng thấy.Các nhà xuất khẩu trong nước lo sợ mùa xuất khẩu qua đi mà không bán được hàng nên chỉ cần có lãi chút đỉnh là sẵn sàng ký hợp đồng. Điều này cũng đã kìm hãm giá giá cá Tra, cá Basa nguyên liệu trong nước không thể tăng được”.

Cũng xuất phát từ tình trạng trên, Ông Bùi Hữu Trí, Chủ tịch hiệp hội nuôi, chế biến, xuất khẩu thủy sản Cần Th ơ có nói “Xin hãy hình dung, giá xuất khẩu cá Tra, cá Basa củacác doanh nghiệp Việt Nam hiện nay từ 1,6 USD đến 6,7 USD/kg fillet. Chênh lệch không bình thường như thế là do các doanh nghiệp xuất khẩu của ta cạnh tranh lẫn nhau. Tự ta làm hại ta”.

Theo Tạp Chí Bản Tin Thương Mại Thủy Sản, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh trong cộng đồng các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá Tra, cá Basa khiến cho giá xuất khẩu trung bình liên tục sụt giảm. Giá xuất khẩu trung bình giảm từ 2,21 USD/kg năm 2008 xu ống còn 2,14 USD/ kg năm 2009, giá xuất khẩu trung bình liên tục sụt giảm từ mức 4,09 USD/kg năm 1998 cho đến nay.

Bảng 3-7: Giá bán củacác doanh nghiệp chế biến và xuất khẩucá Tra, cá Basa vào thị trường EU và Mỹ 3 tháng đầu năm 2010

STT THỊ TRƯỜNG

GTB (USD/kg)

EU 2,29

1 VINH HOAN CORP 3,03

2 Cty CPTS NTSF 2,72 3 BIANFISHCO 2,51 4 ANVIFISH CO 2,40 5 HTFFOOD 2,32 6 TO CHAU JSC 2,30 7 AGIFISH 2,26

8 Cty TNHH Đại Thành (tỉnh Tiền Giang 2,25

9 I.D.I CORP 2,16

10 HUNG VUONG CORP 2,06

MỸ 3,14

1 SOUTH VINA 3,58

2 BIANFISHCO 3,46

3 SAMEFICO 3,44

4 Cty CP TM TS Á Châu 3,37

5 VINH HOAN CORP 3,25

6 QVD FOOD CO., LTD 3,25

7 AGIFISH 3,22

8 ANVIFISH CO 2,96

9 VINH QUANG FISHRIES CORP 2,91

10 Cty TNHH TS Biển Đông (tỉnh Tiền Giang) 2,63

(nguồn: Bản Tin Thương Mại Thủy Sản- VASEP)

Trên đây là TOP 10 các doanh nghiệp xuất khẩu cá Tra, cá Basa sang 2 thị trường là EU và Mỹ- thị trường có tỷ trọng nhập khẩu lớn. Trong 3 tháng đầu năm 2010, với cùng mộtthị trường nhưng giá bán của các doanh nghiệp Việt Nam lại có

sự khác biệt rõ ràng. Các doanh nghiệp bán với giá thấp phải chăng là nhờ mua được nguyên liệu rẻ, tiết kiệm được chi phí hơn các doanh nghiệp khác mà đưa ra thị trường những sản phẩm đảm bảo chất l ượng? Với giá nguyên liệu như hiện nay và tình hình vật giá tại thị trường Việt Nam có thể nói rằngcác doanh nghiệp đãchủ động giảm giá để bán được hàng, mặc cho lợi nhuận giảm, chất lượng sản phẩm đảm bảo hay không.

Việc các doanh nghiệp chào bán sản phẩm của mình với giá rẻ mạt vô hình chung đãđẩy người nông dân vào tình trạng khó khăn. Các doanh nghiệp thi nhau ép giá nguyên liệu xuống mức thấp nhất để cố gắng hạ thấp giá thành sản phẩm. Người nông dân thua lỗ, bỏ ao, bán hầm sẽ tác động ng ược lạicác doanh nghiệp chế biến dẫn tới việc nguyên liệu cho sản xuất ngày càng trở nên khan hiếm.

Đối với các nhà nhập khẩu, cũng theo Tạp Chí Bản Tin Thương mại Thủy sản họ mong muốn giá cá Tra tăng cao chứ không mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam chào giá thấp như hiện tại. Một thực tế khá phổ biến đang tồn tại trong thế giới cá Tra, cá Basa là nhà nhập khẩu vừa mua cá với giá chốt tưởng chừng như thấp nhất có thể nhưng ngay ngày hôm sau ho ặc một vài ngày sau đó lại có doanh nghiệp chào hàng với giá thấp hơn nữa. Các nhà nhập khẩu chóng mặt với tình trạng giá cá bị chào bán thấp như vậy, họ không thể có lợi nhuận cũng nh ư định mức giá cá tiêu thụ trên thị trường bán lẻ.

Đây là nguy cơ đe dọa lớn đối với chuỗi cung ứng cá Tra, cá Basa của Việt Nam. Theo đó chuỗi cung ứng cá Tra, cá Basa củaNam Việt cũng sẽ chịu những tác động không nhỏ từ yếu tố này. Nếu không có hướng đi phù hợp mà cứ ép giá nông dân. Công ty cắt giảm mọi chi phí đầu tư cho việc cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm để hạ giá thành xuống thấp nhất, thì hãy coi chừng trong tương lai không xa chúng ta không còn nguyên liệu để sản xuất, khách hàng sẽ ra đi khi thấy chất lượng sản phẩm của chúng ta không đáp ứng đ ược yêu cầu của họ. Cạnh tranh về giá rõ ràng là hướng đi không an toàn và kém hiệu quả cho cá Tra, cá Basa và nó cũng là yếu tố sẽ tác động mạnh mẽ tới nông dân và những doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi cung ứng cá tra, cá basa tại công ty cổ phần nam việt (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)