Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về văn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng văn hóa công sở tại Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa (Trang 87 - 89)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Những giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng văn hóa cơng sở

3.3.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về văn hóa

hóa cơng sở

VHCS được cấu thành từ các yếu tố nội hàm bên trong và từ những yếu tố bên ngồi. Yếu tố bên ngồi chính là việc hằng ngày chúng ta đến cơ quan, chúng ta có thể cảm nhận được cách bài trí, cảnh quan, nội hàm của những nơi chúng ta làm việc. Yếu tố bên trong hướng tới chính là con người. Nói đến con người sẽ nói đến năng lực, trình độ, phong cách giao tiếp, ứng xử văn hóa…Yếu tố con người có vai trị to lớn trong việc tác động đến hình thành VHCS. Vì thế, việc tuyên truyền, nâng cao nhận cho CBVC-LĐ về VHCS là điều hết sức cần thiết, nhất là trong bối cảnh hội nhập và phát triển như hiện nay.

Để công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục các quy định, chuẩn mực về VHCS hiệu quả, cần phát huy vai trị của các tổ chức Đồn thể trong cơ quan, như Cơng đồn, Đồn thanh niên, Nữ cơng, Hội nhà báo trong công tác phối hợp tuyên truyền. Đồng thời, việc tuyên truyền cần thiết thực, tránh hình thức, khiên cưỡng. Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ mỗi năm, lãnh đạo Đài có thể đưa ra các khẩu hiệu, mục tiêu và phương châm hoạt động một cách cơ đọng, ý nghĩa nhất.

Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền cũng cần thay đổi và làm mới về cách thức, đảm bảo tính đa dạng, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm hướng tới cung cấp cho CBVC-LĐ trong cơ quan những tri thức, hiểu biết về VHCS, như: xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức liên quan đến VHCS cho CBVC-LĐ; thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kĩ năng giao tiếp, ứng xử theo các mức độ khác nhau cho đội ngũ này; tổ chức các tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về VHCS; phát động phong trào xây dựng VHCS trong tồn cơ quan nói chung và từng đơn vị nói riêng; thường xun thơng tin, tun truyền, phổ biến kịp thời chủ chương, đường lối chính sách của Đảng liên quan đến VHCS; đặc biệt là thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định của cơ quan về VHCS cho CBVC-LĐ, nhất là đối với những người mới được tuyển dụng để họ nắm vững và tự giác thực hiện.

Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục phải gắn với công tác chuyên môn, gắn với các phong trào cụ thể như: xây dựng gia đình văn hóa, cơ quan văn hóa, người tốt việc tốt, tồn dân đồn kết xây dựng đời sống mới ở các khu dân cư…toàn bộ các hoạt động phong trào đều hướng về cuộc thi đua yêu nước “tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.

Phổ biến để CBVC-LĐ hiểu được trách nhiệm của chính mình trong việc xây dựng VHCS từ đó nâng cao các hành vi VHCS, thay đổi cung cách làm việc, thay đổi nhận thức và suy nghĩ về thái độ, hành vi ứng xử với nhân dân, tiến dần đến chuẩn mực nền hành chính “chuyên nghiệp và hiện đại”.

Đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng”; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Việc thực hiện nếp sống văn minh nơi công sở hay thực hiện đời sống văn hóa và xây dựng VHCS nếu được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, sẽ tạo được sức lan tỏa, từ đó tạo động lực để tất cả CBVC-LĐ của các phòng, ban thi đua thực hiện VHCS theo hướng trật tự, kỷ cương, tiến bộ, văn minh, hiện đại lấn át đi những cái xấu, những cái chưa tốt, xóa bỏ các tệ nạn xã hội, tạo nên khơng khí làm việc thân thiện, đời sống tinh thần tốt đẹp, tạo sự chuyển biến, đồng thuận từ nhận thức đến hành động, để mỗi CBVC-LĐ của Đài tự giác, ý thức bản thân góp phần xây dựng giá trị đích thực của nếp sống văn minh, đời sống văn hóa của Đài PT - TH Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng văn hóa công sở tại Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)