Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao độngngành công nghiệp chế biến chế

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam (Trang 138 - 140)

5.1. Định hướng phát triển công nghệ trong ngành CNCBCT Việt Nam

5.1.4.Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao độngngành công nghiệp chế biến chế

chế tạo Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Theo luận án để đạt được mục tiêu tăng trưởng cho ngành CNCBCT, bên cạnh những điều kiện về nguồn vốn và các nguồn lực khác, yếu tố lao động là một trong những điều kiện tiên quyết cần được chú trọng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 với sự tham gia của yếu tố công nghệ vào trong quá sản xuất làm gia tăng NSLĐ tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững sẽ tạo ra thách thức đối với các ngành, đặc biệt là ngành CNCBCT Việt Nam trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.

Trong khi, như đã phân tích phần thực trạng, ngành CNCBCT Việt Nam đang giữ vai trò quan trọng là ngành hấp thụ lao động từ khu vực nơng nghiệp sang. Vì vậy, định hướng phát triển lao động cả về số lượng và chất lượng cho ngành CNCBCT Việt Nam như thế nào để vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động là vấn đề tất yếu.

Thách thức đối với người lao động ngành CNCBCT Việt Nam trong xu thế phát triển công nghệ

Vai trị của yếu tố cơng nghệ đã được khẳng định là một trong những yếu tố có tác động mạnh làm gia tăng NSLĐ. Tuy nhiên, vai trò này có thể làm cho một số những ngành nghề khơng cịn phù hợp và giảm cầu lao động trong lĩnh vực đó.

Cụ thể, những công việc mang tính chất giản đơn, lặp đi, lặp laị; hay những cơng việc giao dịch dựa vào những quy trình chuẩn đã được thiết lập hồn tồn có thể bị thay thế bởi máy móc cơng nghệ. Đặc biệt, q trình tự động hóa cùng với trí tuệ nhân tạo sẽ gia tăng hiệu quả kết hợp giữa người và máy móc, thậm chí, máy móc sẽ có thể thay thế được những kỹ năng mà còn người sở hữu hoặc thay thế một phần.

Hơn nữa, việc sử dụng yếu tố công nghệ ngày càng tiên tiến hiện đại sẽ địi hỏi u cầu về người lao động có TĐCMKT cao, vì vậy, sẽ làm giảm cầu lao động giản đơn khơng có trình độ. Những ngành nghề truyền thống sẽ bị thay thế bởi các ngành nghề mới địi hỏi trình độ kỹ năng cao.

Bảng 5.1. Tỉ lệ lao động bị thay thế cao ở Việt Nam theo ngành

Ngành Tỉ lệ bị thay thế

Nông, lâm và thủy sản 83,3%

Ngành CNCBCT 74,4%

Bán buôn, bán lẻ 84,1%

Dệt may 83%

Điện tử 75%

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu dự báo của Tổ chức lao động quốc tế (2019)

Số liệu thống kê ở bảng 5.1 cho thấy, bên cạnh ngành Nông nghiệp là ngành cả lý thuyết về thực tế đều cho thấy tác động của công nghệ sẽ thay thế lao động nhiều nhất (tỉ lệ thay thế là 83,3% năm trong vịng 10 năm tới) thì lao động ngành CNCBCT Việt Nam cũng có tỉ lệ thay thế khá cao (khoảng 74,4%).

Ngoài ra, trong số 24 ngành cấp 2 trong ngành CNCBCT Việt Nam, ngành dệt may và ngành điện tử là hai ngành được dự báo cũng có tỉ lệ thay thế lao động rất lớn, với tỉ lệ thay thế lần lượt là 83% và 75% trong giai đoạn 2020-2030.

Một thách thức nữa đối với lao động trong ngành CNCBCT Việt Nam đó là sự rút vốn của các doanh nghiệp nước ngoài. Ngành CNCBCT Việt Nam hiện cũng đang thu hút một lượng lớn nguồn vốn FDI cho ngành. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của yếu tố cơng nghệ, các nước có lợi thế về vốn và cơng nghệ sẽ khơng cịn bị hấp dẫn bởi các quốc gia có lợi thế về lao động nữa. Họ sẽ quay trở lại đầu tư vào quốc gia của họ để tăng trưởng và phát triển dựa vào yếu tố công nghệ thay thế lao động. Kết quả là nguy cơ một số lượng lớn lao động bị mất việc từ các doanh nghiệp FDI.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam (Trang 138 - 140)