- Chi phí thường xuyên tối thiểu
4.4. Đối với Chính phủ và các Bộ liên quan
* Liên quan đến chính sách thuế:
- Nghiên cứu miễn thu thuế cho hoạt động đào tạo, liên kết đào tạo đối với khối trường giáo dục đào tạo;
- Thu nhập tăng thêm được phân phối trước thuế.
- Nghiên cứu sửa đổi các định mức chi trả, thanh tốn đã khơng cịn phù hợp như hỗ trợ tiền ăn, nghỉ, đi lại cho học viên, thù lao giảng viên... tại
Thông tư số 51/2007/TT – BTC của Bộ Tài chính.
* Về cơ chế tài chính: Cơ chế tài chính của giáo dục, trong đó có học phí
chậm được đổi mới, bất hợp lý kéo dài, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát triển quy mô gắn với yêu cầu chất lượng ngày một cao hơn; hệ thống thang bảng lương còn mang tính bình qn, do đó chưa khuyến khích được sự năng động, sáng tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; định mức chi phí cho đào tạo giữa các ngành, nghề cịn mang tính bình qn, khơng sát thực tiễn; cơ chế giao ngân sách cho các cơ sở giáo dục còn bất hợp lý, khơng kiểm sốt được trên diện rộng chất lượng đầu tư từ ngân sách; chưa thực hiện cơng khai tài chính, cơng khai nguồn lực, thiếu giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước, của các bộ chủ quản các trường và giám sát của xã hội; việc thu hút đầu tư từ các nguồn lực xã hội cho giáo dục đại học còn hạn chế. Hướng dẫn và kiểm tra các trường áp dụng mức trần học phí mới theo hướng tăng học phí phải gắn liền với các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đào tạo. Thực hiện tốt các chính sách miễn giảm học phí, chính sách tín dụng sinh viên và việc cấp bù học phí được miễn giảm cho các trường.
- Đổi mới phương pháp phân bổ kinh phí ngân sách nhà nước theo hướng giao ngân sách gắn với nhiệm vụ và sản phẩm cuối cùng, nghiên cứu đổi mới việc phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra.
- Sửa đổi, bổ sung để tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách tạo ra sự thống nhất và động lực mạnh mẽ cho các đơn vị triển khai thực hiện. Cụ thể đẩy mạnh triển khai thực hiện và sửa đổi Nghị định 43 về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; trao quyền cho các chủ tài khoản trong việc quyết định về quản lý, về tài chính. Xây dựng cơ chế cho phép các đơn vị quyết định mức thu nhập đặc biệt đối với cán bộ khoa học và công nghệ giỏi, các đơn vị tự cân đối chi tiêu nội bộ để đảm bảo cuộc sống cho cán bộ viên chức người lao động. Trao quyền cho các hiệu trưởng quyết định việc tuyển sinh và xây dựng chương trình đào tạo
trên cơ sở chương trình khung thống nhất;
- Trình thủ tướng chính phủ ban hành chế độ thu và sử dụng học phí theo hướng: mức thu từng bước tiến tới tính tốn đầy đủ các chi phí cơ bản như tiền lương, khấu hao...
- Nghiên cứu giảm bớt tỷ lệ trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thường xuyên để trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định tại Thông tư 71/2006/TT-BTC này 9/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định 43.
- Bộ Tài chính hướng dẫn, quy định cụ thể hơn trong hoạt động liên doanh, liên kết, đặc biệt với các tổ chức nước ngồi; có chính sách ưu đãi và khuyến khích các đơn vị sự nghiệp khối giáo dục đào tạo được vay vốn từ các tổ chức tài chính trong và ngồi nước, tín dụng để đầu tư đổi mới trang thiết bị, mở rộng phát triển cơ sở vật chất và các hoạt động dịch vụ, đồng thờì đơn giản hố các thủ tục hành chính trong việc vay vốn tín dụng tại ngân hàng.
- Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm đầu tư, tăng cường nguồn vốn chương trình mục tiêu cho các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT để tăng cường cơ sở vật chất các trường, nâng cao năng lực đào tạo phục vụ nhu cầu của ngành và xã hội, đưa các trường đại học của Bộ Nông nghiệp và PTNT là những trường đại học trọng điểm để đầu tư cho trường có đủ năng lực đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho các lĩnh vực kỹ thuật tài nguyên nước, môi trường phòng chống giảm nhẹ thiên tai, thủy lợi, thủy điện, sinh thái rừng, công nghệ chế biến để phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách bền vững.
- Đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quan tâm đầu tư cho các trường cao đẳng nghề thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong đó ưu tiên đầu tư cho các trường đào tạo trực tiếp các ngành nghề nông, lâm nghiệp, thủy sản và thủy lợi.
KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều đến sự nghiệp phát triển của ngành giáo dục và đào tạo, mặc dù kinh tế cịn gặp khó khăn, nhưng ngân sách đầu tư cho giáo dục hàng năm đều tăng, nhiều chính sách nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tích cực tham gia các hoạt động phát triển giáo dục.
Tuy nhiên cơ chế tài chính giáo dục thực tế vẫn chưa thay đổi mạnh mẽ theo nền kinh tế sau 20 năm đổi mới của đất nước. Định mức phân bổ ngân sách giáo dục chưa gắn chặt với các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo, chưa làm rõ trách nhiệm chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nước và người học, về cơ bản vẫn mang nặng tính bao cấp và bình qn. Việc phân bổ ngân sách cho giáo dục chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, thiếu cơ sở khoa học xây dựng mức chi và đơn giá chuẩn.
Trước những bất cập kéo dài nói trên và nhu cầu tăng chất lượng và quy mô đào tạo, việc đổi mới cơ chế tài chính giáo dục là một yêu cầu rất cấp thiết. Sau một thời gian triển khai cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kết quả ban đầu cho thấy: ngân sách nhà nước và đóng góp của người dân (học phí, tự nguyện, qun góp) được sử dụng hiệu quả hơn hẳn, vì trách nhiệm của các cấp quản lí nhà nước trong việc lập kế hoạch ngân sách cho giáo dục và chính sách sao cho có hiệu quả là rõ ràng, được đánh giá công khai. Nội dung yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện 3 cơng khai, đó là: cơng khai cam kết và thực tế chất lượng giáo dục; công khai nguồn lực của cơ sở đào tạo và cơng khai tài chính. Đây là cơ sở hết sức quan trọng để nhà nước và nhân dân kiểm tra, đánh giá chất lượng và tình hình tài chính của các cơ sở đào tạo. Cơng
bằng xã hội cao hơn hẳn, người nghèo được đảm bảo cơ hội học tập. Chất lượng đào tạo được tăng thêm, từ đó làm cho hiệu quả lao động của người học cao hơn, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Thơng qua cơ chế chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nước và người học, các chính sách khuyến khích xã hội hố, sự đóng góp của xã hội cho giáo dục sẽ cao hơn. Nghị định đã tạo ra hành lang pháp lý rộng hơn cho các đơn vị trong việc quản lý và sử dụng nguồn tài chính, để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao đã tạo điều kiện cho các đơn vị tăng nguồn lực tài chính, mở rộng hoạt động dịch vụ; trang thiết bị phục vụ chuyên môn được đầu tư tăng cường, đời sống cán bộ, giảng viên và điều kiện làm việc được chăm lo tốt hơn, để các thầy cơ giáo khơng ngừng nâng cao trình độ, nêu cao tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo, phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tốt hơn.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình tổ chức triển khai và tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện nhằm xây dựng cơ chế tài chính hồn chỉnh cho giáo dục, tăng cường hơn nữa quyền tự chủ cho các trường nhằm huy động ngày càng tăng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nhà nước và xã hội để nâng cao chất lượng và tăng quy mô giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực sự coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu thích hợp để nghiên cứu cơ chế tự chủ tài chính tại các trường đại học, cao đẳng cơng lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2007-2009, luận văn đã giải quyết được những vấn đề cơ bản sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động của các đơn vị sự nghiệp cơng lập và cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp cơng lập.
- Phân tích thực trạng cơng tác quản lý tài chính và tình hình thực hiện tự chủ tài chính tại các trường đại học, cao đẳng công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường tự chủ tài chính đối với các trường đại học, cao đẳng công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót trong q trình nhận định, đánh giá về nội dung và phương pháp tiếp cận. Với mong muốn nhận định, phân tích, đánh giá để có thể đóng góp vào việc tự chủ tài chính trong các trường đại học, cao đẳng trong hệ thống giáo dục đào tạo ngày một hoàn thiện hơn.
Qua luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Vụ Tài chính- Bộ Nơng nghiệp và PTNT, đặc biệt là TS. Nguyễn Văn Hà người trực tiếp hướng dẫn hoàn thành bản luận văn này.