2.1. Thay đổi công nghệ và các yếu tố cấu thành công nghệ
2.1.2. Sự thay đổi công nghệ của doanh nghiệp
2.1.2.1. Quan niệm về thay đổi công nghệ
Sự thay đổi hay đổi mới công nghệ từ lâu đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà kinh tế với các hướng tiếp cận khác nhau, ví dụ học thuyết khuyến khích hoạt động R&D (Maskin & Tirole, 1988; Geroski, 1995); tính kinh tế của các bằng phát minh sáng chế (Jaffe, 2000), ảnh hưởng lan tỏa của công nghệ mới (Karhenas & Stoneman, 1995; Geroski, 2000); học thuyết hiện đại về quá trình thay đổi công nghệ chủ yếu dựa trên ý tưởng của Schumpeter (1942), trên cơ sở này đưa ra ba giai đoạn của quá trình mà cơng nghệ mới tiến tiến được đưa vào thị trường. Giai đoạn đầu tiên là phát minh - bước đầu tiên của một sản phẩm, quy trình cơng nghệ mới. Những phát minh này có thể được cấp bằng sáng chế hoặc không, tuy nhiên, các phát minh khơng thực sự đại diện cho q trình đổi mới trừ khi các phát minh này được thương mại hóa và trao đổi trên thị trường. Thứ hai là giai đoạn sáng chế và đổi mới, được thực hiện phần lớn thơng qua hoạt động R&D của doanh nghiệp có tiềm lực lớn. Cuối cùng, sự đổi mới này dần dần được sử dụng rộng rãi thông qua q trình cơng nghệ được lan tỏa cho các doanh nghiệp.
Như vậy, xét dưới góc độ bản thân một doanh nghiệp, sự thay đổi công nghệ của doanh nghiệp được đo lường thông qua hoạt động R&D của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, theo Schumpeter (1942) kết quả của hoạt động R&D sẽ lan tỏa đến cho doanh nghiệp khác. Vì vậy, xét trên góc độ tồn bộ nền kinh tế, sự đổi mới hay thay đổi công nghệ của doanh nghiệp một phần là do hoạt động R&D của doanh nghiệp và phần khác sẽ là phần cơng nghệ có được từ kết quả R&D của doanh nghiệp khác. Q trình này được thực hiện thơng qua hoạt động mua cơng nghệ bên ngồi của các doanh nghiệp.
Trên cơ sở phần lập luận phía trên và phần tổng quan các yếu tố cấu thành công nghệ (1.1.2), luận án cho rằng sự thay đổi hay đổi mới công nghệ được đo lường thông qua hoạt động mua cơng nghệ bên ngồi của doanh nghiệp và hoạt động tự nghiên cứu và phát triển (R&D).
2.1.2.2. Các hình thức thay đổi cơng nghệ
Q trình thay đổi cơng nghệ tại một quốc gia như đã nói ở phần trên có thể thực hiện bằng hai hình thức: phát triển cơng nghệ nội sinh và loại công nghệ được tạo ra gọi là công nghệ nội sinh và phát triển công nghệ ngoại sinh và loại công nghệ này được gọi là công nghệ ngoại sinh.
Ø Phát triển công nghệ nội sinh
Đây là loại cơng nghệ được hình thành sau q trình nghiên cứu và được triển khai lần đầu tại chính quốc gia đó. Nghiên cứu và triển khai (R&D) được coi như là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về q trình thay đổi cơng nghệ.Quá trình tạo ra loại công nghệ này được mô tả bằng sơ đồ 1.1 dưới đây.
Hình 1.1. Sơ đồ phát triển cơng nghệ nội sinh
Nguồn: Tổng hợp từ giáo trình Quản lý cơng nghệ
Trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thị trường cả trong và ngoài nước, giai đoạn nghiên cứu để tạo ra công nghệ sẽ diễn ra. Sau đó, nếu giai đoạn này thành cơng thì sẽ tạo ra một cơng nghệ mới và tiếp đó là q trình truyền bá loại cơng nghệ này. Cuối cùng, cơng nghệ được sử dụng rộng rãi và sẽ có các cải tiến đối với cơng nghệ đang vận hành. Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu tạo công nghệ Triển khai áp dụng Cải tiến
Loại công nghệ nội sinh này do được tạo ra từ bản thân doanh nghiệp cũng như quốc gia nên dễ làm chủ và có mức độ thích nghi cao hơn so với mua cơng nghệ bên ngồi. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng như quốc gia khơng bị phụ thuộc nước ngồi, chủ động được về mặt kỹ thuật, tận dụng nguồn lực sẵn có để phát huy tối đa năng lực cơng nghệ.
Tuy nhiên, phương thức này sẽ có rủi ro nếu như nghiên cứu không thành công hoặc nếu thành cơng nhưng địi hỏi thời gian dài thì sẽ gây lãng phí nguồn lực, cơng nghệ trở nên lạc hậu và không cạnh tranh được với thị trường trong nước và quốc tế. Đã có nhiều dự án R&D đưa lại kết quả khơng khả thi, chi phí cao và đòi hỏi nhu cầu cao cả về nguồn lực vật chất và con người. Basant & Fikkert (1996) đã cho thấy đầu tư cơng nghệ sẵn có đối với các doanh nghiệp Ấn Độ mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp khi thực hiện nghiên cứu cải tiến công nghệ.
Ø Phát triển công nghệ ngoại sinh
Để tránh được những rủi ro do phát triển công nghệ nội sinh, các doanh nghiệp hoặc quốc gia có thể lựa chọn cơng nghệ bằng cách nhận công nghệ từ quốc gia khác (external technology acquisition). Hình thức này gọi là phát triển công nghệ ngoại sinh và sau đây, luận án sẽ gọi là hình thức mua cơng nghệ từ bên ngoài của doanh nghiệp. Q trình tạo ra loại cơng nghệ này được mơ tả bằng sơ đồ 1.2 sau đây:
Hình 1.2. Sơ đồ phát triển cơng nghệ ngoại sinh theo hướng mua cơng nghệ
Nguồn: Tổng hợp từ giáo trình Quản lý công nghệ
Các doanh nghiệp thực hiện việc mua công nghệ dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường mà công nghệ được sử dụng và triển khai trong tương lai, có bước đánh giá sơ bộ về sự phù hợp với nhu cầu sản phẩm, nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân lực của doanh nghiệp. Bước tiếp theo là quá trình đánh giá và lựa chọn cơng nghệ phù hợp. Sau đó, cơng nghệ được mua về và doanh nghiệp thực hiện các công việc để công nghệ phù hợp với điều kiện của mình và thực hiện bước triển khai sử dụng. Cuối cùng, trong quá trình vận hành cơng nghệ được cải tiến để tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm của doanh nghiệp.
Nghiên cứu thị trường Đánh giá lựa chọn cơng nghệ Chuyển giao cơng nghệ Thích nghi hố Triển khai sử dụng Cải tiến cơng nghệ
Phát triển loại cơng nghệ này có ưu điểm là nhanh chóng có được cơng nghệ và khơng có rủi ro của việc nghiên cứu khơng thành cơng. Tuy nhiên, doanh nghiệp mua công nghệ sẽ gặp phải những trợ ngại về khả năng hấp thụ công nghệ hoặc bị phụ thuộc nhiều từ bên bán công nghệ.