Dự báo xu hướng công nghệ trong ngành CNCBCT Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam (Trang 134 - 136)

5.1. Định hướng phát triển công nghệ trong ngành CNCBCT Việt Nam

5.1.2. Dự báo xu hướng công nghệ trong ngành CNCBCT Việt Nam

Ngành CNCBCT Việt Nam không nằm ngồi xu hướng cơng nghệ tồn cầu nói chung, tuy nhiên, xu hướng cơng nghệ nội tại trong ngành sẽ có những đặc điểm riêng cụ thể.

Thứ nhất, đẩy mạnh hoạt động mua và CGCN với đối tác trong và ngồi nước

Q trình phân tích ở các phần trên cho thấy, ngành CNCBCT Việt Nam nói riêng cũng như tồn nền kinh tế nói chung cịn đang nghèo khơng những về tiền của

mà còn cả tri thức để tạo ra cơng nghệ mới. Vì vậy, mua công nghệ (từ các doanh nghiệp trong nước và nước ngồi) vẫn tiếp tục là sự lựa chọn có vai trị quyết định đối với sự phát triển của các doanh nghiệp trong ngành CNCBCT. Đặc biệt, trong giai đoạn hội nhập và tồn cầu hóa hiện nay, sự phát triển không đồng đều với các yêu cầu công nghệ khác nhau dẫn tới hình thành quan hệ cung và cầu về công nghệ Một mặt, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam cần nhanh chóng có được CN, thực hiện “đi tắt đón đầu”, tận dụng cơng nghệ của đối tác nhằm tiếp cận công nghệ tiên tiến từ bên ngoài; mặt khác, các nước phát triển muốnCGCN thế hệ trước cho các nước khác nên có nhu cầu bán cơng nghệ vừa tìm kiếm lợi nhuận, đồng thời, kéo dài vịng đời cho cơng nghệ

Tuy nhiên, hoạt động mua và CGCN cần tránh việc tiếp nhận những sản phẩm KHCN lạc hậu. Vịng đời của cơng nghệ trong xu thế hiện nay ngày càng ngắn, do đó, các nước phát triển có xu hướng thay thế công nghệ cũ bằng các công nghệ mới, tiên tiến và hiện đại dựa trên kết quả của các hoạt động R&D. Điều này sẽ làm cho các quốc gia đang phát triển với trình độ cơng nghệ thấp có thể phải tiếp nhận những cơng nghệ cũ và lỗi thời. Kết quả là công nghệ vừa mới nhập về đã khơng cịn phù hợp với xu hướng phát triển của các doanh nghiệp. Như kết quả ở phần chương 4, các doanh nghiệp ngành CNCBCT Việt Nam cần mua cơng nghệ từ nhóm các nước phát triển và của các doanh nghiệp FDI thì sẽ thúc đẩy CDCCLĐ, nhưng mua cơng nghệ thuộc nhóm máy móc tiên tiến hiện đại lại kìm hãm quá trình CDLĐ. Vì vậy, trong tương lai gần các doanh nghiệp ngành CNCBCT Việt Nam tiếp tục mua cơng nghệ từ nhóm nước phát triển và doanh nghiệp FDI.

Trong khi, việc mua hoặc nhập khẩu máy móc cơng nghệ tiên tiến hiện đại cần tiếp tục triển khai. tuy nhiên, nếu TĐCMKT của người lao động ngành CNCBCT hiện nay khơng đáp ứng được u cầu địi hỏi của loại cơng nghệ này sẽ dẫn tới tình trạng công nghệ không được sử dụng một cách hiệu quả sẽ kìm hãm quá trình phát triển của doanh nghiệp cũng như người lao động. Vì vậy, nền kinh tế VN nói chung và ngành CNCBCT Việt Nam nói riêng cần phải hướng tới việc đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp với trình độ CN, có thể hấp thụ được loại công nghệ này.

Thứ hai, xúc tiến hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong các doanh nghiệp

Thực hiện hoạt động R&D sẽ gặp khó khăn về tài chính, cơ sở vật chất, đặc biệt đối với các nước nghèo như Việt Nam. Vì vậy, cơng nghệ có được từ hoạt động R&D sẽ khơng phải là yếu tố chủ đạo đóng góp cho nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả phân tích ở phần trước cho thấy, sản phẩm công nghệ từ hoạt động R&D trong các doanh nghiệp ngày CNCBCT Việt Nam và công nghệ được mua từ

bên ngồi có tác động bổ sung cho nhau thúc đẩy sự phát triển và CDCCLĐ của doanh nghiệp, vì vậy, xúc tiến hoạt động R&D dựa trên nguồn lực hiện có của doanh nghiệp là một lựa chọn cần thiết. Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc sử dụng và triển khai CN, sáng tạo ra công nghệ phù hợp với nhu cầu và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể, với nguồn lực nội tại của từng doanh nghiệp cịn hạn chế, do đó, xu hướng sẽ là hình thức hợp tác giữa các doanh nghiệp với các trường đại học, viện nghiên cứu trong hoạt động R&D.

Bên cạnh đó, trong q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, việc hợp tác quốc tế trong hoạt động R&D cho phép các nước có thể khai thác sử dụng hiệu quả nguồn lực hay chuyên gia nước ngồi phát huy lợi thế so sánh của mình trong nghiên cứu KHCN. Do đó, hình thức đồng tác giả hay đồng sáng chế quốc tế tăng nhanh và trở thành hình thức hợp tác phổ biến. Hơn nữa, các hoạt động KHCN đang có xu hướng chuyển từ thực hiện cá nhân thành nhóm nghiên cứu đa quốc gia.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam (Trang 134 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)