Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 33 - 35)

7. Kết cấu của luận án

1.1. NỢ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ chính quyền địa phương

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nợ CQĐP nói riêng và nợ cơng nói chung. Để phân tích các yếu tố tác động đến dư nợ của một quốc gia, IMF đưa ra công thức xác định đối với nền kinh tế đóng và nền kinh tế mở.

Đối với nền kinh tế đóng (khơng có yếu tố vay nợ nước ngồi):

dt+1 = (1 + idt+1)ddt - pbt+1

Trong đó:

dt+1 : tỷ lệ dư nợ tại thời điểm t+1 so với GDP; xác định bằng dư nợ cuối năm tại năm t+1 chia cho GDP năm t+1.

ddt : tỷ lệ dư nợ trong nước tại thời điểm t so với GDP; xác định bằng dư

nợ cuối năm chia cho GDP năm t.

pbt+1 : bội chi ngân sách cơ sở so với GDP tại năm t+1.

idt+1 : lãi suất trung bình của các khoản vay trong nước tại năm t+1.

Công thức được diễn giải như sau:

Dư nợ năm sau = Dư nợ năm trước * (1+ lãi suất) - Bội chi cơ sở.

(Bội chi cơ sở là bội chi ngân sách không bao gồm trả nợ lãi. Trường hợp thâm hụt ngân sách, bội chi cơ sở là số âm, thể hiện mức thâm hụt của ngân sách cho đầu tư được bù đắp bằng khoản vay nợ; trường hợp ngân sách thặng dư, phần thặng dư được thể hiện bằng trị giá dương và sẽ góp phần giảm dư nợ cuối năm).

Như vậy, đối với nền kinh tế đóng, ảnh hưởng đến dư nợ so với GDP gồm: các yếu tố trực tiếp (tốc độ tăng trưởng kinh tế, bội chi ngân sách cơ sở, lãi suất vay trong nước,…) và các yếu tố gián tiếp (mơi trường kinh tế vĩ mơ, ổn định chính trị, mức độ phát triển của thị trường vốn trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngồi, và chuyển giao cơng nghệ,…).

Đối với nền kinh tế mở (có yếu tố vay nợ nước ngồi):

dt+1 = et+1/et*(1+ift+1)*dft+(1 + idt+1)dt - pbt+1 + ot+1

Trong đó:

dt+1 hoặc dt : tỷ lệ dư nợ tại thời điểm t+1 hoặc t; xác định bằng dư nợ chia cho GDP tại thời điểm t+1 hoặc t.

et+1 hoặc et :lãi suất danh nghĩa của đồng nội tệ so với USD vào cuối năm t+1 hoặc t.

dft : dư nợ nước ngoài so với GDP tại thời điểm t.

ddt : dư nợ trong nước so với GDP tại thời điểm t.

ift+1 hoặc idt+1 : lãi suất trung bình vay nợ nước ngồi hoặc trong nước tại thời điểm t+1.

pbt+1: bội chi ngân sách cơ sở so với GDP tại năm t+1.

Ot: các yếu tố khác ảnh hưởng đến mức dư nợ tại thời điểm t nhưng không được phản ánh trong bội chi NSNN.

Công thức được diễn giải như sau:

Dư nợ năm sau = Dư nợ trong nước năm trước * (1+ lãi suất trong nước) + Dư nợ nước ngoài * (1+lãi suất nước ngoài) * Biến động tỷ giá - Bội chi cơ sở + Các yếu tố khác ảnh hưởng đến dư nợ.

Như vậy, đối với nền kinh tế mở, ảnh hưởng đến dư nợ so với GDP gồm: các yếu tố tác động đến nền kinh tế đóng; các yếu tố trực tiếp và gián tiếp tác động đến vay nợ nước ngoài (dư nợ nước ngoài, lãi suất vay nợ nước ngoài, biến động tỷ giá, chiến lược đàm phán vay, trả nợ,…); và một số yếu tốc khác ảnh hưởng đến nợ (nợ của DNNN, cấp vốn cho hệ thống ngân hàng, các khoản nợ dự phòng, khoanh nợ, giãn nợ, giảm nợ,…).

Về bản chất, xét trên góc độ đi vay để bù đắp thâm hụt ngân sách, CQĐP là một chủ thể có tính chất tương đồng với CQTW. Do đó, qua các cơng thức phân tích ở trên, có thể nhận định các nhóm yếu tố chính tác động lên mức dư nợ CQĐP gồm:

Thứ nhất, nhóm yếu tố về vốn (nhu cầu vay vốn, hạn mức vay, bội chi cơ

sở, chi phí vay nợ có tính đến một số yếu tố ràng buộc của khoản vay,…).

Thứ hai, nhóm yếu tố về sử dụng vốn và thị trường vốn (các chỉ tiêu kinh

tế vĩ mơ, chính sách kinh tế vĩ mơ, môi trường đầu tư kinh doanh,…).

Thứ ba, nhóm yếu tố về quản lý (quy định pháp lý, thủ tục hành chính, quy

trình quản lý, chiến lược, chương trình, kế hoạch nợ, cơ chế phân cấp ngân sách, hệ thống thông tin báo cáo, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nợ,..).

Thứ tư, nhóm yếu tố về năng lực của CQĐP (hiệu quả quản trị và hành

chính cơng; năng lực cạnh tranh của CQĐP; chỉ số minh bạch ngân sách, cải cách hành chính nhà nước, chính phủ điện tử và hệ số tín nhiệm của địa phương,…).

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)