Phương hướng, mục tiêu phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam (Trang 136 - 138)

5.1. Định hướng phát triển công nghệ trong ngành CNCBCT Việt Nam

5.1.3.Phương hướng, mục tiêu phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt

tạo Việt Nam

Ngành CNCBCT đã được phân tích là một ngành giữ vai trị chủ đạo trong nền kinh tế. Trong thời gian tới, để đạt được mục tiêu về tăng trưởng kinh tế và tránh bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam tiếp tục theo đuổi mục tiêu cơng nghiệp hóa và lấy CNCBCT làm trọng tâm. Đồng thời, phát triển các ngành dịch vụ phân phối và dịch vụ cho các nhà sản xuất, từ đó tạo động lực kép cho tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, trong Quyết định 880/QĐ-TTg về “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã được đưa ra những quan điểm, mục tiêu và định hướng cho ngành CNCBCT. Cụ thể như sau:

Đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, quan điểm tập trung phát triển ngành CNCBCT, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới, và phát triển mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Phát triển ngành theo hướng đạt các chuẩn mực về môi trường, hướng tới công nghệ xanh cho giai đoạn sau năm 2020.

Mục tiêu đến năm 2020, tỉ trọng ngành CNCBCT chiếm 80-85% giá trị sản xuất cơng nghiệp, trong đó, giá trị sản phẩm cơng nghiệp cơng nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao chiếm 45% tổng GDP; năm 2030 các tỉ lệ tương ứng tăng thêm khoảng 5%.

Định hướng sẽ là đẩy nhanh quá trình CDCC ngành công nghiệp theo hướng tăng nhanh tỉ trọng ngành CNCBCT có hàm lượng cơng nghệ cao. Hơn nữa, ưu tiên phát triển những ngành có lợi thế cạnh tranh, hướng tới sản xuất các sản phẩm có

thương hiệu đủ điều kiện tham gia vào chuỗi xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam. Thực hiện phân bố không gian công nghiệp phù hợp nhằm tận dụng lợi thế so sánh giữa các vùng miền và tạo điều kiện liên kết có hiệu quả.

Cụ thể, định hướng phát triển đối với các nhóm ngành trong ngành CNCBCT Việt Nam như sau:

Ngành dệt may với định hướng cho ngành đến năm 2020, tỉ trọng chiếm khoảng 10-12% cơ cấu ngành công nghiệp, đáp ứng được 90-95% nhu cầu thị trường; và định hướng đến năm 2030 các giá trị này lần lượt là 7-8% và 100%. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt may đến 2020 đạt 10-12%, và đến 2030 là khoảng 8-9%. Hơn nữa, phát triển ngành theo hướng chuyên mơn hóa, hiện đại hóa nhằm tạo bước phát triển nhảy vọt về cả số lượng và chất lượng sản phẩm.

Đối với ngành điện - điện tử, định hướng phát triển trở thành ngành công nghiệp chủ lực, tạo cơ sở hỗ trợ cho các ngành khác phát triển, với giá trị sản xuất tăng trưởng đến năm 2020 chiếm 17-18%, và giai đoạn đến 2030 chiếm 19-21%. Trong đó, tỉ trọng của ngành đến 2020 chiếm 9-10% cơ cấu ngành công nghiệp, đáp ứng 65-70% so với nhu cầu thị trường; và các giá trị này tương ứng là 12-13% và 75-80% trong giai đoạn đến 2030. Ngoài ra, đây là nhóm ngành phần lớn sử dụng cơng nghệ cao nên định hướng phát triển đến năm 2030 là chuyển sang thiết bị và công nghệ kỹ thuật số.

Ngành kim loại và chế tạo máy, định hướng cho ngành đến năm 2020 với tỉ trọng chiếm khoảng 20-21% cơ cấu ngành công nghiệp, đáp ứng được 45-50% nhu cầu thị trường; và định hướng đến năm 2030 các giá trị này lần lượt là 22-24% và 60%. Trong đó, giá trị sản xuất cơng nghiệp ngành kim loại và chế tạo máy đến 2020 đạt 15-16%, và đến 2030 là khoảng 14-15%. Hơn nữa, phát triển ngành theo hướng sử dụng công nghệ hiện đại, thiết bị đồng bộ với tính liên hợp cao, sử dụng ít nhiên liệu.

Đối với ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống, định hướng phát triển ngành hiện đại và có khả năng cạnh tranh, chủ động hội nhập với khu vực và thế giới, phát triển thương hiệu ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Cụ thể, tăng trưởng sản xuất đạt 9-10% giai đoạn đến 2020 và khoảng 8-9% đến năm 2030; tỉ trọng của ngành chiếm 25- 27% cơ cấu ngành công nghiệp năm 2020, và khoảng 21-23% đến năm 2030; đáp ứng được yêu cầu thị trường lần lượt trong hai giai đoạn là 80-85% và 90-95%.

Ngành sản xuất sản phẩm thô và tinh chế cũng trong xu thế ứng dụng công nghệ cao trong quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, với giá cả cạnh tranh. Cụ thể, tăng trưởng sản xuất đạt 14-16% giai đoạn đến 2020 và khoảng 11-13%

đến năm 2030; tỉ trọng của ngành chiếm 13-14% cơ cấu ngành công nghiệp năm 2020, và khoảng 14-15% đến năm 2030; đáp ứng được yêu cầu thị trường lần lượt trong hai giai đoạn là 75-80% và 85-90%.

Như vậy, với kế hoạch phát triển được đặt ra cho ngành CNCBCT Việt Nam nói chung và đối với từng nhóm ngành cấp 2 nói riêng là một trong những ngành chủ đạo dẫn dắt tăng trưởng kinh tế. Cùng với sự phát triển này, kỳ vọng đặt ra là tận dụng được lợi thế lao động, lợi thế về thời kỳ dân số vàng để thúc đẩy tăng trưởng cho ngành theo.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam (Trang 136 - 138)