Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ CQĐP

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 145)

DPI Nội dung

chính Khía cạnh Đề xuất mức điểm năm 2020 Nguyên nhân chính DPI 1 Khung pháp lý 1. Sự tồn tại, phạm vi áp dụng và nội dung của khung pháp lý.

C

Hiện các văn bản pháp lý của địa phương (ở cấp độ sơ cấp và thứ cấp) đều chưa quy định mục tiêu quản lý nợ.

DPI 2 Cơ cấu quản lý

1. Cơ cấu quản lý để quản lý các khoản vay nợ của địa phương và thực hiện các giao dịch liên quan đến nợ.

C

Đã bước đầu có cải thiện sau khi Luật QLNC số 20/2017/QH14 và các văn bản hướng dẫn được ban hành; tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế và chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các sở ngành liên quan; quản lý nợ CQĐP còn thiếu quy định pháp lý liên quan. DPI 3 Chiến lược

quản lý nợ

1. Chất lượng của văn bản

về chiến lược quản lý nợ. C

Chưa có văn bản xây dựng chiến lược nợ cụ thể tại từng địa phương.

2. Quy trình ra quyết định, cập nhật và công bố chiến lược quản lý nợ.

C

Chưa có quy trình ban hành Chương trình quản lý nợ 03 năm tại địa phương, tuy nhiên đã có quy định các địa phương phải lập chương trình 03 năm tại Nghị định số 93/2018/NĐ-CP về quản lý nợ CQĐP. DPI 4 Đánh giá hoạt động quản lý và báo cáo nợ 1. Mức độ công khai - được đưa vào báo cáo thường niên hoặc một hình thức văn bản tương đương - về các hoạt động quản lý nợ của CQĐP.

Chưa đánh giá

Chưa đề cập đến việc các hoạt động quản lý nợ của CQĐP đã tuân thủ theo chiến lược quản lý nợ của CQĐP như thế nào.

DPI 5 Kiểm toán

1. Tần suất thực hiện kiểm toán nội bộ và kiểm tốn bên ngồi về các hoạt động quản lý nợ CQĐP, chính sách và hoạt động nghiệp vụ, cơng bố các báo cáo kiểm tốn bên ngồi.

D

Phạm vi kiểm tốn nợ CQĐP cần bao gồm các hoạt động, chính sách và cơ chế vận hành quản lý nợ, trong đó tập trung vào hiệu quả quản lý.

DPI Nội dung chính Khía cạnh Đề xuất mức điểm năm 2020 Nguyên nhân chính 2. Mức độ cam kết thực hiện các khuyến nghị của kiểm toán nội bộ và bên ngồi.

Khơng cho điểm

Đã được quy định tại Luật QLNC số 20/2017/QH14 (Điều 58). DPI-6 Phối hợp với chính sách tài khóa và ngân sách địa phương 1. Sự phối hợp với chính sách tài khóa thơng qua việc cung cấp các dự báo kịp thời và chính xác về nghĩa vụ trả nợ của CQĐP theo các kịch bản khác nhau.

Không cho

điểm Chưa đủ cơ sở đánh giá.

2. Có những biến số chính về tài khóa và/hoặc có một phân tích về bền vững nợ, và tần suất thực hiện phân tích bền vững nợ.

D Chưa có phân tích bền vững nợ.

DPI-7 Vay nợ trong nước

1. Mức độ mà cơ chế dựa trên thị trường được sử dụng để phát hành nợ, công bố kế hoạch vay nợ đối với tín phiếu Kho bạc và trái phiếu CQĐP, và việc chuẩn bị kế hoạch hàng năm đối với khoản tiền vay bằng đồng nội tệ ở thị trường trong nước.

D

Cần tránh ấn định vay nợ trong nước một cách trực tiếp vì như vậy khơng phải dựa trên cơ chế thị trường; chủ yếu qua đấu thầu công khai.

2. Mức độ sẵn có và chất lượng các thủ tục được tài liệu hóa về vay bằng đồng nội tệ ở thị trường trong nước.

Không cho điểm

DPI Nội dung chính Khía cạnh Đề xuất mức điểm năm 2020 Nguyên nhân chính

DPI-8 Vay nợ nước ngoài

1. Mức độ đánh giá các điều kiện và điều khoản vay có lợi nhất hoặc có hiệu quả kinh tế nhất (bên cho vay hoặc nguồn kinh phí, loại tiền tệ, lãi suất, và thời gian đáo hạn).

Không cho

điểm CQĐP tiếp cận nợ vay nước ngồi thơng qua cơ chế vay lại nguồn vay nước ngồi của Chính phủ. Các khoản vay này chủ yếu là khoản vay gắn với dự án do đó các quy trình thủ tục căn cứ các Luật, Nghị định của Chính phủ (bao gồm Luật QLNC, Luật đầu tư công, và các Nghị định hướng dẫn luật).

2. Mức độ sẵn có và chất lượng các thủ tục được tài liệu hóa đối với các khoản vay nước ngoài.

Không cho điểm 3. Sự tham gia và mức độ

tham gia của các cố vấn pháp lý trước khi ký kết hợp đồng vay. Không cho điểm DPI-09 Dự báo dòng tiền

1. Hiệu quả trong việc dự báo tổng mức tồn dư ngân quỹ (số dư tiền mặt) trong các tài khoản ngân hàng chính phủ.

C Các dự báo được lập hàng tháng và hàng quý.

2. Hiệu quả trong việc quản lý số dư tiền mặt tổng thể trong các tài khoản ngân hàng chính phủ, bao gồm có việc lồng ghép với chương trình vay trong nước.

C Báo cáo ngân quỹ được cập nhật hàng tháng.

DPI-10 Quản lý nợ và an ninh dữ liệu

1. Chất lượng thủ tục tài liệu hóa về thực hiện các nghĩa vụ nợ.

Khơng cho điểm

Chưa có đủ cơ sở đánh giá do thiếu thơng tin.

2. Mức độ sẵn có và chất lượng các thủ tục tài liệu hóa đối với lưu trữ và phê chuẩn dữ liệu nợ, cũng như lưu trữ các hiệp định và các tài liệu quản lý nợ.

Khơng cho điểm

Chưa có đủ cơ sở đánh giá do thiếu thông tin.

DPI Nội dung chính Khía cạnh Đề xuất mức điểm năm 2020 Ngun nhân chính 3. Mức độ sẵn có và chất lượng thủ tục được tài liệu hóa về kiểm sốt tiếp cận hệ thống QL nợ của CQĐP.

Không cho điểm

Chưa có đủ cơ sở đánh giá do thiếu thông tin.

4. Tần suất ghi nhận và sao lưu dữ liệu nợ trong hệ thống quản lý cũng như điều kiện lưu trữ dữ liệu sao lưu đảm bảo an ninh và ở cách xa hệ thống gốc.

Không cho điểm

Chưa có đủ cơ sở đánh giá do thiếu thông tin. DPI-11 Phân định nhiệm vụ, năng lực nhân sự và tính liên tục trong hoạt động

1. Có sự phân chia nhiệm vụ đối với một số nhân tố chính và có chức năng giám sát rủi ro và đảm bảo tuân thủ.

D Chưa có bộ phận giám sát tuân thủ và rủi ro.

2. Năng lực cán bộ và

quản trị nguồn nhân lực. D

Thiếu nhân lực và thiếu cán bộ được đào tạo về quản lý nợ. Hiện nay tại các STC chưa có phịng chun mơn về quản lý nợ

3. Có một kế hoạch về quản lý rủi ro hoạt động, bao gồm các bố trí nhằm duy trì tính liên tục trong hoạt động và phục hồi sau thảm họa.

D Chưa có quy trình quản lý rủi ro hoạt động và đảm bảo tính liên tục

DPI-12

Tài liệu lưu trữ về nợ và báo

cáo nợ

1. Mức độ hoàn thiện và kịp thời của các hồ sơ nợ của CQĐP.

C

Độ trễ hồn thiện các hồ sơ/báo cáo cơng khai về nợ tương đối lớn nên chưa đáp ứng yêu cầu tối thiểu dưới 3 tháng.

2. Có tất cả các tài liệu lưu trữ hoàn chỉnh và cập nhật của tất cả các chủ sở hữu trên hệ thống đăng ký đảm bảo.

Không cho điểm

Chưa có đủ cơ sở về thơng tin đánh giá

3.2.3.2. Nâng cao khả năng đánh giá và phân tích rủi ro

Bên cạnh các chỉ tiêu giám sát nợ CQĐP, CQĐP có thể đánh giá và phân tích rủi ro danh mục nợ thơng qua phân tích tình huống cụ thể và phân tích rủi ro ngẫu nhiễn.

Đối với nợ CQĐP, một trong những rủi ro lớn là mức độ biến động của các biến số tài chính ảnh hưởng đến ngân sách thông qua những thay đổi trong chi phí dịch vụ nợ (ví dụ như các khoản vay lại áp dụng lãi suất thả nổi hoặc các khoản phát hành trái phiếu CQĐP lãi suất cố định có kỳ hạn ngắn). Do đó, cơ quan quản lý nợ cần xây dựng các biện pháp đo lường rủi ro trên cơ sở dịng tiền. Một số mơ hình phân tích rủi ro được phát triển bởi các cơ quan quản lý nợ khác trên thế giới đang áp dụng hiệu quả như: chỉ số lượng - rủi ro (AAR) tại Hà Lan; chỉ số ngân sách - rủi ro (BaR) tại Bồ Đào Nha; chỉ số chi phí - rủi ro (CaR) tại Brazil, Canada, Đan Mạch, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ; chỉ số dịch vụ nợ - rủi ro (DSaR) tại Colombia.

Bên cạnh đó, để đảm bảo giảm thiểu tối đa rủi ro, biện pháp phổ biến được áp dụng là tối ưu hóa danh mục đầu tư để xác định cấu trúc danh mục nợ phù hợp. Rủi ro đo bằng độ lệch chuẩn của các chi phí nợ trong tổng danh mục nợ. Danh mục nợ đáp ứng tiêu chí này được gọi là danh mục đầu tư hiệu quả, đạt được một chi phí dự kiến thấp hơn với rủi ro cao hơn. Vì vậy cơ quan quản lý nợ phải đối mặt với một sự đánh đổi giữa rủi ro và chi phí dự kiến. Mối quan hệ rủi ro - chi phí kỳ vọng của danh mục nợ hiệu quả được thể hiện qua một đường cong gọi là đường biên hiệu quả.

Tối ưu hóa các biến là một cơng cụ định lượng được sử dụng để xác định cấu trúc danh mục nợ được ưu tiên. Quá trình bắt đầu bằng cách tính tốn chi phí dự kiến cho mỗi loại nợ và tạo ra một ma trận hiệp phương sai từ độ lệch chuẩn của mỗi loại nợ và mối tương quan của chúng với nhau. Việc tối ưu hóa sau đó nhằm tìm kiếm một cơ cấu nợ mà giảm thiểu tối đa các rủi ro của danh mục nợ với một mức độ chi phí - rủi ro phù hợp. Tối ưu hóa danh

mục nợ phù hợp hơn với cơ cấu danh mục dựa nhiều trên biến thị trường, do đó hồn tồn phù hợp với định hướng huy động vốn vay của CQĐP giai đoạn 2021- 2030, khi các khoản vay ODA có hàm lượng ưu đãi cao và được cấp phát từ NSTW giảm xuống, thay bằng các khoản vay lại vốn vay có hàm lượng ưu đãi thấp, gắn với lãi suất thị trường.

3.2.3.3. Xây dựng hệ thống thơng tin quản lý nợ chính quyền địa phương

Như đã phân tích tại phần thực trạng, số liệu nợ CQĐP phân tán ở nhiều cơ quan khác nhau trong khi chưa có một hệ thống cơ sở dữ liệu chung về nợ dẫn đến khó khăn trong cơng tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát vay, trả nợ CQĐP. Do đó, cần thiết xây dựng một hệ thống thông tin quản lý nợ CQĐP để đảm bảo cơ sở dữ liệu chung về nợ CQĐP và đảm bảo kết nối thông tin về quản lý nợ CQĐP giữa trung ương và địa phương.

Thứ nhất, xây dựng cơ sở dữ liệu chung về nợ CQĐP tại địa phương

Cơ sở dữ liệu chung về nợ CQĐP nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nợ tại địa phương, do đó cần thể hiện đầy đủ các khoản nợ của CQĐP như nợ trong nước và vay lại từ nguồn vốn vay nước ngồi của Chính phủ. Đối với mỗi khoản vay, các thơng tin cần có gồm tên khoản vay, ngày ký hợp đồng vay, trị giá khoản vay, đồng tiền vay, mục đích vay, lịch giải ngân, lịch trả nợ gốc và lịch trả nợ lãi dự kiến, ngày giải ngân, số tiền giải ngân, đồng tiền giải ngân, mục đích giải ngân, ngày trả nợ gốc hoặc lãi, số tiền trả nợ, đồng tiền trả nợ.

Thông tin, số liệu về nợ CQĐP trên cơ sở dữ liệu chung phải đảm bảo tính chính xác và được quản lý theo hướng mở để các cơ quan, đơn vị có thể cập nhật, khai thác số liệu. Bên cạnh đó, thơng tin về nợ CQĐP cũng cần được phân quyền trực tiếp cho các cơ quan quản lý nợ tại địa phương để đối chiếu, kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo độ chính xác về số liệu nợ, giảm thiểu tối đa đỗ trễ về thông tin để đáp ứng yêu cầu về báo cáo thông tin nợ CQĐP nói riêng và quản lý nợ CQĐP nói chung.

Theo kinh nghiệm quốc tế, cơ quan quản lý nợ CQĐP tại trung ương sẽ là cơ quan tổng hợp các thông tin về nợ CQĐP cũng như giám sát các hạn mức về nợ của CQĐP. Trong khi đó, đầu mối quản lý nợ tại địa phương là các cơ quan quản lý tài chính do cơng tác quản lý nợ gắn chặt với công tác quản lý về tài chính, ngân sách. Phần lớn các nước đều có hệ thống thơng tin quản lý nợ tập trung và các thông tin về nợ CQĐP được công khai, công bố định kỳ hàng năm.

Thứ hai, kết nối hệ thống thông tin quản lý nợ CQĐP giữa trung ương

và địa phương.

Sau khi xây dựng được cơ sở dữ liệu chung phục vụ công tác quản lý nợ tại địa phương, việc kết nối liên thông tin giữa trung ương và địa phương là rất quan trọng để báo cáo, thống kê, đối chiếu số liêụ nợ giữa cấp địa phương với cấp trung ương.

Hiện tại, đầu mối quản lý thông tin nợ CQĐP tại trung ương được giao cho Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, BTC và đầu mối quản lý thông tin về nợ tại địa phương là STC. Tuy nhiên, việc chưa có hệ thống quản lý thơng tin chuyên biệt về nợ CQĐP dẫn đến việc địa phương khó khăn trong xây dựng kế hoạch vay, trả nợ và hạn chế trong cung cấp thơng tin cho trung ương. Cịn BTC thiếu số liệu tổng hợp để đánh giá chung về quản lý nợ CQĐP cũng như xây dựng kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm.

Do đó, cần xây dựng hệ thống thơng tin kết nối giữa trung ương và địa phương về quản lý nợ CQĐP. STC là đầu mối lưu giữ thông tin về nợ của địa phương và BTC là đầu mối lưu giữ thông tin về nợ CQĐP của 63 tỉnh, thành phố. Khi có giao dịch phát sinh, STC tổng hợp, kiểm tra và cập nhật thông tin về nợ CQĐP trên cơ sở dữ liệu dùng chung và định kỳ báo cáo, thống kê và đối chiếu số liệu nợ CQĐP với Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại. Việc kết nối thơng tin giữa trung ương và địa phương giúp dữ liệu về nợ CQĐP tập trung, thống nhất, đảm báo tính chính xác và nhanh chóng khi cập nhật, khai thác dữ liệu.

3.2.3.4. Hình thành bộ phận chuyên trách về quản lý nợ chính quyền địa phương

Cần hình thành một bộ phận chuyên trách về quản lý nợ CQĐP nhằm đảm bảo tính thống nhất trong cơng tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát vay, trả nợ CQĐP. Theo kinh nghiệm quốc tế, tại trung ương, bộ phận chuyên trách về nợ CQĐP được giao cho cơ quan quản lý nợ công; tại địa phương, bộ phận này được giao cho cơ quan tài chính chủ trì. Việc hình thành bộ phận chun trách về nợ có thể hỗ trợ tốt hơn các giao dịch trên thị trường tài chính và tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nợ.

Bộ phận chuyên trách về quản lý nợ CQĐP thường gồm 3 nhóm là tiền tuyến, trung tuyến và hậu tuyến. Nhóm tiền tuyến chịu trách nhiệm thực hiện chiến lược nợ và quản lý danh mục nợ theo mục tiêu đã đặt ra, thực hiện các giao dịch huy động vốn, tạo dựng mối quan hệ với các nhà đầu tư, các tổ chức bảo lãnh, các ngân hàng. Nhóm trung tuyến chịu trách nhiệm phân tích và đưa ra đề xuất về chiến lược quản lý nợ, kế hoạch vay nợ hàng năm trình cấp có thẩm quyền quyết định; phân tích, đánh giá nợ định kỳ; giám sát mức độ tuân thủ về mặt pháp lý đối với các giao dịch được thực hiện bởi nhóm tiền tuyến và nhóm hậu tuyến. Nhóm hậu tuyến chịu trách nhiệm ghi chép các khoản vay, các giao dịch thanh toán nợ, cập nhật và quản trị hệ thống thống kê, ghi chép nợ. Bộ phận chuyên trách về quản lý nợ CQĐP có thể xem xét các yếu tố khác về chi phí, rủi ro, kỳ hạn, cơ cấu đồng tiền vay, cấu trúc lãi suất, nguồn vốn huy động, điều kiện vay,… để tham mưu, tư vấn, đề xuất ban hành chính sách quản

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)