0
Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Tình hình quản lý khai thác các khoản thu

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT (Trang 32 -32 )

2. Tình hình thực hiện cơ chế tài chính tại các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Nông nghiệp &PTNT

2.2.2. Tình hình quản lý khai thác các khoản thu

Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ tạo điều kiện cho các trường trong việc quản lý và sử dụng nguồn tài chính. Các trường khi chuyển sang thực hiện Nghị định số 43 được khoán phần kinh phí ngân sách cấp cho hoạt động thường xuyên, đồng thời tích cực khai thác các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, hoạt động cung ứng dịch vụ và được chủ động sử dụng các nguồn kinh phí tuỳ theo yêu cầu hoạt động của trường, đảm bảo chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm.

Các trường công lập thuộc Bộ được xác định phân loại là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, do vậy hàng năm hiện đang sử dụng hai nguồn thu đó là kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp cùng với một số nguồn thu khác từ hoạt động của các trường.

Về cơ bản, các trường đã thực hiện tốt việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch dự toán đã lập hàng năm và thực hiện thu sự nghiệp và thu các hoạt động khác vượt chỉ tiêu so với kế hoạch. Nội dung cụ thể được thể hiện trên Bảng 2.2:

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp nguồn thu của các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ NN&PTNT được giao tự chủ tài chính trong 3 năm 2007-2009

ĐVT: Triệu đồng

TT Nguồn thu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền d (%) Số tiền d (%) Số tiền d (%)

I NSNN cấp 303.984 70,10 389.970 58,10 495.134 62,12 II Nguồn thu sự nghiệp 129.640 29,90 281.324 41,90 301.926 37,88

Tổng cộng 433.624 100 671.294 100 797.060 100

Từ số liệu trên tổng hợp trên bảng 2.2 cho thấy:

Xét về quy mô nguồn thu: nguồn kinh phí của các trường đại học, cao đẳng công lập thuộc Bộ Nông nghiệp &PTNT trong 3 năm đều có xu hướng: năm sau tăng hơn so với năm trước. Cụ thể năm 2007 tổng kinh phí hoạt động của các trường là 433.624 triệu đồng, năm 2008 tăng 54,81 % so với năm 2007 với số tiền là 671.294 triệu đồng, năm 2009 tăng nhẹ 18,73 % với số tiền là 797.060 triệu đồng. Cả hai nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp đều tăng qua các năm.

Xét về cơ cấu nguồn thu: Nguồn ngân sách nhà nước cấp vẫn chiếm tỷ trọng lớn sấp xỉ trên dưới 60%, trong đó nguồn thu sự nghiệp và thu khác chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, cụ thể năm 2007 chiếm tỷ trọng 29,9%, năm 2008 chiếm tỷ trọng 41,9%, năm 2009 chiếm tỷ trọng 37,88 %.

Qua bảng số liệu có thể thấy nguồn thu sự nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp; nguồn ngân sách nhà nước vẫn phải bao cấp cho hầu hết các hoạt động thường xuyên của đơn vị. Sở dĩ có sự chênh lệch cao giữa hai nguồn vì một phần lớn nguồn thu sự nghiệp của các trường công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ yếu từ thu học phí, trong khi đó mức học phí cũng như chỉ tiêu tuyển sinh vẫn do Nhà nước quy

định, ngoài ra do đặc thù của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các ngành học chưa hấp dẫn sinh viên, sinh viên vào học chủ yếu ở nông thôn, miền núi, hơn nữa tại nhiều trường số sinh viên thuộc đối tượng miễn giảm học phí nhiều, đó là: con em dân tộc thiểu số, con em hộ nghèo và các đối tượng ưu tiên khác nên nguồn thu từ học phí rất hạn hẹp.

Trong điều kiện tự chủ hiện nay, các trường phải tăng thu từ nguồn thu sự nghiệp và thu khác, nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp ngày càng giảm dần để đảm bảo quyền tự chủ cho đơn vị, hơn nữa mới có nguồn để tăng thu nhập cho cán bộ, giảng viên và các khoản chi các nhu cầu cấp thiết khác để nâng cao chất lượng đào tạo.

Để thấy rõ hơn về tình hình khai thác và quản lý các nguồn thu chúng tôi phân tích từng nguồn thu, cụ thể như sau:

* Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp

Nguồn kinh phí hoạt động của các trường công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT hình thành từ hai nguồn: nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp, trong đó nguồn ngân sách nhà nước cấp là chủ yếu. Kinh phí ngân sách nhà nước cấp bao gồm kinh phí giao để thực hiện tự chủ, giao không thực hiện tự chủ và kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo được tổng hợp trên bảng 2.3 và bảng 2.4:

Bảng 2.3. Bảng tổng hợp nguồn thu từ NSNN cấp cho các trường đại học cao đẳng thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2007-2009

ĐVT: Triệu đồng

TT Nội dung Năm

2007 Năm Năm 2008 TĐPT LH (%) Năm 2009 TĐPT LH (%) TĐPT BQ (%)

chính

2 Kinh phí không giao tự

chủ tài chính 32.748 61.666 188,3 93.159 151,07 168,66 3 Kinh phí Chương trình

mục tiêu quốc gia 35.000 71.980 205,66 83.500 116 154,46

Tổng 303.894 389.970 128,32 495.134 126,97 127,64

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn kinh phí NSNN cấp trong 3 năm 2007-2009

ĐVT: Triệu đồng

Nội dung Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 Kinh phí giao tự chủ tài chính 77,71 % 65,73 % 64,32% 2 Kinh phí không giao tự chủ tài chính 10,77 % 15,81% 18,82 % 3 Kinh phí Chương trình mục tiêu

quốc gia 11,52% 18,46% 16,86 %

Cộng 100% 100% 100%

Đối với các đơn vị sự nghiệp khối giáo dục đào tạo trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNN, phần kinh phí giao thực hiện tự chủ tài chính cấp cho các trường để thực hiện chức năng nhiệm vụ đào tạo đại học, cao đẳng, hỗ trợ lương. Đối với nguồn kinh phí nhà nước cấp giao tự chủ tài chính, các trường được chủ động chi tiêu, cuối năm không sử dụng hết được phép chuyển sang năm sau, nguồn này các trường được phép trích lập các quỹ và chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động.

Còn phần kinh phí không giao tự chủ tài chính để thực hiện các nhiệm vụ sau: chi sự nghiệp khoa học công nghệ, chi thực hiện tinh giản biên chế, chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị, bồi dưỡng cán bộ công chức; xây dựng thẩm định khung chương trình đào tạo; đào tạo sau đại học; kinh phí

ngoài thường xuyên các trường, hỗ trợ học sinh dân tộc miền núi, hỗ trợ các trường mới nâng cấp. Nguồn kinh phí này các trường không được phép chuyển sang năm sau nếu cuối năm không chi hết sẽ phải nộp trả ngân sách nhà nước. Trong trường hợp muốn xin chuyển năm sau sử dụng phải có văn bản thẩm định của Bộ Tài chính.

Nguồn kinh phí thứ ba là nguồn kinh phí cấp cho các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo gồm Dự án đổi mới chương trình giáo dục, sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy; dự án tăng cường cơ sở vật chất trường học.

Phần kinh phí giao tự chủ tài chính cấp phát cho các trường căn cứ vào số học sinh bình quân theo từng loại hình đào tạo và từng trường do Vụ Tổ chức Cán bộ cung cấp, số tiền chi cho một học sinh/một năm là:

Đào tạo đại học, cao đẳng: hệ chính quy là 5,9 triệu đồng/1 học sinh/năm; hệ vừa làm vừa học là 1,47 triệu đồng/1 học sinh/năm (mức chi có tăng trong từng năm nhưng không đáng kể).

Hàng năm nguồn kinh phí chương trình mục tiêu Nhà nước cấp cho Bộ Nông nghiệp và PTNT thấp, do vậy với 28 trường trực thuộc (02 trường đại học, 26 trường cao đẳng), việc phân bổ nguồn kinh phí này không tránh khỏi dàn trải, việc tập trung cho một số trường trọng điểm đã được thực hiện nhưng còn hạn chế.

Qua số liệu tổng hợp trên bảng 2.3 cho thấy nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho các đơn vị khối giáo dục đào tạo trong 3 năm 2007-2009 có chiều hướng tăng lên, tuy nhiên tăng không nhiều với tốc độ bình quân năm là 127,64%. Trong đó tốc độ phát triển bình quân của nguồn giao thực hiện tự chủ tăng là 116,13 %; nguồn ngân sách nhà nước giao không thực hiện tự chủ tài chính tăng với tốc độ bình quân lớn nhất là 168,66%; nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia cũng tăng với tốc độ phát triển bình quân là 154,46%. Đây cũng là dấu hiệu tốt cho thấy hoạt động đào tạo

tại các trường đã được chú trọng, số lượng học sinh sinh viên tuyển sinh đầu vào tại các trường tăng qua các năm.

Từ số liệu trên bảng 2.4 ta thấy trong cơ cấu nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp thì nguồn kinh phí giao tự chủ tài chính chiếm tỷ trọng lớn nhất (từ 64% trở lên) và có xu hướng giảm qua ba năm, năm 2007 chiếm tỷ trọng là 77,71%, đến năm 2009 giảm xuống còn 64,32 %. Nguồn kinh phí không giao tự chủ tài chính chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 và có xu hướng tăng qua các năm, từ 10,77% năm 2007, đến năm 2009 đã tăng với tỷ trọng là 18,82%. Nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia đào tạo chiếm tỷ trọng từ 11,52% năm 2007, đến năm 2009 tăng lên với tỷ trọng là 16, 86%.

Trong cơ cấu nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp thì nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên (phần giao tự chủ tài chính) chiếm tỷ trọng lớn nhất, đây cũng là điều dễ hiểu vì các trường đại học, cao đẳng công lập trực thuộc Bộ NN và PTNT là các đơn vị sự nghiệp với chức năng chính được giao là đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Tuy nhiên từ phân tích trên cho thấy, cơ cấu các nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp chưa hợp lý. Tỷ trọng nguồn kinh phí ngân sách cấp cho hoạt động không thực hiện tự chủ tài chính và chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo còn hạn hẹp so với nhu cầu rất lớn của các trường.

Nguồn ngân sách cấp để tự chủ tài chính chủ yếu được các trường sử dụng vào các hoạt động giáo dục đào tạo và các khoản chi thường xuyên như: chi lương cho cán bộ, giảng viên, chi chuyên môn nghiệp vụ. Trong khi muốn đầu tư xây dựng cơ bản, tăng cường cơ sở vật chất cho trường thì phải trông chờ vào nguồn kinh phí không thường xuyên và kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo. Nguồn kinh phí này chỉ được thực hiện đúng mục tiêu, đúng hạng mục theo kế hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

chủ đạo trong việc đảm bảo kinh phí cho hoạt động của các trường, từ bảo đảm hoạt động thường xuyên, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đến việc đảm bảo chế độ, chính sách cho học sinh, sinh viên thuộc đối tượng ưu đãi của nhà nước, đó là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, con của liệt sỹ, thương binh,... Vì vậy nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp càng có ý nghĩa quan trọng đối với các trường công lập trực thuộc Bộ NN và PTNT. Cho đến thời điểm hiện nay các trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ đã được giao tự chủ tài chính theo Nghi định 43, được phân loại là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, chưa có đơn vị nào tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động.

Do đặc thù của các ngành nghề đào tạo, những học sinh, sinh viên học tại các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ yếu ở khu vực nông thôn, miền núi, nơi có đời sống kinh tế, xã hội còn khó khăn, con em hộ nghèo và thuộc các đối tượng ưu tiên khác, nên đối tượng được miễm giảm học phí nhiều; mức thu ở mức phù hợp với nguồn thu nhập trung bình của người dân, do vậy nguồn thu không lớn, trong đó còn phải giành một phần kinh phí chi trả trợ cấp cho các đối tượng ưu đãi đi học. Trong khi giá cả thị trường tăng, nhưng định mức chi đối với giáo dục đào tạo vẫn giữ nguyên, đã khiến cho một số trường gặp khó khăn về nguồn kinh phí hoạt động, không có kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên để đầu tư nâng cấp trường học, chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, giảng viên, ảnh hưởng đến đời sống và không thu hút được những người có trình độ chuyên môn chuyên tâm cho công tác giảng dạy và nghiên cứu.

* Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp

Bên cạnh nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp phục vụ hoạt động

sự nghiêp giáo dục đào tạo, các đơn vị còn tích cực khai thác các nguồn thu sự nghiệp từ thu phí, lệ phí và hoạt động sản xuất dịch vụ.

Các khoản thu sự nghiệp của các trường bao gồm: thu học phí các hệ đào tạo (đại học chính quy, đại học vừa học vừa làm, cao đẳng, liên thông, bằng hai); lệ phí tuyển sinh; thu liên kết đào tạo tại các địa phương; thu từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của các trung tâm trực thuộc; các khoản thu khác gồm thu từ các hoạt động dịch vụ phục vụ đào tạo, các hoạt động sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp, tiền nhà ở khu tập thể giáo viên, thu tiền căngtin, gara trông xe, các khoản thu về thanh lý nhượng bán tài sản, thu tiền lãi ngân hàng...

Theo các quy định hiện hành của nhà nước, các trường được giữ lại toàn bộ số tiền học phí để chi phục vụ giảng dạy, học tập và tăng cường cơ sở vật chất. Học phí sau khi thu, được gửi vào Kho bạc Nhà nước, việc sử dụng trên cơ sở dự toán của đơn vị thông qua Qui chế chi tiêu nội bộ của mỗi đơn vị.

Việc thu và sử dụng học phí tại các trường đại học, cao đẳng được thực hiện trên cơ sở khung học phí quy định tại Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 54/1998/TTLT/BGDĐT-BTC ngày 31/8/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính. Đối với giáo dục đại học, cao đẳng, khung học phí được quy định cụ thể cho từng bậc đào tạo. Cụ thể là:

+ Cao đẳng: từ 40.000 đến 150.000 đồng/tháng/một sinh viên. + Đại học: từ 50.000 đến 180.000 đồng/tháng/một sinh viên.

Trong năm 2009 các trường thực hiện thu học phí hệ chính quy theo Quyết định số 1310/QĐ-TTg ngày 21/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh khung học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2009-2010. Trường hợp nếu trong năm học Chính phủ sửa đổi, điều chỉnh khung học phí thì mức thu sẽ thay đổi theo khung phí hiện hành. Ngoài ra cũng căn cứ tình

hình thực tế trong quá trình đào tạo và cân dối mức thu học phí theo từng ngành nghề và hệ đào tạo, dựa trên khung học phí hiện hành của Nhà nước, hiệu trưởng các trường sẽ quyết định mức học phí cụ thể cho từng hệ đào tạo theo từng năm học, khóa học cho phù hợp.

Các trường cũng đã thực hiện đầy đủ chế độ miễn giảm cho các đối tượng chính sách xã hội theo quy định của Nhà nước, được thể hiện công khai trong quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm.

Tình hình khai thác nguồn thu sự nghiệp của các trường công lập thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT được tổng hợp trên bảng 2.5 và bảng 2.6:

Bảng 2.5. Bảng tổng hợp nguồn thu sự nghiệp giai đoạn 2007-2009

ĐVT: Triệu đồng

TT Nội dung Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 Thu phí, lệ phí 52.092 71.807 74.023

2 Thu dịch vụ 64.443 190.489 210.184

3 Thu khác 13.105 19.028 17.719

Tổng 129.640 281.324 301.926

Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn thu sự nghiệp trong 3 năm 2007- 2009 Nội dung Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 Thu phí, lệ phí 40,18 % 25,52 % 24,52 %

2 Thu dịch vụ 49,71 % 67,71 % 69,61 %

3 Thu khác 10,11 % 6,77 % 5,87 %

Cộng 100% 100% 100%

Từ số liệu tổng hợp trên bảng 2.5 cho thấy nguồn thu sự nghiệp tại các

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT (Trang 32 -32 )

×