7. Cấu trúc của luận văn
3.2. Mục tiêu xây dựng văn hóa cơng sở tại Đài Phát thanh-Truyền hình
hình Thanh Hóa
Để xây dựng một cơ quan báo chí hiện đại trong giai đoạn tiến tới tự chủ hồn tồn thì việc xây dựng, nâng cao VHCS là vấn đề hết sức cần thiết, cấp bách. Thực tiễn cho thấy, việc xây dựng, phát triển VHCS của một cơ quan báo chí nói riêng và các cơ quan hành chính nhà nước nói chung khơng hề đơn giản, bởi nói địi hỏi sự chung tay, thống nhất, quyết tâm cao của tất cả các thành viên trong cơ quan đó, từ lãnh đạo cho đến CBVC-LĐ. Do đó, để nâng cao VHCS của một cơ quan báo chí, cần phải bám sát các đặc tính, tiêu chí ảnh hưởng đến nó như sau:
Thứ nhất, phải xác định được rằng Đài PT-TH Thanh Hóa là một cơ quan báo chí. Đây là yếu tố quan trọng có vai trị định hướng, quyết định tính đặc thù của VHCS. Bởi công sở là bộ mặt của Đài, là nơi CBVC-LĐ thực hiện nhiệm vụ được giao và thường xuyên tiếp xúc với người dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân đến liên hệ, làm việc với Đài. Nhà trường. Các CBVC-LĐ làm việc trong môi trường này đều phải nhận thức rõ tính đặc thù này để nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình trước người dân và xã hội. Đài PT-TH Thanh Hóa khơng chỉ là cơ quan báo chí với chức năng
làm cầu nối thông tin giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân mà còn là kênh tun truyền văn hóa đến mọi khán, tính giả, góp phần định hình nên những chuẩn mực văn hóa chung cho xã hội.
Thứ hai, khác với các cơ quan hành chính Nhà nước khác, Đài PT-TH Thanh Hóa mang trong mình đặc thù của cơ quan báo chí mà ở đó, đội ngũ biên tập viên, phóng viên, quay phim thường xuyên làm việc tại cơ sở để thu thập thong tin. Đặc tính này khiến cho đội ngũ CBVC-LĐ Đài bên cạnh việc thường xuyên trau dồi đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trình độ chun mơn, tn thủ nghiêm túc tổ chức kỷ luật kỷ cương hành chính cịn phải trở lên nhạy bén, năng động, sáng tạo và chuyên nghiệp khi thi hành nhiệm vụ. Có như vậy mới có thể cạnh tranh, xây dựng chỗ đứng, uy tín với các cơ quan báo chí khác trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Thứ ba, trình độ văn hóa của đội ngũ lãnh đạo và số đông CBVC-LĐ trong cơ quan. Đây là yếu tố tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng VHCS của Đài. Vì trình độ văn hóa của mỗi người trước hết được thể hiện qua văn hóa nhận thức. Trình độ văn hóa của đội ngũ lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan hết sức quan trọng. Bởi với vị trí quyền lực của mình, cùng với học vấn cao, nhận thức sâu sắc, tinh tế thì họ sẽ tìm ra phương phương thức hiệu quả nâng cao nhận thức của viên chức, người lao động của mình; tổ chức bộ máy cơ quan khoa học, hiệu quả; tuyển dụng và sử dụng con người hợp lí, ... Ngược lại, nếu trình độ văn hóa của đội ngũ lãnh đạo hạn chế sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến VHCS. Bên cạnh đó, trình độ VHCS của CBVC-LĐ cũng hết sức quan trọng. Nếu nhận thức của họ cao thì họ sẽ ln có ý thức tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với vị trí, chức trách được giao. Và ngược lại, trình độ văn hóa của CBVC-LĐ ở mức độ thấp lại thêm lãnh đạo hạn chế về tư duy nhận thức, khả năng tổ chức quan lý... thì việc xây dựng VHCS của cơ quan đó sẽ rất khó khăn và hiệu quả thấp.
Căn cứ vào những đặc tính trên để đề ra các mục tiêu cụ thể trong việc xây dựng VHCS tại Đài PT-TH Thanh Hóa đến năm 2025 như sau:
- Tất cả CBVC-LĐ của Đài đều hiểu rõ vai trò của VHCS đối với sự phát triển bền vững của Đài và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các tiêu chí của VHCS như phong cách ứng xử, trang phục khi đi làm.
- Phấn đấu xây dựng công sở khang trang, bề thế và tiện nghi hơn, tạo môi trường làm việc thân thiện.
- Phấn đầu hàng năm, tập thể Đài đều được cơng nhận hồn thành xuất sắc nhiệm vụ. Từ 60% trơ lên CBVC-LĐ của Đài đạt danh hiệu công dân kiểu mẫu, 20% CBVC-LĐ đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. 100% CBVC-LĐ có trình độ đạt chuẩn trở lên theo vị trí việc làm.
- Phấn đấu xây dựng và phát triển Đài PT-TH Thanh Hóa trở thành cơ quan kiểu mẫu, ngày càng có uy tín và thương hiệu, nhận được sự tin yêu của khán tính giả trong và ngồi tỉnh, đồng thời có ảnh hưởng tích cực đối với các tỉnh trong khu vực và cả nước.