Một số các chính sách về chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam (Trang 75 - 80)

Các học thuyết kinh tế hiện đại đều đã khẳng định vai trò của Nhà nước trong quản lý, hoạch định các chính sách thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Để thực hiện vai trị của mình, Nhà nước có thể tác động thơng qua việc định hướng phát triển hay ban hành hệ thống các chính sách, các cơng cụ quản lý vĩ mơ, từ đó thúc đẩy q trình CDCC các ngành kinh tế, CDCCLĐ hợp lý phù hợp với với trình độ cơng nghệ ngày càng tiên tiến hiện đại, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cũng như lợi thế của từng vùng và địa phương trong cả nước. Các chính sách đó sẽ quyết định việc quốc gia nhận được “phần thưởng cơ cấu” hay “gánh nặng cơ cấu”.

Các chính sách liên quan đến chuyển dịch lao động được chia thành hai nhóm: i) nhóm các chính sách góp phần định hướng CDCCLĐ;

ii) nhóm các chính sách nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho quá trình CDCCLĐ.

3.2.1. Nhóm chính sách định hướng CDCCLĐ

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã nhấn mạnh: CDCC kinh tế gắn liền với CDCCLĐ. Kết quả cụ thể đã nêu trong Báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triểnKT-XH giai đoạn 10 năm 2011-2020. Tỉ trọng ngành CNCBCT tăng và ứng dụng công nghệ cao tăng lên; tỉ trọng ở các khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng tương ứng là 81,1% lên 85,2%; trong khi, tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản giảm từ 18,9% năm 2010 xuống 14,8% năm 2020. Đối với CDCC nội ngành, trong khu vực công nghiệp xây dựng, tỉ trọng ngành CNCBCT tăng từ 13% lên 16,9%; ngược lại, tỉ trọng ngành khai khoáng giảm từ 9,5% xuống 6,2% trong giai đoạn 2010 - 2020. Ngoài ra, tỉ trọng các ngành sản phẩm công nghệ

cao và ứng dụng công nghệ cao trong các khu vực nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ đều có xu hướng ngày càng gia tăng.

So với mục tiêu đặt ra thì hiện nay cơ cấu ngành đang đi đúng định hướng: tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP, tỷ trọng lao động nơng nghiệp giảm dần, tuy vẫn cịn đang ở mức khá cao.

Cùng với xu hướng CDCCKT ngành, CCLĐ dịch chuyển từ nới có NSLĐ thấp sang NSLĐ cao hơn. lao động trong ngành nông - lâm - thủy sản giảm từ 48,6% năm 2010 xuống 34% năm 2020, trong khi, lao động ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 21,7% lên 30,3%; ngành dịch vụ tăng từ 29,7% lên 35,7% trong giai đoạn 2010-2020.

Chính sách phát triển ngành

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 đề cập đến định hướng phát triển ngành như sau:

“Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành cơng nghiệp cơng nghệ cao, cơng nghiệp cơ khí, cơng nghiệp cơng nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp dược, v.v. Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ. Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu. Từng bước phát triển công nghiệp sinh học và công nghiệp môi trường. Tiếp tục phát triển phù hợp các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.”

Các chiến lược phát triển ngành sẽ định hướng CDLĐ về phía các ngành cơng nghiệp sử dụng cơng nghệ hiện đại, đồng thời, các ngành công nghiệp thâm dụng lao động vẫn được xem xét đầu tư phát triển để tận dụng nguồn nhân lực dồi dào của Việt Nam.

Chính sách cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa - đơ thị hóa

Các chính sách CNH - HĐH và đơ thị hóa được áp dụng ở hầu khắp các quốc gia phát triển và đang phát triển. Quá trình này ảnh hưởng rất lớn đến q trình CDCCKT, CDCCLĐ nói chung và CDCCLĐ theo ngành nói riêng. Thực hiện CNH - HĐH khu vực nơng nghiệp, nơng thơn sẽ nhanh chóng tạo ra những ngành mới - ngành phi nông nghiệp (bao gồm các ngành công nghiệp và dịch vụ), trên cơ sở đó làm CDCCKT từ thuần nơng sang phát triển cả 3 ngành nông nghiệp - công nghiệp và dịch vụ. Quá trình này kéo theo sự phân công lao động ở địa phương cùng hướng với CDCCKT. Tức là có sự phân cơng lao động được diễn ra trong nội bộ

các ngành, trong các ngành nông nghiệp - công nghiệp - xây dựng và ở cả khu vực nông thôn. Do vậy, các chính sách CNH - HĐH có ảnh hưởng đến tăng trưởng và CDCCKT cũng như CCLĐ trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Thực tế, trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới, Việt Nam đã thực hiện CNH đất nước theo định hướng xuất khẩu và đã có được những thành tựu về tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, định hướng này của Việt Nam đã bắt đầu bị ảnh hưởng do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2008 và tiếp tục bị ảnh hưởng do suy thối kinh tế tồn cầu giai đoạn 2009-2010. Các chuyên gia kinh tế lo ngại về tình trạng Việt Nam rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”, đồng thời mất đà phát triển CNH định hướng xuất khẩu trong khi cố gắng khai thác những lợi thế so sánh trong sản xuất các ngành thâm dụng lao động. Một số các chuyên gia khi phân tích tác động của chiến lược CNH định hướng xuất khẩu đến CDCC các nguồn lực bao gồm CDCCLĐ cho rằng: Việc phân phối vốn và giá trị gia tăng khơng thay đổi theo hướng có lợi cho ngành cơng nghiệp thâm dụng lao động. Theo báo cáo của CIEM 2010 về sức cạnh tranh của Việt Nam, các chính sách nên hướng vào giúp hình thành các cụm ngành cơng nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tăng cường chuối giá trị nội địa, đặc biệt là những ngành hàng xuất khẩu; thay vì tập trung vào các ngành sản xuất sử dụng công nghệ thấp và công nghệ thâm dụng lao động thì nên đầu tư vào các ngành sử dụng cơng nghệ cao, sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng cao; chuyển đổi từ nền kinh tế thâm dụng lao động sang nền kinh tế tri thức.

Các định hướng chính sách này được đề cập trong chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020.

3.2.2. Nhóm các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho CDCCLĐ

*) Chính sách đầu tư

Chính sách đầu tư trong giai đoạn 2011-2010 tập trung đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, tạo môi trường thuận lợi nhằm khai thác mọi khả năng đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn, đặc biệt là đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm thu hút nhiều lao động. Kết quả là tạo điệu kiện thuận lợi cho lao động có khả năng tìm kiếm việc làm, tận dụng nguồn lao động dư thừa, nhàn rỗi trong khu vực nông nghiệp, giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Định hướng đầu tư như sau: “Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp, nhất là các doanh nghiệp cổ phần. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân theo quy hoạch và quy định của pháp luật, thúc đẩy hình thành các tập đồn kinh

tế tư nhân, khuyến khích tư nhân góp vốn vào các tập đồn kinh tế nhà nước. Thu hút đầu tư nước ngồi có cơng nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường và tăng cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước. Thực hiện chương trìn quốc gia về phát triển doanh nghiệp gắn với quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp. Hỗ trợ phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tạo điều kiện để hình thành các doanh nghiệp lớn, có sức cạnh tranh trên thị trường”.

Trong báo cáo về tình hình đăng ký doanh nghiệp của cổng thông tin quốc gia, năm 2019 có số doanh nghiệp thành lập mới là 11.418 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 155.819 tỉ đồng (tăng 13,9% so với 2018). Số lượng lao động tăng thêm của các doanh nghiệp thành lập mới trong 2019 là 117.314 người (tăng 30,4% so với cùng kỳ năm ngối).

Như vậy, chính sách đầu tư có tác động mạnh mẽ đến CDCC vốn, từ đó, ảnh hưởng đến CDCCLĐ.

*) Chính sách KHCN

Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 xác định: “Phát triển KHCN là then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững. Hướng trọng tâm hoạt động khoa học, cơng nghệ vào phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển theo chiều sâu góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ: nâng cao năng lực, đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và CN, tăng cường hội nhập quốc tế về khoa học, CN”. Dưới tác động của KHCN, các nguồn lực sản xuất được mở rộng, sự phối hợp giữa chúng hiệu quả hơn, kết quả là NSLĐ tăng lên kéo theo sự giảm một cách tương đối số lượng lao động trong các ngành sử dụng nhiều lao động, làm thay đổi nhu cầu cả về số lượng và chất lượng lao động trong các ngành, từ đó, thúc đẩy CDCCLĐ theo ngành.

*) Chính sách đào tạo nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến khả năng CDCCLĐ theo ngành. Vì vậy, mục tiêu được đặt ra trong chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 là: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng KHCN”.

Tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã làm cho sự cạnh tranh trên thị trường lao động trở nên ngày càng gay gắt, với sự dịch chuyển lao động trong và ngồi nước. Vì vậy, một mặt cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tác nước ngoài, mặt khác, cần đẩy mạnh đào tạo và dạy nghề nâng cao kỹ năng lao động trong nước. Ngồi ra, Nhà nước có các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho các đối tượng chính sách, người nghèo, lao động nơng thơn và vùng đơ thị hóa được học nghề và tạo việc làm.

*) Chính sách việc làm

Nhóm chính sách này có tác động trực tiếp đến CDCCLĐ. Các chính sách được thực hiện tại Việt Nam, bao gồm:

Thứ nhất, nhóm chính sách nhằm hồn thiện thể chế phát triển thị trường lao động

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống pháp luật của Việt Nam có nhiều thay đổi nhằm hỗ trợ cho các tổ chức và doanh nghiệp, các cá nhân đẩy mạnh phát triển và dễ dàng tiếp cận được với thị trường lao động. Đặc biệt là Luật đất đai, Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật về thuế, Luật bảo hiểm xã hội, Luật dạy nghề và luật người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc, v.v. Đây là khung kháp lý cho thị trường lao động phát triển, tạo cơ hội việc làm nhằm góp phần tăng NSLĐ và thu nhập cho người lao động.

Thứ hai, nhóm chính sách hỗ trợ lao động di chuyển

Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg về chương trình hỗ trợ di cư đến vùng kinh tế mới; hỗ trợ di cư thực hiện chương trình định canh định cư với đồng bào dân tộc thiểu số; Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 nhằm thực hiện chương trình di dân gắn với xóa đói giảm nghèo. Các chương trình này đã đáp ứng được phần nào về tái phân bổ nguồn lao động nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế vùng, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số và bảo vệ an ninh quốc phịng.

Các chính sách đơ thị hóa, phát triển các khu cơng nghiệp, chế xuất và các vùng kinh tế trọng điểm, v.v cũng thúc đẩy q trình CDCCLĐ, nhất là sự di cư từ nơng thôn ra thành thị, nâng cao thu nhập và điều kiện việc làm tốt hơn cho người lao động.

Thứ ba, chính sách cho phép lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc mở cửa đối với thị trường lao động Việt Nam là tất yếu khách quan. Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 quy định về việc tuyển dụng và quản lý nười nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Nghị định

số 46/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 sửa đổi bổ sung Nghị định số 34/2008/NĐ-CP góp phần đáp ứng nhu cầu về lao động có trình độ và kỹ năng cao của thị trượng lao động trong nước.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam (Trang 75 - 80)