Phân loại nợ chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 31 - 33)

7. Kết cấu của luận án

1.1. NỢ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

1.1.2. Phân loại nợ chính quyền địa phương

1.1.2.1. Phân loại nợ chính quyền địa phương theo nguồn gốc địa lý

Theo nguồn gốc địa lý, nợ CQĐP được phân thành nợ trong nước và nợ ngoài nước.

Nợ trong nước: là các khoản nợ bằng nội tệ và ngoại tệ vay từ các bên cư trú. Nợ ngoài nước: là các khoản nợ bằng ngoại tệ và nội tệ vay từ các bên

phi cư trú (theo nguyên tắc cư trú); là các khoản nợ bằng ngoại tệ vay từ các bên cư trú và bên phi cư trú (theo nguyên tắc đồng tiền).

Phân loại nợ CQĐP theo nguồn gốc địa lý thường được áp dụng do tính đơn giản và dễ thực hiện; đồng thời cách phân loại này cũng hiệu quả trong việc hỗ trợ CQĐP đánh giá, phân tích cơ cấu nợ hiện hành, giám sát mức nợ và các loại rủi ro nếu có liên quan đến tỷ giá, lãi suất và thanh khoản.

1.1.2.2. Phân loại nợ chính quyền địa phương theo hình thức huy động vốn

Theo hình thức huy động vốn, nợ CQĐP được chia thành nợ từ thoả thuận vay trực tiếp và nợ từ phát hành công cụ nợ.

Nợ từ thoả thuận vay trực tiếp: là các khoản nợ được ký giữa CQĐP với

tổ chức cho vay thông qua hợp đồng vay.

Nợ từ phát hành công cụ nợ: là các khoản nợ CQĐP phát hành các công

Phân loại nợ CQĐP theo hình thức huy động vốn thường được CQĐP sử dụng khi xác định rõ mục đích vay. Vay trực tiếp thông qua hợp đồng vay thường được CQĐP dành cho các nhiệm vụ chi cụ thể như dự án đầu tư phát triển, hỗ trợ NSĐP; trong khi phát hành công cụ nợ thường được sử dụng cho các nhiệm vụ chi có tính linh hoạt hơn như từng dự án riêng biệt.

1.1.2.3. Phân loại nợ chính quyền địa phương theo lãi suất

Theo lãi suất, nợ CQĐP được phân thành nợ có lãi suất cố định và nợ có lãi suất thả nổi.

Nợ có lãi suất cố định: là các khoản nợ có mức lãi suất cố định từ khi

vay cho đến khi khoản vay được đáo hạn, không phụ thuộc vào biến động của thị trường.

Nợ có lãi suất thả nổi: là các khoản nợ được điều chỉnh lãi suất khi có biến động về lãi suất trên thị trường. Lãi suất thả nổi thường được neo dựa trên một chỉ số cụ thể như LIBOR, SIBOR.

Phân loại nợ CQĐP theo lãi suất giúp CQĐP theo dõi, quản lý, giám sát danh mục nợ dựa trên các dự báo biến động về lãi suất để đưa ra cơ cấu danh mục nợ tối ưu nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro của thị trường tác động đến mức nợ.

1.1.2.4. Phân loại nợ chính quyền địa phương theo kỳ hạn

Theo kỳ hạn, nợ CQĐP gồm nợ ngắn hạn và nợ trung dài hạn.

Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ có thời hạn dưới 01 năm; lãi suất cho

vay thấp và mục đích vay để bù đắp thâm hụt tạm thời của NSĐP trong ngắn hạn.

Nợ trung dài hạn: là các khoản nợ có kỳ hạn từ 01 đến 05 năm (trung hạn) và trên 05 năm (dài hạn); lãi suất cho vay cao và mục đích vay chủ yếu để đáp ứng nhu cầu chi đầu tư cơ sở hạ tầng tại địa phương.

Phân loại nợ CQĐP theo kỳ hạn giúp CQĐP đưa ra phương án trả nợ kịp thời, hiệu quả và giảm thiểu tối đa rủi ro. Cụ thể, để giảm thiểu rủi ro mất khả

năng thanh tốn hoặc rủi ro thanh khoản, CQĐP thường có xu hướng tăng tỷ trọng các khoản vay trung dài hạn và giảm tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn trong danh mục nợ.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)