Trình độ cơng nghệ và hoạt động nghiên cứu phát triển của các doanh

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam (Trang 62 - 75)

3.1. Thực trạng thay đổi công nghệ trong ngành Công nghiệp chế biến chế tạo Việt

3.1.2. Trình độ cơng nghệ và hoạt động nghiên cứu phát triển của các doanh

Ở các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam, trình độ cơng nghệ, năng lực hấp thụ và đổi mới cơng nghệ của các doanh nghiệp cịn ở mức thấp do thiếu vốn hoặc khó tiếp cận các nguồn lực tài chính, trình độ người lao động thấp.

Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2018 cho thấy chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam rất thấp và ngày càng tụt hạng so với các quốc gia trên thế giới, xếp hạng 77/141 quốc gia tụt ba bậc so với năm trước. Trong đó, các chỉ số đánh giá về năng lực công nghệ cũng ở mức thấp, cụ thể năng lực đổi mới công nghệ xếp hạng 82/141, mức độ hấp thụ công nghệ xếp hạng 97/141; năng lực nghiên cứu và phát triển xếp hạng 75/141 và năng lực CGCN xếp hạng 86/141. Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy các chỉ số tuyệt đối về giá trị đầu tư máy móc cơng nghệ, hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D của các doanh nghiệp Việt Nam đều tăng trưởng qua các năm.

Đối với các doanh nghiệp ngành CNCBCT Việt Nam, nhìn chung năng lực công nghệ cũng không thay đổi nhiều so với tổng thể nền kinh tế. Cụ thể, luận án sử dụng bộ dữ liệu sử dụng công nghệ của các doanh nghiệp để đánh giá thực trạng năng lực công nghệ trong ngành CNCBCT Việt Nam.

Phần cơ sở lý thuyết đã chỉ ra sự thay đổi công nghệ của doanh nghiệp bao gồm sự thay đổi công nghệ ngoại sinh (mua công nghệ) và thay đổi công nghệ nội sinh (thông qua hoạt động nghiên cứu và triển khai R&D).

Hình 3.1. Cơ cấu thay đổi cơng nghệ của các doanh nghiệp ngành CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018

Nguồn: NCS tính tốn từ bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp về sử dụng công nghệ của GSO

94% 95% 96% 97% 98% 99% 100% 12 13 14 15 16 17 18

Số liệu ở hình 3.1 cho thấy, đối với các doanh nghiệp ngành CNCBCT Việt Nam cơng nghệ có được chủ yếu thơng qua q trình mua cơng nghệ và xu hướng này ngày càng tăng lên, với tỉ trọng là hơn 96.5% năm 2012 lên 97% năm 2018. Trong khi, tỉ trọng cơng nghệ đóng góp bởi hoạt động R&D gần như khơng có sự thay đổi trong giai đoạn nghiên cứu và chỉ chiếm khoảng gần 1%/năm. Tương tự, tỉ lệ công nghệ từ nguồn khác cũng chiếm tỉ lệ không đáng kể với hơn 2%/ năm đóng góp cho sự thay đổi công nghệ của các doanh nghiệp trong ngành.

3.1.2.1. Thực trạng về mua công nghệ

Mua cơng nghệ là hoạt động đóng vai trị quan trọng để nâng cao năng lực cơng nghệ đối với các doanh nghiệp ngành CNCBCT Việt Nam.

Hình 3.2. Giá trị đầu tư công nghệ của các doanh nghiệp ngành CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018 Việt Nam giai đoạn 2012-2018

Nguồn: NCS tính tốn từ bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp về sử dụng công nghệ của GSO

Số liệu hình 3.2 cho thấy, các doanh nghiệp trong ngành chi đầu tư cho công nghệ tăng đều qua các năm, với giá trị trung bình năm 2012 là hơn 10 nghìn tỉ và tăng lên hơn 35 nghìn tỉ năm 2017. Đặc biệt, giá trị đầu tư công nghệ năm 2018 tăng nhanh (tăng gần 1,4 lần so với năm trước). Hơn nữa, cơ cấu mua cơng nghệ máy móc thiết bị của ngành CNCBCT khá đa dạng, bao gồm mua từ các đơn vị trong nước và nhập khẩu từ các doanh nghiệp nước ngồi và phân loại cơng nghệ thành cơng nghệ là máy móc thiết bị sản xuất và cơng nghệ là máy móc thiết bị truyền thơng.

10106,7 14166,7 20257 23953,8 25484,3 35638,4 49608 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tr iệ u đ ồ ng

Hình 3.3. Cơ cấu mua công nghệ của các doanh nghiệp ngành CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018

Nguồn: NCS tính tốn từ bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp về sử dụng công nghệ của GSO

Ngành CNCBCT Việt Nam chủ yếu mua cơng nghệ từ các nước bên ngồi và xu hướng này liên tục tăng trong giai đoạn 2012 – 2018. Hơn nữa, phần lớn công nghệ là các máy móc thiết bị sản xuất cho ngành. Cụ thể, số liệu hình 3.3 cho thấy, tỉ lệ máy móc cơng nghệ mua từ nước ngoài chiếm khoảng 88% năm 2012 và tăng lên đến hơn 95% năm 2018. Điều này hoàn toàn hợp lý với thực tế sự phát triển KHCN tại thị trường Việt Nam.

Hình 3.4. Cơ cấu mua cơng nghệ nước ngoài của các doanh nghiệp ngành CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018

Nguồn: NCS tính tốn từ bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp về sử dụng công nghệ của GSO

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 12 13 14 15 16 17 18

tileCNsx_VN tileCNtt_VN tileCNsx_NN tileCNtt_NN

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Hơn nữa, số liệu thống kê cho thấy máy móc cơng nghệ mua từ nước ngoài phần lớn là từ các nước phát triển và có xu hướng ngày càng tăng lên.

Cụ thể, tỉ lệ máy móc thiết bị nhập khẩu từ nhóm các nước phát triển chiếm khoảng 70-80% so với các nước đang phát triển. Hơn nữa, tỉ lệ nhập khẩu từ các nước phát triển có xu hướng ngày càng chiếm tỉ lệ cao hơn, ngược lại tỉ lệ máy móc cơng nghệ từ các nước đang phát triển ngày càng giảm, từ 25% năm 2012 xuống còn gần 20% năm 2018. Điều này phù hợp với xu thế đi tắt đón đầu của các nước đang phát triển, có nhu cầu tiếp nhận cơng nghệ từ các nước phát triển để cung cấp đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất.

Hình 3.5. Cơ cấu mua cơng nghệ nước phát triển theo trình độ cơng nghệ trong ngành CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018

Nguồn: NCS tính tốn từ bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp về sử dụng công nghệ của GSO

Ngồi ra, cơ cấu mua cơng nghệ đối với từng ngành cấp 2 và từng ngành phân theo trình độ sử dụng cơng nghệ có sự khác nhau. Nhìn chung, tỉ lệ mua cơng nghệ từ các nước phát triển trong nhóm ngành sử dụng công nghệ cao là lớn nhất với tỉ lệ khoảng 45%; tiếp đó là nhóm ngành sử dụng cơng nghệ thấp với tỉ lệ công nghệ từ nước phát triển ngày càng tăng từ 40% năm 2012 lên hơn 45% năm 2018. Trong khi, nhóm ngành cơng nghệ trung bình có tỉ lệ máy từ các nước phát triển là thấp nhất chiếm tỉ lệ từ 30 - 35%/ năm trong giai đoạn nghiên cứu.

Bảng 3.2. Cơ cấu mua cơng nghệ nước phát triển phân theo trình độ cơng nghệ trong ngành CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018

0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00%

CN cao CN tbinh CN thap CN cao CN tbinh CN thap

muaCNsx_ptrien muaCNtthong_ptrien

Ngành MuaCNsx _nuocpt MuaCNtthong _nuocpt Ngàn h MuaCNsx_ nuocpt MuaCNtthong _nuocpt Ngành công nghệ thấp 10 31,79% 1,21% Ngành công nghệ trung bình 22 46,18% 0,70% 11 56,64% 0,71% 23 23,07% 0,73% 13 48,81% 1,54% 24 25,94% 0,70% 14 56,70% 2,22% 32 47,72% 1,19% 15 65,88% 2,34% 33 29,90% 3,67% 16 27,00% 2,47% Ngành công nghệ cao 20 25,98% 1,08% 17 45,86% 0,69% 21 40,49% 1,32% 18 71,75% 1,56% 26 62,91% 1,28% 19 3,95% 0,00% 27 48,85% 1,59% 25 36,98% 1,29% 28 47,67% 1,48% 31 43,94% 2,31% 29 59,08% 2,89% 30 61,56% 1,57%

Nguồn: NCS tính tốn và tổng hợp từ bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp của GSO

Số liệu bảng 3.2 cho thấy, cơ cấu mua công nghệ là khác nhau giữa các ngành cấp 2 trong từng nhóm ngành sử dụng trình độ cơng nghệ. Cụ thể, trong nhóm ngành sử dụng cơng nghệ thấp, ngành có tỉ lệ mua cơng nghệ từ các nước phát triển nhiều nhất là ngành 18 (chiếm hơn 73%), tiếp đó là ngành 15 là hơn 68%. Ngược lại, ngành 19, 16 và 10 là các ngành có tỉ lệ cơng nghệ từ nước phát triển là thấp nhất trong nhóm cơng nghệ thấp.

Đối với nhóm ngành sử dụng cơng nghệ trung bình, tỉ lệ mua công nghệ từ nước phát triển nhiều nhất ở ngành 22 và 32 với tỉ lệ lần lượt gần 47% và 49%; và ngành có tỉ lệ mua thấp nhất là 23 với hơn 23,8%.

Đối với nhóm ngành sử dụng cơng nghệ cao, phần lớn các ngành cấp 2 đều có tỉ lệ mua công nghệ nước phát triển với tỉ lệ quanh 60%, trong đó cao nhất là ngành 26 và 30 (chiếm tỉ lệ lần lượt là khoảng 64 và 63%). Trong khi, ngành 20 có tỉ lệ thấp nhất với khoảng 27%.

Bên cạnh đó, thực trạng mua và sử dụng máy móc cơng nghệ trong ngành CNCBCT Việt Nam được đánh giá còn lạc hậu so với các nước trên thế giới, với tỉ lệ máy móc cơng nghệ tiên tiến ở mức rất thấp và tuổi đời trung bình của nhóm cơng nghệ là lỗi thời, với công nghệ sản xuất là 12,8 năm và của nhóm cơng nghệ truyền thơng là 11,3 năm. Số liệu cụ thể như sau:

Hình 3.6. Cơ cấu mua cơng nghệ tiên tiến theo trình độ cơng nghệ trong ngành

CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018

Nguồn: NCS tính tốn từ bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp về sử dụng công nghệ của GSO

Số liệu hình 3.6 cho thấy, phần lớn các máy móc thiết bị sản xuất của các doanh nghiệp ngành CNCBCT là những cơng cụ lao động sản xuất giản đơn, máy móc điều khiển bằng tay (chiểm khoảng 80-90%), trong khi máy móc điều khiển bằng máy - cơng nghệ sản xuất hiện đại chiếm 1 tỉ lệ khá nhỏ (khoảng 10%). Trong khi, máy móc thiết bị truyền thơng hiện đại có tỉ lệ cao hơn nhiều so với nhóm cơng nghệ sản xuất (chiếm từ 35-40%). Hơn nữa, nhìn chung tỉ lệ cơng nghệ tiên tiến ở nhóm ngành cơng nghệ cao là cao nhất, sau đó đến nhóm ngành cơng nghệ trung bình và cuối cùng là công nghệ thấp khi xem xét với cả hai loại công nghệ sản xuất và công nghệ truyền thông.

Bảng 3.3. Cơ cấu mua công nghệ tiên tiến phân theo trình độ cơng nghệ trong ngành CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018

Ngành MuaCNsx_ tientien MuaCNtthong_tientien Ngành MuaCNsx_tientien MuaCNtthong_tientien

Ngành công nghệ thấp 10 9.69% 37.21% Ngành cơng nghệ trung bình 22 8.62% 36.64% 11 19.78% 40.60% 23 14.02% 36.69% 13 12.29% 36.65% 24 7.93% 36.66% 14 8.08% 41.78% 32 17.03% 43.60% 15 4.84% 33.88% 33 6.26% 41.55% 16 2.50% 28.29% Ngành công nghệ cao 20 8.92% 37.30% 17 6.84% 35.99% 21 7.41% 45.68% 18 12.04% 44.15% 26 26.15% 48.43% 19 0.00% 0.00% 27 13.77% 40.42% 25 10.19% 36.74% 28 9.23% 28.52% 31 4.40% 31.20% 29 19.70% 41.54% 30 8.13% 35.77%

Nguồn: NCS tính tốn và tổng hợp từ bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp của GSO

0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 30,00% 35,00% 40,00% 45,00%

CN cao CN tbinh CN thap CN cao CN tbinh CN thap

muaCNsx_tientien muaCNtthong_tientien

Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy, tỉ lệ công nghệ sản xuất tiên tiến thấp nhất là ở nhóm sử dụng cơng nghệ thấp, với tỉ lệ trung bình khoảng 7% năm 2012. Trong khi, tỉ lệ này ở nhóm sử dụng cơng nghệ cao và trung bình lần lượt là gần 10% và 11% trong năm 2012. Tuy nhiên, sự khác biệt này ngày càng được rút ngắn trong giai đoạn nghiên cứu, với tỉ trọng cơng nghệ sản xuất tiên tiến ở nhóm cơng nghệ thấp tăng lên gần 10% vào năm 2018, ít hơn tỉ trọng của ngành sử dụng công nghệ cao khoảng 2% và ít hơn ngành sử dụng cơng nghệ trung bình khoảng 3%.

Đối với cơng nghệ truyền thơng, tỉ lệ công nghệ tiên tiến cao hơn nhiều so với cơng nghệ sản xuất và ít có sự khác biệt giữa các nhóm ngành sử dụng cơng nghệ khác nhau. Năm 2012, ngành sử dụng cơng nghệ cao có tỉ lệ máy móc tiên tiến là lớn nhất với 37%, tiếp đến là ngành sử dụng công nghệ trung bình và thấp với tỉ lệ gần như nhau, chiếm 35% số máy móc của ngành. Tuy nhiên, trong khi tỉ lệ công nghệ tiên tiến của ngành công nghệ cao và thấp có xu hướng tăng lên thì tỉ lệ của ngành cịn lại có xu hướng giảm xuống mặc dù không đáng kể, với tỉ lệ của ngành công nghệ thấp và công nghệ cao tương ứng là 36% và 38% năm 2018.

Công nghệ sản xuất và công nghệ truyền thông của ngành CNCBCT Việt Nam không chỉ bị đánh giá có tỉ lệ máy móc tiên tiến thấp mà tuổi đời của công nghệ lại cao, với tỉ lệ máy móc cơng nghệ sản xuất có tuổi đời nhỏ hơn 5 năm rất nhỏ chiếm 11%; từ 5-10 tuổi chiếm 16%. Trong khi, máy móc cơng nghệ có tuổi đời từ 10-20 năm là khá lớn, với tỉ lệ là 35% số máy móc. Chiếm tỉ lệ cao nhất là máy móc có tuổi đời trên 20 tuổi, chiếm là 42%.

Hình 3.7. Cơ cấu tuổi đời của cơng nghệ sản xuất phân theo trình độ cơng nghệ trong ngành CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018

Nguồn: NCS tính tốn từ bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp về sử dụng công nghệ của GSO

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Ngành CN cao Ngành CN tbình Ngành CN thấp <5 tuổi từ 5-10 từ 10-20 >20 tuổi

Số liệu ở hình 3.7 cho thấy, cơ cấu tuổi đời của máy móc cơng nghệ có nhiều sự khác biệt giữa các nhóm ngành sử dụng cơng nghệ cao, cơng nghệ trung bình và cơng nghệ thấp. Đối với nhóm ngành CN thấp, tỉ lệ máy móc có tuổi đời nhỏ hơn 5 tuổi và từ 5-10 tuổi tương đối giống với cơ cấu của toàn ngành CNCBCT Việt Nam. Tuy nhiên, tỉ lệ máy móc từ 10-20 tuổi chiếm tỉ lệ thấp hơn toàn ngành với gần 20%; trong khi tỉ lệ công nghệ trên 20 tuổi chiếm tới hơn 50% số máy móc trong nhóm ngành này. Ngược lại, nhóm ngành sử dụng CN cao và trung bình có tỉ lệ máy móc trên 20 tuổi ít hơn đáng kể so với nhóm ngành CN thấp với tỉ lệ khoảng hơn 30%. Hơn nữa, hai nhóm ngành này cũng có tỉ lệ máy móc có tuổi đời từ 10-20 tương đương nhau chiếm trên 30%. Tuy nhiên, nhóm ngành CN cao có tỉ lệ máy móc từ 5-10 tuổi chiếm tỉ lệ cao hơn và ngược lại đối với tỉ lệ máy móc dưới 5 tuổi so với nhóm ngành sử dụng CN trung bình.

Hình 3.8. Cơ cấu tuổi đời của cơng nghệ truyền thơng phân theo trình độ công nghệ trong ngành CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018

Nguồn: NCS tính tốn từ bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp về sử dụng công nghệ của GSO

Xét đối với nhóm CN truyền thơng, tỉ lệ máy móc có tuổi đời dưới 5 tuổi và từ 5-10 tuổi có tỉ lệ ngang nhau (lần lượt là 18% và 14%). Tương tự, tỉ lệ máy móc có tuổi đời từ 10-20 và trên 20 đều chiếm tỉ lệ là 34%.

Khác với nhóm CN sản xuất, cơ cấu máy móc CN truyền thơng trong ngành CNCBCT Việt Nam ít có sự khác biệt giữa các nhóm ngành sử dụng cơng nghệ. Đối với nhóm ngành sử dụng CN cao và CN trung bình gần như cơ cấu là khơng thay đổi giữa các nhóm tuổi đời của máy móc, với tỉ lệ thấp nhất là nhóm từ 5-10 tuổi (chiếm khoảng 10%) và tỉ lệ cao nhất là cho nhóm máy móc có tuổi đời 10-20 và trên 20 tuổi.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Ngành CN cao Ngành CN tbình Ngành CN thấp <5 tuổi từ 5-10 từ 10-20 >20 tuổi

Đối với nhóm ngành sử dụng CN thấp, sự khác biệt phần lớn là đối với máy móc có tuổi đời từ 5-10 (chiếm tỉ lệ gần 20%) và thay vao đó tỉ lệ máy trên 20 tuổi đã giảm đi so với nhóm ngành sử dụng CN cao và trung bình.

Kết quả phân tích cho thấy, mặc dù tỉ lệ máy móc cơng nghệ tiên tiến hiện đại trong ngành CNCBCT Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng lên, tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn cịn ở mức thấp. Từ đó cho thấy các doanh nghiệp ngành CNCBCT với trình độ cơng nghệ hiện tại chủ yếu tạo ra những sản phẩm mới ở dạng sơ chế, các sản phẩm tinh và sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao chỉ chiếm tỉ lệ thấp. Nguồn vốn và khả

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam (Trang 62 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)