Sự thay đổi công nghệ và việc làm

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam (Trang 47 - 50)

2.3. Vai trò của thay đổi công nghệ với chuyển dịch cơ cấu lao động

2.3.1. Sự thay đổi công nghệ và việc làm

Các nhà kinh tế đã đưa ra rất nhiều cách thức để lý thuyết hóa tác động của công nghệ đến lao động việc làm. Trong nghiên cứu này, cơ sở lý thuyết được đưa ra dựa trên nghiên cứu của Van Reenen, J. (1997) với mục đích lý giải các tiếp cận khác nhau của công nghệ đến cầu lao động theo cách tiếp cận vi mô đơn giản.

Đầu tiên là xem xét cơng nghệ dưới góc độ đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình hay xem xét sự khác biệt cơng nghệ do thay đổi chức năng nhu cầu hay thay đổi chức năng sản xuất. Dường như đổi mới quy trình được tập trung hơn vì quan điểm cho rằng đổi mới sản phẩm ln có xu hướng làm tăng lao động nhiều hơn. Một sản phẩm mới tạo ra nhu cầu mới (và trong điều kiện các yếu tố khác là không thay đổi), kết quả làm tăng nhu cầu về lao động. Tất nhiên, nếu một doanh nghiệp sản xuất đa dạng sản phẩm, hàng hóa mới có thể loại bỏ hàng hóa cũ, do đó làm giảm nhu cầu về lao động. Theo Katsoulacos (1986) cho rằng đổi mới sản phẩm có nhiều khả năng tạo ra nhiều việc làm hơn so với đổi mới quy trình.

Thứ hai là liệu q trình đổi mới ngay lập tức có tác động lan tỏa (và khơng tốn chi phí) đến tồn ngành hay sẽ có độ trễ của tác động. Thực tế, quá trình học hỏi tiếp thu công nghệ là sự bắt chước dần dần và đây là cơ sở của quan điểm Schumpeterian về thay đổi kinh tế. Tuy nhiên, cách tiếp cận chuẩn hóa là giả định rằng các doanh nghiệp trong một ngành sử dụng cùng một loại công nghệ. Trước tiên, theo cách tiếp cận này, tác động của các loại đổi mới quy trình khác nhau đến việc làm phụ thuộc vào tầm quan trọng tương đối của một số yếu tố. Như Eli Whitney cho rằng tiến bộ kĩ thuật nội hàm yêu cầu thông qua mơ hình và đầu vào mới để tăng năng suất. Điều quan trọng, tiến bộ công nghệ tiết kiệm lao động làm giảm đầu vào lao động cần thiết trên mỗi đơn vị đầu ra, nhưng sẽ có tác động bù đắp cho đầu ra bằng cách giảm các loại chi phí.

Mơ hình sau đây miêu tả một sự đánh đổi. Xem xét một ngành cơng nghiệp cạnh tranh hồn hảo hoạt động trong điều kiện độ co giãn không đổi theo doanh thu của hàm sản xuất thay thế với dạng sau:

Q = T[ + (2.1)

Trong đó, Q là sản lượng đầu ra, N là việc làm và K là vốn; T đại diện cho tham số cơng nghệ trung tính Hicks (biến làm cho tỉ lệ đầu ra - vốn không thay đổi); và B đại diện cho thay đổi cơng nghệ trung tính của Solow (tỉ lệ đầu ra - vốn cố định). Vì tiền lương thực tế (W/P) bằng với sản phẩm cận biên của lao động (MPL), phương trình điều kiện về lao động được viết lại như sau:

Độ co giãn của lao động đối với sự thay đổi trong công nghệ tiết kiệm lao động, A, được đưa ra như sau:

= + ( - 1)

Trong đó, nghiên cứu giả sử thực tế là giá cạnh tranh ngành công nghiệp được đặt bằng chi phí cận biên (MC). Điều này được biểu thị như sau:

= + ( - 1) (2.3)

Trong đó, là độ co giãn việc làm theo công nghệ, là độ co giãn của cầu theo giá và là độ co giãn của chi phí cận biên theo sự thay đổi công nghệ. Đối với một mức sản lượng cố định, tác động của thay đổi công nghệ với việc làm sẽ phụ thuộc vào độ co giãn thay thế giữa vốn và lao động. Khi độ co giãn này cao ( ), cầu lao động sẽ tăng lên làm tăng số lượng lao động. Khi sản lượng và vốn được phép thay đổi, nhu cầu gia tăng lao động vẫn có thể xảy ra ngay cả khi độ co giãn thay thế thấp ( ), vì trong ngành cơng nghiệp giá hàng hóa thấp hơn sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng. Theo Neary (1981), Sinclair (1981) và Dowrick & Spencer (1994), nhu cầu việc làm ngày càng tăng, độ nhạy của cầu theo giá hàng hóa càng lớn ( ) và quy mô đổi mới công nghệ càng lớn ( .

Tác động trên là xem xét dưới góc độ một ngành, nhưng quan điểm dưới góc độ doanh nghiệp là gì? Nếu tác động lan tỏa cơng nghệ là ngay lập tức thì ảnh hưởng sẽ là như nhau đối với mọi doanh nghiệp bất kể doanh nghiệp nào thực hiện đổi mới đầu tiên trong ngành. Do đó, đổi mới có thể khác nhau giữa các ngành nhưng công nghệ được chia sẻ cho các doanh nghiệp trong cùng một ngành là như nhau. Khi lan tỏa cơng nghệ diễn ra chậm trong tồn ngành, các doanh nghiệp áp dụng đổi mới đầu tiên sẽ được hưởng sự gia tăng thị phần của mình hơn và tác động đến sự gia tăng sản lượng của doanh nghiệp. Đổi mới có tác động tiêu cực đến việc làm trong ngành sẽ được bù đắp tạm thời bởi thực tế doanh nghiệp đầu tiên thực hiện đổi mới sẽ có được sự gia tăng về thị phần của mình (mang tính tạm thời).

Về mặt lý thuyết, tác động của cơng nghệ có thể có sự sai lệch. Đầu tiên là do các yếu tố không được đo lường trong chức năng sản xuất. Các doanh nghiệp chất lượng cao có thể thấy ít tốn kém hơn khi đổi mới và cũng có sản lượng cao hơn do hiệu quả vượt trội. Nếu điều này khơng được đo lường đúng thì tác động của đổi mới công nghệ sẽ làm tăng nhu cầu việc làm một cách giả tạo. Đây thực chất là một vấn đề của các ảnh hưởng tương quan của một doanh nghiệp cụ thể. Thứ hai, có một vấn đề

về kỳ vọng nhu cầu. Shleifer (1986) đưa ra quan điểm cho rằng việc làm sẽ tăng lên nếu công ty mong đợi nhu cầu tăng, nhưng nó cũng có thể thương mại hóa những cải tiến mới để chiếm phần lớn thị trường đang phát triển này. Một cơng ty có thể muốn đổi mới để đáp ứng với cú sốc nhu cầu, nhưng người ta cho rằng đổi mới là một công việc tốn kém liên quan đến chi tiêu R & D với thời gian dài không thể điều chỉnh dễ dàng từ năm này sang năm khác. Tuy nhiên, chiến lược mơ hình hóa kinh tế học cố gắng giải quyết cả hai vấn đề này.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)