Các kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 100 - 102)

7. Kết cấu của luận án

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ CHÍNH QUYỀN

2.3.1. Các kết quả đạt được

2.3.1.1. Khung pháp lý về quản lý nợ chính quyền địa phương được ban hành tương đối đầy đủ và đồng bộ

Trong giai đoạn 2011- 2020, quản lý nợ CQĐP trải qua hai thời kỳ áp dụng theo Luật QLNC số 29/2009/QH12 (từ năm 2011 đến tháng 7/2018) và Luật QLNC số 20/2017/QH14 (từ tháng 7/2018 đến năm 2020), đồng thời cũng là giai đoạn chuyển giao giữa Luật NSNN số 01/2002/QH11 (từ năm 2011 đến hết năm 2016) và Luật NSNN số 83/2015/QH13 (có hiệu lực từ năm ngân sách 2017). Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ quy định chưa công nhận đến quy định công nhận bội chi NSĐP và vay nợ của địa phương. Với việc ban hành Luật

QLNC số 20/2017/QH14 và đặc biệt là Nghị định số 93/2018/NĐ-CP, khung pháp lý về quản lý nợ CQĐP đã ngày càng hoàn thiện hơn khi kế thừa quan điểm quản lý nợ CQĐP của giai đoạn trước, đồng thời bổ sung thêm các quy định nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại. Theo đó, khung pháp lý hiện hành về quản lý nợ CQĐP đồng bộ với khung pháp lý của các chính sách khác như Luật NSNN, Luật Đầu tư công và thống nhất, bao quát các nội dung về quản lý nợ CQĐP. Những điều chỉnh trong quy định về bội chi CQĐP, hạn mức dư nợ của địa phương, phạm vi vay nợ, cho vay lại đối với địa phương, nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn tại địa phương,… đã làm tăng mức độ chủ động trong vay nợ của CQĐP, tạo điều kiện cho địa phương vay nợ theo khả năng chi trả, tăng tính bền vững nợ của địa phương, từ đó góp phần đảm bảo an tồn nợ và an ninh tài chính quốc gia.

2.3.1.2. Chính sách huy động vốn về cơ bản đảm bảo nguồn lực cho địa phương thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn

Khi Luật QLNC số 20/2017/QH14 cùng với Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ban hành, các kênh huy động vốn của CQĐP đa đạng hơn và cụ thể hơn, bao gồm: Phát hành trái phiếu CQĐP; Vay lại từ nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngồi của Chính phủ; Vay từ các nguồn trong nước khác như vay ngân quỹ nhà nước, vay từ quỹ dự trữ cấp tỉnh, vay từ các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước. Bên cạnh đó, huy động vốn cho đầu tư phát triển của của địa phương được thực hiện theo quy định tại Luật NSNN số 83/2015/QH13, Nghị định số 97/2018/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn khác, qua đó đảm bảo nguồn vốn đầu tư phát triển cho các cơng trình, dự án theo kế hoạch. Ngồi ra, CQTW còn ban hành nghị định về cơ chế huy động vốn đặc thù nhằm tạo điều kiện cho các thành phố phát triển tồn diện và bền vững. Có thể thấy, chính sách huy động vốn đã góp phần tích cực vào việc đảm bảo nguồn lực cho địa phương thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH trên địa bàn.

2.3.1.3. Đảm bảo an tồn nợ chính quyền địa phương

Tính bền vững, ổn định của nợ CQĐP được thể hiện qua sự chuyển dịch dần cơ cấu nguồn huy động từ các nguồn vay có kỳ hạn ngắn (như vay tồn dư ngân quỹ nhà nước có kỳ hạn khoảng 1 năm) sang các khoản vay có kỳ hạn dài (như phát hành trái phiếu CQĐP có kỳ hạn khoảng 5 năm, các khoản vay lại vốn vay nước ngồi của Chính phủ có kỳ hạn bình quân từ 15-25 năm). Việc chuyển dịch này sẽ giảm dần rủi ro thanh khoản, giảm rủi ro nghĩa vụ nợ của địa phương tập trung cao vào một số năm; đồng thời tăng cường năng lực và trách nhiệm của CQĐP đối với nguồn vốn huy động. Đa số các khoản vay nước ngồi của Chính phủ vay về cho vay lại của CQĐP có chi phí trả lãi trung bình khoảng 1,6%/năm đã góp phần giảm áp lực nợ cho NSĐP. Theo Nghị quyết số 87/2019/QH14 của Quốc hội về phân bổ dự toán NSNN năm 2020, kế hoạch vay của CQĐP năm 2020 là 29.481,7 tỷ đồng, trong đó vay về cho vay lại là 26.541,6 tỷ đồng, chiếm gần 90% tổng nguồn huy động, vay trong nước chỉ chiếm 10%. Như vậy, xu hướng vay lại từ nguồn vay nước ngồi của Chính phủ sẽ tiếp tục là nguồn vay nợ chính của các địa phương trong giai đoạn tới, qua đó giảm chi phí trả nợ, tăng kỳ hạn vay và góp phần đảm bảo an toàn và bền vững nợ CQĐP.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)