Những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng văn hóa công sở tại Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa (Trang 77 - 79)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Đánh giá về công tác xây dựng văn hóa cơng sở tại Đài Phát thanh-

2.3.2. Những hạn chế

Về công tác ban hành văn bản liên quan đến xây dựng VHCS:

Hiện nay, với một cơ quan báo chí như Đài PT - TH Thanh Hóa đảm nhận trọng trách tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những vấn đề liên quan đến đời sống của người dân và những vấn đề về kinh tế, văn hóa… thế nhưng Đài chưa xây dựng được bộ quy tắc riêng về VHCS. Những quy định như: giờ làm việc, ra vào cơ quan, quy định về chuyên môn, hoạt động văn hóa-thể dục thể thao, ứng xử, lựa chọn trang phục thống nhất giữa các bộ phận, bài trí cơ quan… tất cả đều được xen kẽ ở các mục trong Quyết định số 56/PTTH ngày 10/3/2014 về việc Ban hành Quy chế hoạt động của Đài PT-TH Thanh Hóa và các Phịng, Ban, Đơn vị trực thuộc. Chính vì thế, trong thời gian qua mặc dù mỗi CBVC-LĐ của Đài có cố gắng trong việc thực hiện các quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp, nâng cao trình độ chun mơn, xây dựng lề lối làm việc khoa học… tuy nhiên vẫn chưa đủ. Một số phóng viên, quay phim, kỹ thuật viên và người lao động chưa thực sự

cống hiến hết mình với cơng việc, vẫn cịn tình trạng đi làm muộn, vẫn cịn nảy sinh mâu thuẫn trong quá trình hợp tác làm việc, vẫn cịn trường hợp lãnh đạo phịng, ban với phóng viên chưa có sự đồng thuận.

Về trang phục:

Một số phóng viên, quay phim, kỹ thuật viên mặc trang phục chưa được chỉn chu khi đến Đài làm việc, phong cách ăn mặc ở một đồng chí cịn khá thoải mái như: mặc áo sát nách, đồ ở nhà đến Đài vào những ngày cuối tuần. Khi đi làm tại cơ sở, trang phục của một số phóng viên, biên tập viên, quay phim chưa phù hợp với hoàn cảnh và phong tục của từng địa phương, nhiều trang phục còn quá rườm rà, màu sắc lòe loẹt, váy hơi ngắn so với quy định của trang phục công sở.

Về thái độ giao tiếp, ứng xử:

Một số phóng viên vẫn chưa thật sự gần gũi với người dân trong quá trình khai thác thơng tin, tác phong làm việc và thái độ chưa thật sự nghiêm túc, đơi khi cịn chưa được khiêm tốn, ngôn ngữ giao tiếp thiếu chuẩn mực, chưa rõ ràng mạch lạc. Trong quá trình giao tiếp chưa thật sự chú ý lắng nghe, gây khó khăn với người dân. Vẫn cịn một số biểu hiện quan liêu, thiếu tinh thần đồn kết, tạo bè phái, tính tự giác của một số CBVC-LĐ chưa cao, thiếu nhiệt tình với cơng việc chung.

Về cơ sở vật chất, cảnh quan cơ quan:

Việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa - thể dục thể thao chưa xứng tầm với một cơ quan ngôn luận của tỉnh. Mặc dù diện tích rất rộng, nhưng hiện nay Đài vẫn chưa có khu nhà tập đa năng, sân thể thao...Thiếu băng zôn, khẩu hiệu về VHCS treo và dán tại các khu vực trung tâm và các phòng làm việc. Các phương tiện cho hoạt động văn hóa cịn thiếu như: phịng đọc sách, thư viện, quy chế, quy định về VHCS chưa đầy đủ và chưa rõ ràng…

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng văn hóa công sở tại Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)