2. Tình hình thực hiện cơ chế tài chính tại các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Nông nghiệp &PTNT
2.4.2. Quy định về các khoản ch
2.4.2.1. Chi thanh toán cá nhân
- Chi tiền lương và các khoản có tính chất tiền lương: thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Định mức thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ: tuỳ theo kết quả tài chính trong năm của đơn vị, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản khác theo quy định của Nhà nước, phần chênh lệch hoặc không
chênh lệch của thu, chi được quy định như sau:
+ Trả lương tăng thêm cho người lao động không quá 2 lần quỹ tiền lương cấp bậc chức vụ trong năm do Nhà nước quy định.
+ Trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớn hơn chi để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
+ Đối với các quỹ: Khen thưởng, phúc lợi, dự phòng ổn định thu nhập tuỳ vào chênh lệch thu chi của từng năm, các phòng chức năng sẽ tham mưu cho thủ trưởng đơn vị trích lập vào các quỹ cho phù hợp.
- Chi tiền lương tăng thêm:
* Nguyên tắc: Phần lương tăng thêm (lương bổ sung) của CBVC được phân chia theo hệ số phù hợp với hiệu quả và sự đóng góp của từng người, phù hợp với khả năng tài chính của nhà trường, khả năng này phụ thuộc vào kết quả tăng thu, tiết kiệm chi của toàn trường.
+ Phân phối theo lao động: gắn lương tăng thêm với đóng góp của cá nhân, đơn vị vào kết quả chung của đơn vị.
- Là cơng cụ quản lý để khuyến khích mọi thành viên nâng cao trách nhiệm, thực hiện nhiệm vụ được giao, đồng thời điều tiết thu nhập, hạn chế chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa các cá nhân, các bộ phận trong trường.
- Đơn giản, dễ tính tốn.
Kinh phí tiết kiệm được sẽ phân phối một phần theo kết quả bình xét phân loại thi đua.
Tiền lương tăng thêm = Lương tối thiểu do nhà nước quy định x (Hệ số lương + hệ số phụ cấp chức vụ + phụ cấp thâm niên vượt khung) x Hệ số xếp loại thi đua hàng tháng x Hệ số điều chỉnh.
Trong đó:
nguồn tài chính của trường, đối tượng cụ thể.
+ Hệ số xếp loại thi đua hàng háng quy định tùy theo từng trường khác nhau. - Tiền thưởng: các danh hiệu khen thưởng khác không nằm trong chế độ Nhà nước quy định sẽ do Thủ trưởng đơn vị quyết định.
2.4.2.2. Chi quản lý hành chính:
- Chế độ cơng tác phí gồm tiền tàu xe đi cơng tác, phụ cấp cơng tác phí, th nhà nghỉ phục vụ trong thời gian lưu lại công tác...
- Chế độ chi tiêu hội nghị. - Chi tiếp khách.
- Chi về dịch vụ về điện thoại và sử dụng khai thác mạng phục vụ chuyên môn.
- Quy định về quản lý sử dụng điện, nước, nhà ở và các loại tài sản. - Quy định về quản lý xe ô tô và định mức tiêu hao nhiên liệu cho từng loại xe.
- Các loại vật tư văn phịng: thực hiện khốn chi văn phòng phẩm cho các phòng, khoa theo hệ số sử dụng. Hàng năm sẽ rà soát lại mức khoán phù hợp với thực tế.
- Chi cho cán bộ viên chức đi học, chi phi đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ.
- Chi cho cơng tác văn thể, tun truyền. - Chế độ thăm hỏi, ốm đau, hiếu, hỉ. - Định mức bảo hộ trong năm.
2.4.2.3. Chi nghiệp vụ chuyên môn
Tuỳ theo đặc điểm, chuyên ngành học và thực tế của từng trường mà xây dựng một số định mức riêng:
Quy chế chi tiêu nội bộ được ban hành sau khi tổ chức thảo luận rộng rãi dân chủ, công khai trong đơn vị và có ý kiến thống nhất của tổ chức cơng đồn
đơn vị. Sau đó được phổ biến cơng khai dân chủ tới tồn thể cán bộ viên chức và người lao động trong đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ được giao cho Cơng đồn đơn vị và phịng tài chính kế tốn kiểm tra theo dõi giám sát thực hiện.
Quy chế chi tiêu nội bộ được các đơn vị bổ sung rà sốt hàng năm, vì vậy đảm bảo thực hiện kịp thời theo các quy định chính sách mới của Nhà nước.