5.1. Định hướng phát triển công nghệ trong ngành CNCBCT Việt Nam
5.1.1. Dự báo xu hướng phát triển khoa học và cơng nghệ tồn cầu
Một là, xu hướng thực hiện hoạt động nghiên cứu KHCN có sự hợp tác, phân
cơng lao động quốc tế ngày càng tăng.
Trong bối cảnh mới hiện nay, các quốc gia trên toàn thế giới đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam cần phải tăng cường liên kết và hợp tác về KHCN với các nước nhằm tận dụng cơ hội, đồng thời, hạn chế các tác động tiêu cực của tiến trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Việc hợp tác trong NCKH giúp cho các quốc gia, các chủ thể có thể khai thác được các sản phẩm công nghệ mới, tận dụng nguồn vốn, công nghệ và lao động của đối tác, phát huy lợi thế so sánh trong nghiên cứu KHCN. Mức độ hợp tác sẽ phụ thuộc vào năng lực KHCN của mỗi quốc gia. Hiện nay, các quốc gia đang phát triển tham gia tích cực hơn trong hợp tác KHCN nhằm tiếp cận nguồn công nghệ tiên tiến hiện đại từ bên ngồi nhằm nâng cao năng lực cơng nghệ nội sinh của mình.
Bên cạnh đó, xu hướng phân cơng lao động quốc tế giữa các quốc gia và doanh nghiệp ngày càng phổ biến hơn trong các hoạt động KHCN theo hướng các quốc gia phát triển sẽ thu hút và sử dụng lao động có năng lực nghiên cứu KHCN với trình độ cao, trong khi các lao động có trình độ thấp bị dồn về các quốc gia đang phát triển.
Các quốc gia và các doanh nghiệp dựa vào ưu thế về năng lực KHCN tham gia vào q trình nghiên cứu KHCN tồn cầu bằng cách chun mơn hóa trong các lĩnh vực nghiên cứu chính, phối hợp với các đối tác trong việc triển khai hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trên phạm vi quốc tế.
Hai là, những lĩnh vực KHCN mới, như ngành cơng nghệ thơng tin, trí tuệ nhân
tạo, cơng nghệ môi trường, công nghệ sinh học và công nghệ nano, gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ là xu hướng mới trong tương lai. Ngược lại, hoạt động KHCN gắn với khai thác tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu thơ, năng lượng hóa thạch và thâm dụng lao động sẽ giảm đi. Tức là, cơ cấu công nghệ và sản phẩm sẽ dịch chuyển theo hướng phát triển bền vững.
Ba là, xu hướng ngày càng chú trọng đầu tư cho KHCN trên thế giới.
Đầu tư cho KHCN sẽ tạo ra những sản phẩm cơng nghệ mới, từ đó góp phần giúp cho các quốc gia và doanh nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế. Các nguồn vốn đầu tư cho KHCN trên thế giới phần lớn là từ chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức khác.
Bốn là, thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo các quy định, tiêu chuẩn
quốc tế trong các hoạt động KHCN ngày càng tăng.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, các quốc gia và doanh nghiệp cần phải tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm công nghệ mới theo quy định quốc tế. Điều này có thể hạn chế tối đa việc sao chép, đánh cắp các bí quyết CN, các sản phẩm công nghệ mới. Đối với các quốc gia phát triển, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ được gắn với thương mại quốc tế thơng qua quá trình đàm phán giữa các bên.
Năm là, xu hướng tự do hoá các hoạt động KHCN quốc tế.
Khi thực hiện các hoạt động KHCN quốc tế, các nước không được phân biệt đối xử giữa các đối tác trong và ngoài nước trong các hoạt động về đầu tư, thương mại, dịch vụ và CDLĐ quốc tế. Vì vậy, các cơng ty xuyên quốc có hai xu hướng: (1) Chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến và hiện đại nhằm khai thác nguồn lao động chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường nước sở tại; (2) Chú trọng đầu tư vào các nước đang phát triển nhằm tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động có trình độ giản đơn với chi phí thấp. Tuy nhiên, các nước này vẫn có thể thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến hiện đại nếu thỏa mãn các điều kiện của các nhà đầu tư.