Các khoản chi từ nguồn ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm nâng cao quyền tự chủ của các trường đại học, cao đẳng thuộc bộ nông nghiệp và ptnt (Trang 44)

2. Tình hình thực hiện cơ chế tài chính tại các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Nông nghiệp &PTNT

2.3.1. Các khoản chi từ nguồn ngân sách nhà nước

Các trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT là các đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, thực hiện cơ chế tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Vì vậy, các khoản chi hoạt động sử dụng tại các trường bao gồm:

- Chi học bổng cho sinh viên theo quy định của Nhà nước;

- Chi tiền lương và các khoản phụ cấp (bao gồm lương cơ bản và lương tăng thêm);

- Chi phục vụ công tác quản lý, bao gồm các khoản: Chi hội nghị, hội thảo, tiếp khách; Chi quản lý điện, nước, ô tô; Chi chế độ công tác phí...

- Chi tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị , vật tư văn phòng phục vụ công tác;

- Được trích lập và sử dụng các quỹ theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 của Chính phủ về chế độ tài

chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có thu.

Mọi khoản chi của các trường đều chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước như: Kiểm toán, Kho bạc..., vì vậy các khoản chi phải có trong dự toán được duyệt, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và được thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chuẩn chi.

Chi thường xuyên là khoản mục chi chủ yếu tại các đơn vị sự nghiệp công lập, nó gắn liền với hoạt động của đơn vị. Nó là căn cứ để xác định và đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh phí ngân sách nhà nước cấp, là cơ sở tổng hợp kinh phí đã sử dụng để đề nghị quyết toán trong năm tài chính. Phân tích báo cáo tổng hợp tình hình các khoản chi thường xuyên là công việc quan trọng, kết quả của việc phân tích sẽ cho lãnh đạo đơn vị những kết luận về tình hình thực hiện kế hoạch chi hoạt động sự nghiệp và là căn cứ đề ra các biện pháp tiết kiệm chi, nâng cao năng lực tài chính của đơn vị.

Với chức năng, nhiệm vụ của các trường đại học, cao đẳng là nghiên cứu và học tập nên các khoản chi phục vụ cho hoạt động đào tạo luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn cả. Để làm rõ hơn về nội dung của các khoản chi phục vụ hoạt động thường xuyên tại đơn vị, có thể xem xét cơ cấu các khoản chi thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước cấp qua bảng 2.8:

Bảng 2.8: Tổng hợp chi thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước cấp

ĐVT: Triệu đồng Nhóm mục/mục Diễn giải Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 I Nhóm chi thanh toán cá nhân 149.747 177.803 226.926

6000 Lương 70.074 92.343 105.806

6050 Tiền công 2.968 3.778 5.500

6100 Phụ cấp lương 29.471 32.462 47.277

6200 Tiền thưởng 841 1.371 983

6250 Phúc lợi tập thể 1.413 1.060 1.596

6300 Các khoản đóng góp 14.388 13.975 25.128

6400 Các khoản TT cho cá nhân 16.016 17.585 24.715

II Nhóm CP chuyên môn 82.779 98.100 112.194

6500 Thanh toán DV công cộng 12.971 14.601 12.336

6550 Vật tư văn phòng 6.922 9.128 7.755

6600 Chi thông tin liên lạc 5.175 5.056 5.201

6650 Chi hội nghị 1.056 623

6700 Công tác phí 4.457 5.700 6.506

6750 Chi thuê mướn 13.127 17.314 16.927

6800 Chi đoàn ra 51 61

6850 Chi đoàn vào 16 49

6900 Chi sửa chữa TX TSCĐ 13.185 12.239 18.082

7000 Chi nghiệp vụ chuyên môn 26.875 32.957 44.703

III Chi khác 18.735 12.128 45.234

Tổng cộng 251.261 288.031 384.354

Qua bảng số liệu 2.8 cho thấy: nguồn ngân sách nhà nước giao tự chủ tài chính cho các trường chủ yếu để phục vụ nhóm chi thanh toán cá nhân, cụ thể năm 2007 chiếm 59,59%, năm 2008 chiếm 61,73%, năm 2009 chiếm 59,04% so với tổng chi thường xuyên hàng năm. Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là nhóm chi phí chuyên môn, cụ thể năm 2007 chiếm tỷ trọng 32,95%, năm 2008 chiếm tỷ trọng 34,06% và năm 2009 chiếm tỷ trọng 29,19 %. Nhóm chi khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, năm 2007 chiếm tỷ trọng 7,46%, năm 2008 chiếm tỷ trọng 4,21% và năm 2009 chiếm tỷ trọng 11,77%.

Đối với các khoản thanh toán cá nhân:

Chiếm tỷ trọng lớn nhất là nhóm tiền lương, quỹ tiền lương lớn dần qua từng năm, năm 2008 tăng 31,78% so với năm 2007, năm 2009 tiếp tục tăng 11,46% so với năm 2008. Hằng năm căn cứ vào tổng số cán bộ, viên chức, công nhân viên (gồm đã có biên chế và lao động hợp đồng dài hạn) đã được xếp ngạch bậc lương; đồng thời căn cứ vào hệ số lương bình quân và hệ số phụ cấp lương bình quân theo Nghị định 204/2006/NĐ-CP ngày 14/12/2006 của Chính phủ xác định tổng quỹ tiền lương theo quy định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006. Qua phân tích, khoản mục tiền lương tăng lên hàng năm, cho thấy cùng với sự phát triển của đơn vị, việc quan tâm tới đời sống cán bộ nhân viên, nên tiền lương, thưởng, phụ cấp đều tăng, đảm bảo việc tăng trưởng ổn định tình hình tài chính, phù hợp với điều kiện tự chủ tài chính của các đơn vị.

Các trường cũng thực hiện việc đóng góp các khoản BHYT, BHXH của cán bộ nhân viên hàng năm cho Nhà nước theo đúng quy định, khoản mục này cũng tăng khá mạnh trong 2 năm. Đây là những hình thức quản lý nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc, tạo điều kiện cán bộ, công nhân viên tâm lý thoải mái, yên tâm làm việc. Các khoản chi này cũng biến động tăng theo tỷ lệ tăng của các khoản chi tiền lương, tiền công... nhưng biến động theo tỷ lệ Nhà nước quy định. Hàng năm các trường cũng dành một khoản để chi học bổng cho học sinh, sinh viên theo quy định của nhà nước, khoản chi này căn cứ vào quy mô, chất lượng đào tạo cũng như sự thay đổi mức thu học phí hàng năm, nhằm khuyến khích học sinh sinh viên nỗ lực học tập. Mức chi học bổng được thực hiện theo quy định Nhà nước, chiếm khoảng 10 – 15% kinh phí thường xuyên do ngân

sách nhà nước cấp.

Khoản mục chi thanh toán khác cho cá nhân tại các trường, chủ yếu tập trung vào chi chênh lệch thu nhập thực tế so với lương của cán bộ viên chức. Đây là hình thức lương tăng thêm nhằm tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động. Khoản mục chi này cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong nhóm mục chi thanh toán cá nhân và có xu hướng tăng qua các năm.

Ngoài những khoản chi tiêu nội bộ chủ yếu kể trên, còn có những khoản chi tiêu khác như: Chi hội nghị, công tác phí, chi khác... Những nội dung chi này phục vụ hoạt động tại đơn vị và nằm trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. Cũng như các khoản chi chuyên môn nghiệp vụ, Thủ trưởng đơn vị xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc, trong phạm vi các nguồn tài chính của đơn vị cho phù hợp. Việc quản lý tốt nội dung chi này là một trong những tiền đề nâng cao sử dụng kinh phí có hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp và tạo điều kiện tăng thu nhập người lao động.

Việc chi phí phục vụ cho việc đi lại, ăn ở cho cán bộ khi đi công tác chiếm tỷ trọng khá lớn, để hạn chế và thực hiện mục tiêu tiết kiệm chống lãng phí trong sử dụng kinh phí quản lý hành chính, các trường đã thực hiện khoán công tác phí cho một số cán bộ theo chế độ quy định của Nhà nước.

Trong điều kiện các trường đã và đang tiếp tục mở các ngành đào tạo trình độ đại học hệ chính quy, cũng như mở rộng các cơ sở đào tạo hệ vừa làm vừa học, để đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng đào tạo, hàng năm các trường cũng dành một khoản kinh phí để chi phí cho công tác thuê mời

các giảng viên và chuyên gia ở các trường đại học trong nước và nước ngoài đến giảng dạy. Các chi phí này bao gồm chi phí đi lại, tiền công giờ giảng tương ứng với học bậc, chức vị... Bên cạnh đó, mục chi này cũng có tính cả phần tiền lương thừa giờ giáo viên. Do đó, khoản mục chi này chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nhóm chi phí chuyên môn.

Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là nhóm chi khác, bao gồm chi các khoản phí, lệ phí của đơn vị, chi hỗ trợ tiếp khách, chi lập các quỹ đối với các đơn vị thực hiện khoán chi và dịch vụ có thu. Trong nhóm mục chi khác chủ yếu là chi cho trích lập các quỹ, phần chi khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm nâng cao quyền tự chủ của các trường đại học, cao đẳng thuộc bộ nông nghiệp và ptnt (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w