Đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm nâng cao quyền tự chủ của các trường đại học, cao đẳng thuộc bộ nông nghiệp và ptnt (Trang 58 - 61)

học, cao đẳng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3.1. Những kết quả đạt được

- Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp là một bước cải cách, làm thay đổi cơ bản về nhận thức, phương thức, nội dung thủ tục quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế phân cấp, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động sử dụng nguồn kinh phí bao gồm nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp, nguồn khác đáp ứng yêu cầu hoạt động của các đơn vị; bảo đảm chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị xây dựng, thực hiện tốt hơn quy định

công khai minh bạch trong quản lý và sử dụng nguồn tài chính.

- Các đơn vị sự nghiệp được giao quyền tự chủ tài chính chủ động trong việc huy động các nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất, đối mới trang thiết bị, phát triển hoạt động sự nghiệp, vay vốn của các tổ chức tín dụng, huy động vốn của cán bộ viên chức trong đơn vị, từ nhà đầu tư thông qua hoạt động liên doanh liên kết. Do đó cơ sở vật chất của đơn vị sự nghiệp được tăng cường, tạo điều kiện mở rộng các hoạt động sự nghiệp phong phú, đa dạng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Nhiều trường đại học, cao đẳng công lập đã mở rộng quy mơ, đa dạng hố ngành nghề đào tạo, các bậc học với nhiều hình thức khác nhau như: tập trung, vừa làm vừa học, từ xa nhằm khai thác và phát triển nguồn thu. Ngồi ra các trường cũng có nhiều giải pháp để quản lý chi tiêu, thực hành tiết kiệm như xây dựng một số tiêu chuẩn định mức chi phí, định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, xác định hệ số quy đổi giờ giảng lý thuyết, thực hành, thực tập, đơn giá giờ giảng hợp lý.

- Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ đã tạo cơ sở pháp lý cho đơn vị chủ động xây dựng định mức chi tiêu cho những nội dung chưa được quy định tại các văn bản nhà nước hiện hành, hoặc xây dựng mức chi cao hoặc thấp hơn mức chi quy định hiện hành nên đã kích thích người lao động nâng cao hiệu suất, chất lượng và tính năng động, sáng tạo. Nghị định cũng tạo điều kiện cho các đơn vị phát huy tính chủ động trong việc xây dựng dự toán và thực hiện dự toán phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

- Hàng năm, căn cứ quyết định được giao, các đơn vị lập dự toán chi các khoản mục theo số thu sự nghiệp và nguồn ngân sách cấp chi thường xuyên; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đồng thời đề ra các biện pháp tiết kiệm chi các nội dung chi thường xuyên theo các văn bản hướng dẫn, từ đó xác định được mức tiền lương tăng thêm và dự kiến trích lập các quỹ.

- Kinh phí thường xun năm trước khơng sử dụng hết được chuyển

sang năm sau nên việc sử dụng nguồn kinh phí của các đơn vị chủ động và hiệu quả hơn.

- Nguồn kinh phí chi hàng năm cho hoạt động thường xuyên của lĩnh vực đào tạo ngày càng tăng, trong đó ngân sách cấp khoảng 80%, số cịn lại các đơn vị tự bù đắp từ nguồn thu sự nghiệp và các hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, các hợp đồng đào tạo liên doanh, liên kết...

3.1.1. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

Trong các năm 2007 - 2009, 100% các trường đã xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ và có sửa đổi bổ sung hàng năm. Quy chế chi tiêu nội bộ được các đơn vị xây dựng, thảo luận thông qua Hội nghị cán bộ công nhân viên chức, do vậy đảm bảo được tính cơng khai, minh bạch trong tổ chức sắp xếp công việc, nhân sự cũng như các nội dung chi tiêu tài chính.

Đã đưa ra các giải pháp thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ: mỗi đơn vị căn cứ vào đặc điểm và thực tế ở đơn vị mình đã có những giải pháp riêng, nhưng nhìn chung trung vào một số giải pháp cụ thể sau:

+ Rà soát các thủ tục hành chính xây dựng, bổ sung, sửa đổi trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho cải cách hành chính, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tài sản và kinh phí.

+ Thực hiện tốt các chương trình tiết kiệm, chống lãng phí.

+ Thực hiện tốt việc cơng khai quyết tốn, dự toán và phân phối thu nhập ở tất cả các đơn vị.

+ Thường xuyên bổ sung, hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ.

3.1.2. Tiết kiệm chi tiêu và tăng nguồn thu

Việc quản lý chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả hơn, đã thực hiện cơ chế tài chính theo Nghị định 43, các đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn kinh

phí tùy theo yêu cầu hoạt động của đơn vị, đảm bảo chi tiêu hợp lí tiết kiệm trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ do các đơn vị xây dựng. Do đó cơ chế quản lý chi tiêu gắn được giữa kết quả và thực hiện; chi phí gắn với trách nhiệm của người lao động cũng như trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị.

3.1.3. Thu nhập tăng thêm

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm nâng cao quyền tự chủ của các trường đại học, cao đẳng thuộc bộ nông nghiệp và ptnt (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w