Một số chính sách liên quan đến phát triển công nghệ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam (Trang 59 - 62)

3.1. Thực trạng thay đổi công nghệ trong ngành Công nghiệp chế biến chế tạo Việt

3.1.1. Một số chính sách liên quan đến phát triển công nghệ tại Việt Nam

Trong hơn hai mươi năm qua, thế giới đã chứng kiến liên tiếp các cuộc CMKHCN, các thành tựu của KHCN có tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội ở hầu hết các quốc gia. Mơ hình tăng trưởng kinh tế dựa vào các yếu tố đầu vào giản đơn dần được thay thế bởi các mơ hình sử dụng nguồn công nghệ cao, phát huy nội lực nội tại của nền kinh tế, từ đó hướng tới mục tiêu làm chủ kỹ năng và cơng nghệ với mục đích cuối cùng là mơ hình tăng trưởng dựa vào các hoạt động đổi mới sáng tạo bằng cách thức nội lực hóa các phát minh sáng chế của quốc gia. Vì vậy, năng lực cơng nghệ là một trong những thước đo đánh giá sức mạnh của một quốc gia, tập đoàn hay doanh nghiệp. Với tầm quan trọng như vậy, việc phát triển KHCN là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Cho đến nay, Nhà nước đã ban hành nhiều luật lệ, chính sách hỗ trợ và tạo mơi trường điều kiện cho các doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động R&D cùng với quá trình đầu tư đổi mới công nghệ.

Bảng 3.1. Luật và các chính sách liên quan đến phát triển cơng nghệ tại Việt Nam

Luật Chiến lược phát triển Chương trình phát triển

Luật KHCN (2000) à (2006)

Chiến lược phát triển KHCN Việt Nam đến năm 2010

Chương trình quốc gia phát triển cơng nghệ cao đến năm 2030

Luật Chiến lược phát triển Chương trình phát triển

Luật cơng nghệ cao (2008)

Chiến lược phát triển KHCN giai đoạn 2011-2020

Chương trình đổi mới cơng nghệ quốc gia đến năm 2030

Luật CGCN (2006) à (2014)

Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KHCN và tổ chức KHCN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Nguồn: NCS tự tổng hợp

Nhà nước đóng vai trị định hướng và hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn lực để nâng cao năng lực và trình độ KHCN. Tổng hợp từ những quy định, luật, chiến lược và các chương trình phát triển KHCN quốc gia, tác giả đã tổng hợp một số những chương trình nhằm thúc đẩy nguồn lực dành cho hoạt động này của doanh nghiệp: các chương trình hỗ trợ tín dụng, đất đai, thơng tin và ưu đãi thuế cho hoạt động nghiên cứu và đổi mới KHCN.

Chính sách về tín dụng, đất đai và ưu đãi thuế cho hoạt động đổi mới sáng tạo công nghệ của doanh nghiệp

Nghị định 119/1999/NĐ-CP ngày 18/09/1999, sau đó là Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 và mới nhất là nghị định 13/2019/NĐ-CP đã đưa ra chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (miễn thuế 4 năm) và được giảm 50% số thuế phải nộp từ nguồn thực hiện các hợp đồng dự án nghiên cứu KHCN, hợp đồng kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất, góp vốn bằng sở hữu trí tuệ và bí quyết cơng nghệ trong vịng 9 năm tiếp theo. Tương tự, khi thực hiện các hoạt động R&D, CGCN, Nhà nước ln có chính sách ưu đãi tín dụng hay miễn thuế nhập khẩu trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ hoạt động nghiên cứu KHCN. Bên cạnh đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đổi mới KHCN tối đa là 30% tổng kinh phí nếu doanh nghiệp tự tiến hành hoặc phối hợp với các tổ chức khác trong hoạt động NCKH. Kết quả là một số doanh nghiệp bước đầu đã có những sản phẩm KHCN được khách hàng quan tâm và ứng dụng nhằm tăng năng lực sản xuất với những sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao. Tính riêng cho các doanh nghiệp ngành CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018 có khoảng 400 doanh nghiệp có sản phẩm NCKH đã được triển khai ứng dụng cho các doanh nghiệp bên ngoài hoặc được các doanh nghiệp khác quan tâm.

Ngồi ra, Nhà nước cũng có những chính sách như miễn hoặc giảm từ 50-100% tiền thuế sử dụng đất và tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao.

Tuy nhiên, các chương trình hỗ trợ này của chính phủ còn khá nhiều bất cập như: nhiều doanh nghiệp khơng có hoặc ít có được thơng tin về các chương trình hỗ trợ của chính phủ dành cho hoạt động nghiên cứu KHCN, quy trình xét duyệt rườm rà và chưa phù hợp với đặc thù của nghiên cứu KHCN. Ngoài ra, các doanh nghiệp triển khai hoạt động NCKH sẽ không được hưởng ưu đãi thuế nếu huy động nguồn lực ngoài NSNN thực hiện.

Hình thành các quỹ, chương trình - dự án hỗ trợ hoạt động nghiên cứu KHCN

Để thúc đẩy và tăng cường trình độ cơng nghệ cho doanh nghiệp, Nhà nước đã hình thành một số quỹ hỗ trợ KHCN, như quỹ phát triển KHCN quốc gia, quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, quỹ khởi nghiệp cho doanh nghiệp KHCN hay quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.

Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia thành lập theo “Quyết định 1342/QĐ-TTg ngày 5/8/2013” với vốn điều lệ là 1000 tỷ đồng từ NSNN. Đây là quỹ tài chính hoạt động với mục đích phi lợi nhuận, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp thực hiện chuyển giao nghiên cứu, đối mới công nghệ thông qua cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay và bảo lãnh vay vốn. Nguồn vốn của Quỹ được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động sau:

▪ Tài trợ cho các dự án nghiên cứu phát triển công nghệ mới, công nghệ cao, tiên tiến và hiện đại; cho các hoạt động sản xuất thử nghiệm những sản phẩm mới; thực hiện chuyển giao, hồn thiện và sáng tạo cơng nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và sản phẩm tầm cỡ quốc gia.

▪ Tài trợ dự án ươm tạo công nghệ;

▪ Tài trợ cho các đề tài nghiên cứu về lập dự án nghiên cứu tiền khả thi, dự án khả thi cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân; các đề tài nghiên cứu về tìm kiếm, giải mã cơng nghệ, khai thác sáng chế, cải tiến kỹ thuật cho phát triển công nghệ mới và công nghệ cao, tiên tiến và hiện đại;

▪ Tài trợ cho các dự án về nhân rộng, phổ biến, giới thiệu và chuyển giao ứng dụng tiến bộ KHCN phục vụ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở các khu vực nông thôn, miền núi;

▪ Tài trợ dự án đào tạo nguồn nhân lực KHCN phục vụ hoạt động chuyển giao, ứng dụng công nghệ cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư đổi mới và chuyển giao cơng nghệ cịn được hỗ trợ từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế để lập

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của mình theo Điều 17, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Kính phí đầu tư phát triển KHCN của Việt Nam chủ yếu từ nguồn NSNN với mức phí trung bình hàng năm khoảng 2% trong NSNN, chiếm 0,4-0,6 % trong GDP (Báo cáo bộ KHCN, 2020). Cơ cấu phân bổ như sau: kinh phí cho các cơ quan ban ngành địa phương để xây dựng cơ bản và xây dựng CSHT KHCN chiếm đến hơn 40%, cho hoạt động trực tiếp quản lý của bộ máy quản lý hành chính sự nghiệp liên quan đến NCKH và chi thường xuyên là 40-45%. Trong khi, kinh phí phân bổ cho các đề tài nghiên cứu và đầu tư hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động R&D của doanh nghiệp chỉ có một tỉ lệ nhỏ và cơ chế chưa thực sự bình đẳng giữa các thành phần của nền kinh tế. Các quỹ này chủ yếu tập trung vào nhóm các doanh nghiệp quy mơ lớn và là doanh nghiệpNN. Ngồi ra, các quy trình về hồ sơ xin hỗ trợ và thanh tốn kinh phí cịn phức tạp. Vì vậy, các quỹ và chương trình - dự án này chưa đủ để tạo động lực và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu KHCN của doanh nghiệp.

Xây dựng quỹ phát triển KHCN và hỗ trợ đào tạo lao động cho doanh nghiệp

Nhằm khuyến khích hoạt động tự nghiên cứu và phát triển KHCN (R&D), các doanh nghiệp được phép trích từ 3-10% thu nhập trước thuế vào quỹ này. Mục đích là tạo ra nguồn lực tài chính hỗ trợ phát triển KHCN cho doanh nghiệp, từ đó, nâng cao năng lực và trình độ cơng nghệ cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay số lượng doanh nghiệp thành lập quỹ này hay tỉ lệ vốn của doanh nghiệp so với tỉ lệ trích lập quỹ cịn rất khiêm tốn. Một số vấn đề bất cập của loại quỹ này là: i) quỹ do doanh nghiệp trích lập nhưng khi sử dụng nguồn vốn này, doanh nghiệp lại như đang sử dụng nguồn vốn từ NSNN, thủ tục kiểm soát chi rất chặt chẽ và chưa phù hợp, ii) quỹ này được sử dụng để mua bản quyền công nghệ, chi trả lương bao gồm lương chuyên gia, chi phí đào tạo nguồn nhân lực KHCN, xây dựng CSHT, mua máy móc - trang thiết bị cho đổi mới nhưng lại thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể.

Đối với hoạt động hỗ trợ đào tạo lao động, Nhà nước đóp góp 50% cho kinh phí đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho lao động tại doanh nghiệp, hỗ trợ thuê chuyên gia và CGCN cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, quá trình này cũng phát sinh nhiều vấn đề. Cụ thể, NSNN hàng năm chi cho đào tạo tăng đều qua các năm với khoản hỗ trợ không nhỏ nhưng triển khai không đạt như kế hoạch đề ra, giải ngân chậm và thủ tục giải ngân cịn rườm rà, khó triển khai.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)