Nguồn: BTC, NCS tổng hợp và tính tốn Bốn là, nguồn vay từ ngân hàng thương mại.
Trường hợp thiếu hụt nguồn vốn cho đầu tư phát triển và chưa thể tiếp cận thị trường vốn trong nước thông qua phát hành trái phiếu CQĐP, các địa phương có thể vay các NHTM trong nước. Tuy nhiên, hình thức vay này có một số hạn chế đối với địa phương. Một mặt, các NHTM thường không muốn cho địa phương vay vì phần lớn các dự án phát triển KTXH của địa phương khơng có hoặc ít có nguồn thu, do đó sẽ làm tăng rủi ro của dự án, đặc biệt trong điều kiện chưa có cơ chế rõ ràng về thế chấp và đảm bảo cho nợ vay. Mặt khác, nguồn vốn vay từ NHTM có lãi suất tương đối cao so với các nguồn vay khác, do đó các địa phương ln coi đây là nguồn vốn cuối cùng trong trường hợp cần huy động vốn.
Nguồn vay lại vốn vay nước ngồi của Chính phủ
Theo quy định, CQĐP không được phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế, tuy nhiên CQĐP có thể tiếp cận nguồn vay nước ngồi thơng qua vay
2.5 5.0 13.0 6.9 7.5 2.4 0.1 8.6 11.5 21.6 23.6 25.2 20.3 12.9 7.4 3.4 1.3 0.3% 0.4% 0.6% 0.6% 0.6% 0.5% 0.3% 0.1% 0.1% 0.0% -0.5% -0.3% -0.1% 0.1% 0.3% 0.5% 0.7% 0 5 10 15 20 25 30 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
lại vốn vay nước ngồi của Chính phủ. Đây được coi là một phương thức hỗ trợ vốn của Chính phủ đối với CQĐP để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư. Theo đó, UBND cấp tỉnh được vay lại để bù đắp bội chi của NSĐP và phải sử dụng nguồn thu và nguồn huy động của NSĐP để hoàn trả vốn vay lại. Vốn vay lại của UBND cấp tỉnh chỉ được sử dụng để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển KTXH thuộc nhiệm vụ chi của NSĐP.
Giai đoạn trước năm 2016, việc vay lại vốn vay nước ngồi của Chính phủ chưa được thực hiện nhiều. Trong tổng nguồn huy động và sử dụng cho các cơng trình, dự án của địa phương từ năm 2014 đến năm 2015, chỉ có 8% là cho vay lại, còn 92% là cấp phát cho địa phương. Thực trạng này do nguồn thu NSĐP hạn chế trong khi nhu cầu đầu tư, thu hút nguồn lực cho phát triển KTXH và xóa đói giảm nghèo lớn, dẫn đến tỷ lệ cấp phát cao tại nhiều địa phương. Tỷ lệ cấp phát được tính trên quy mô dự án và khoản vay, dẫn đến việc hỗ trợ của NSTW đối với NSĐP từ nguồn vốn vay nước ngoài chưa hoàn tồn cơng bằng. Một số địa phương có nguồn thu khá vẫn được NSTW hỗ trợ nhiều hơn do dự án ODA của địa phương đó có quy mơ lớn hơn so với các dự án nhỏ tại các tỉnh khó khăn.
Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ban hành là bước tiến lớn về mặt thể chế quản lý cho vay lại vốn vay nước ngồi của Chính phủ đối với địa phương khi khắc phục các bất cập và kế thừa, phát huy giá trị của các văn bản trước đây như Nghị định số 78/2010/NĐ-CP, Nghị định số 52/2017/NĐ-CP. Theo đó, Nghị định số 97/2018/NĐ-CP đã đẩy mạnh chính sách cho vay lại vốn vay nước ngồi của Chính phủ đối với địa phương nhưng vẫn đảm bảo sự giám sát, quản lý chặt chẽ để các dự án đạt được mục tiêu và tiến độ đề ra. Trong giai đoạn Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình và “tốt nghiệp” nguồn vốn ODA từ các nhà tài trợ, mức độ ưu đãi của các đối tác phát triển dành cho các khoản vay của Việt Nam đang giảm rõ rệt và sẽ tiến gần đến điều kiện thị trường. Do đó, việc ban hành Nghị định số 97/2018/NĐ-CP
ngoài việc chuẩn bị cho CQĐP tiếp cận nhiều với nguồn vốn kém ưu đãi hơn trong giai đoạn tới, còn nhằm giảm tỷ trọng cấp phát và tăng tỷ trọng cho vay lại đối với CQĐP để tăng hiệu quả quản lý và sử dụng vốn, gắn trách nhiệm của địa phương với trung ương về mặt trả nợ.
Về trình tự thủ tục vay lại vốn vay nước ngồi của Chính phủ, UBND tỉnh tham gia ý kiến với các Bộ, ngành trong quá trình đàm phán với đối tác cho vay nước ngoài. Sau khi đàm phán, UBND cấp tỉnh chuẩn bị hồ sơ để BTC thực hiện thẩm định về khả năng trả nợ của UBND cấp tỉnh nhận vay lại. Sở KH&ĐT của tỉnh là cơ quan được UBND tỉnh giao chủ trì tham gia quá trình đàm phán và lập hồ sơ. STC là cơ quan phối hợp tham gia khi được Sở KH&ĐT đề nghị. Sau khi thẩm định, UBND tỉnh ký hợp đồng vay lại trực tiếp với BTC. KBNN tỉnh thực hiện việc kiểm soát chi đối với các khoản giải ngân cho dự án, thực hiện việc ghi thu NSĐP và ghi chi cho dự án khi nhận được lệnh ghi thu, ghi chi của STC. STC lập lệnh ghi thu NSĐP và ghi chi cho dự án gửi cho KBNN địa phương khi nhận được thông báo của BTC.
Về cơ chế, tỷ lệ cho vay lại nguồn vốn vay nước ngồi của Chính phủ đối với địa phương phụ thuộc vào đặc thù từng địa phương và tỷ lệ bổ sung cân đối từ NSTW so với tổng chi cân đối NSĐP. Cụ thể:
(i). Địa phương có tỉ lệ bổ sung cân đối từ NSTW so với tổng chi cân đối NSĐP từ 70% trở lên, tỉ lệ cho vay lại là 30% vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi. (ii). Địa phương có tỉ lệ bổ sung cân đối từ NSTW so với tổng chi cân đối NSĐP từ 50% đến dưới 70%, tỉ lệ cho vay lại là 40% vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi.
(iii). Địa phương có tỉ lệ bổ sung cân đối từ NSTW so với tổng chi cân đối NSĐP dưới 50%, tỉ lệ cho vay lại là 50% vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi.
(iv). Địa phương có điều tiết về NSTW (trừ thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh), tỉ lệ cho vay lại là 70% vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi.
(v). Tỉ lệ cho vay lại đối với thành phố Hà Nội là 90%, thành phố Hồ Chí Minh là 100% vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngồi.
Chính sách đẩy mạnh cho vay lại CQĐP nhằm hạn chế bất cập trong việc cấp phát vốn vay nước ngồi của Chính phủ. Khi được cấp phát, các địa phương coi nguồn vốn này là hỗ trợ thêm từ NSTW nên một số địa phương có tâm lý chưa quyết liệt trong chỉ đạo triển khai, chậm trễ trong giải phóng mặt bằng, tái định cư dẫn đến chậm tiến độ dự án, tăng chi phí và làm giảm hiệu quả vốn vay. Bên cạnh đó, việc cấp phát cho các địa phương có nguồn thu khá khiến NSTW khơng thể tập trung hỗ trợ cho các địa phương nghèo hơn, dẫn đến việc chưa đảm bảo tốt chức năng chủ đạo, điều tiết của NSTW. Ngoài ra, đối với các khoản cấp phát, nghĩa vụ trả nợ tập trung ở NSTW nên việc tiếp tục cấp phát sẽ đẩy chỉ tiêu trả nợ trên thu NSNN nhanh chóng vi phạm ngưỡng quy định là 25%.
Đơn vị: nghìn tỷ đồng, %