7. Cấu trúc của luận văn
1.2. Tổng quan về Đài Phát thanh-Truyền hình Thanh Hóa
1.2.4. Cơ cấu chương trình của Đài PT-TH Thanh Hóa
Hiện nay, Đài phát sóng truyền hình 19 giờ mỗi ngày, phát liên tục từ 5h00’ đến 24h00’ (theo Giấy phép hoạt động Truyền hình số 1523/GP- BTTTT cấp ngày 21 tháng 9 năm 2011 và Giấy phép sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động Truyền hình số 237/GP-BTTTT cấp ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ TT&TT). Trong đó, tổng thời lượng các chương trình tự sản xuất trung bình là 9 giờ 50 phút/ ngày, tương đương 51,8% tổng thời lượng phát sóng trong ngày.
Chương trình truyền hình của Đài PT-TH Thanh Hóa phong phú, đa dạng; thơng tin, tun truyền kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách , pháp luật của Nhà nước; công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp; phố biến, giáo dục kiến thức Khoa học - Kỹ thuật, Văn hóa - Xã hội; cung cấp các chương trình giải trí, giáo dục; góp phần đáp ứng nhu cầu thơng tin, giải trí và nâng cao đời sống tinh thần của người dân.
Hiện nay, cơ cấu chương trình của Đài gồm các nhóm:
Nhóm chương trình Tin tức: Hàng ngày, Đài PT&-H xây dựng 5 bản
tin Thời sự, gồm: Bản tin Chào ngày mới (phát sóng từ 6h đến 6h30), Bản tin Thời sự trưa (phát sóng từ 11h đến 11h30), Bản tin 18h30 (phát sóng từ 18h30 đến 18h45), Bản tin Thời sự tối (bao gồm cả tin trong tỉnh và tin quốc
tế, phát sóng từ 19h45 đến 20h25), Bản tin Thời sự bằng Tiếng Anh (phát sóng từ 22h00 đến 22h15).
Các bản tin Thời sự đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời các hoạt động nổi bật diễn ra tại tỉnh Thanh Hoá, trong nước và thế giới, với tổng thời lượng là 125 phút/ngày, chiếm 10,96% thời lượng phát sóng hàng ngày. Đây cũng là nhóm chương trình có số lượng khán giả quan tâm đơng nhất.
Nhóm chương trình Chuyên đề - Chuyên mục: Nhóm chương trình này bao gồm các chuyên mục, chuyên đề như: Nhịp sống Miền Tây, Phịng chống tham nhũng, Khuyến nơng, Hộp thư Truyền hình, Nhà nước và Pháp luật, Cải cách Hành chính, Thanh Hoá hội nhập và phát triển, Y tế - Dân số và Sức khoẻ, An ninh Thanh Hố, Quốc phịng tồn dân, Tuổi trẻ Lam Sơn, Phòng chống chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ… Thời lượng nhóm chương trình này khoảng 395 phút, chiếm 34,6% tổng thời lượng phát sóng hàng ngày.
Nhóm chương trình giải trí tổng hợp: Nhóm này gồm các chương
trình Ca nhạc, Câu chuyện âm nhạc, Sân khấu chiều thứ Bảy, Âm vang Xứ Thanh, Chương trình Thiếu nhi, Phim hoạt hình, Ca nhạc Quốc tế, Thể thao Quốc tế, Gương mặt nghệ sỹ, Tác giả tác phẩm, Văn học nghệ thuật xứ Thanh, Làm đẹp, Game show Âm vang Xứ Thanh… với thời lượng khoảng 160 phút/ngày, chiếm 14% tổng thời lượng phát sóng hàng ngày.
Những năm gần đây, cùng với nhóm chương trình Tin tức, nhóm chương trình giải trí tổng hợp của Đài PT-TH Thanh Hóa nhận được sự quan tâm của đơng đảo khán giả trong và ngồi tỉnh. Nhiều chương trình thường xuyên thu hút được các doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ tài trợ, quảng cáo với số tiền hàng tỉ đồng mỗi năm, tiêu biểu như game show Âm vang xứ Thanh, chuyên mục Làm đẹp…
Nhóm chương trình Tiếng Dân tộc thiểu số: Gồm các chương trình
Tiếng Thái, tiếng Mơng, phát sóng 35phút/ngày, chiếm 3,07% tổng thời lượng phát sóng hàng ngày của Đài.
Nhóm chương trình Phim truyện: Bao gồm phim Việt Nam và phim
nước ngoài, khoảng 315 phút/ngày, chiếm 27,63% thời lượng. Đây cũng là nhóm chương trình thu hút được nhiều nhà sản xuất, doanh nghiệp ký kết các hợp đồng quảng cáo….
Nhóm chương trình quảng cáo: Khoảng 30 phút/ngày, chiếm 2,63%
tổng thời lượng. Mặc dù chiếm thời lượng ít nhất nhưng các chương trình quảng cáo mang lại nguồn thu chủ yếu cho Đài.
Tiếp sóng chương trình Thời sự buổi tối của VTV: 45 phút/ ngày,
chiếm 3,94% thời lượng
Nhóm các chương trình khác: (Dự báo Thời tiết, giới thiệu chương
trình…) khoảng 35 phút/ngày, chiếm hơn 3% tổng thời lượng.
Ngoài sản xuất các chương trình định kỳ, trung bình mỗi năm, Đài PT-TH Thanh Hóa cịn phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức từ 20 đến 30 chương trình truyền hình trực tiếp các sự kiện văn hóa, chính trị lớn của đất nước, của tỉnh và của các ngành, các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Bảng 1.1. Cơ cấu các nhóm chương trình truyền hình phát sóng hàng ngày của Đài PT-TH Thanh Hóa
TT Nhóm chương trình Thời lượng/ngày (Phút) Tỉ lệ (%) 1. Tin tức 125 10,96 2. Chuyên đề, chuyên mục 395 34,6 3. Giải trí tổng hợp 160 14
4. Tiếng Dân tộc thiểu số: 35 3,07
5. Tiếp sóng chương trình Thời sự buổi tối của VTV
45 3,94
6. Phim truyện 315 27,63
7. Quảng cáo 30 2,63
8. Các chương trình khác 35 3.0
Tổng 1140 phút 100
1.2.5. Vai trò của xây dựng văn hóa cơng sở đối với sự phát triển bền vững của Đài PT-TH Thanh Hóa
1.2.5.1. Tạo nề nếp, tác phong và môi trường làm việc chuyên nghiệp
VHCS là một loại hình của văn hóa tổ chức được cấu thành bởi các yếu tố hữu hình và vơ hình mà hệ giá trị cốt lõi được sản sinh từ hoạt động công vụ của đội ngũ CBCCVC trong các công sở. Giá trị ấy thể hiện tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, lý tưởng, khát vọng mà cơ quan cơng quyền hướng đến, như tận tụy, liêm chính, cơng bằng, nghiêm minh, sáng tạo, phụng sự nhân dân, Tổ quốc…
Công sở không chỉ thuần túy là nơi làm việc mà còn là nơi truyền tải những thơng điệp văn hóa, là niềm tự hào, hãnh diện của đội ngũ CBCCVC và của nhân dân. Vì thế, việc quan tâm xây dựng VHCS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần tạo không gian, môi trường làm việc khoa học, văn minh. Nền tảng cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, quang cảnh, khuôn viên thống đãng sẽ tạo mơi trường tốt, tâm thế tốt để đội ngũ CBCCVC làm việc hiệu quả, đóng góp tốt hơn cho sự phát triển, lớn mạnh của cơ quan, đơn vị.
Trong công sở, việc hình thành, bồi đắp các giá trị văn hóa sẽ tạo khơng gian, mơi trường nhân văn, lành mạnh để mỗi cán bộ, viên chức tự giáo dục, điều chỉnh hành vi, liêm khiết, gương mẫu với chính bản thân mình, với cấp trên, cấp dưới, với đồng nghiệp và nhân dân. Hạt nhân của VHCS là hệ thống các giá trị với những tri thức, kinh nghiệm (về chuyên môn nghiệp vụ, về thực hành công vụ, về kỹ năng sống và làm việc) được tích lũy trong q trình hoạt động cơng vụ, biểu hiện qua hành vi ứng xử, qua tinh thần, thái độ làm việc, qua cách xử lý công việc một cách khoa học, hiệu quả của đội ngũ CBCCVC. Vì thế, khi sống và làm việc trong môi trường VHCS, mỗi CBCCVC sẽ được trải nghiệm, học tập những tri thức,
kỹ năng và phong cách làm việc từ tấm gương của những thế hệ đi trước và của đồng nghiệp để phấn đấu, noi theo, trở thành người cán bộ có phẩm chất, đạo đức tốt, có năng lực chun mơn giỏi, được đồng nghiệp mến mộ, nhân dân tin yêu.
Đối với Đài PT-TH Thanh Hóa, việc xây dựng và thực hiện VHCS nhằm tạo nề nếp, tác phong và môi trường làm việc chuyên nghiệp cho CBVC-LĐ lại càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh nền báo chí có sự đổi mới liên tục, ngày càng xuất hiện nhiều loại hình báo chí mới ra đời tạo ra sự cạnh tranh gay gắt. Để phát triển bền vững, mỗi CBVC-LĐ của Đài PT-TH Thanh Hóa phải nhận thức rõ được vai trò của VHCS và thực hiện một cách nghiêm túc, để tác phong làm việc, văn hóa ứng xử, đạo đức nghề nghiệp thấm sâu vào tư tưởng, trở thành hệ giá trị của cơ quan, và chính những giá trị tốt đẹp này sẽ là thỏi nam châm thu hút ngày càng đơng lượng khán, thính giả và các đối tác nhằm, qua đó góp phần vào sự phát triển của Đài.
1.2.5.2. Gia tăng hiệu quả công việc, nâng cao chất lượng các chương trình phát sóng
Đài PT-TH Thanh Hóa là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ và nhân nhân tỉnh Thanh Hóa, là cầu nối tuyên truyền các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới nhân dân, và ở chiều ngược lại, phản ánh tâm tư, nguyên vọng của người dân cho các cấp chính quyền. Chính vì vai trị quan trọng như vậy, việc thực thi tốt VHCS sẽ giúp mỗi CBVC-LĐ của Đài ý thức rõ hơn về vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của bản thân để không ngừng tau dồi, nâng cao cả về nhận thức và chuyên môn nghiệp vụ. Thực tế cho thấy, kể từ khi xây dựng và thực hiện VHCS, hiệu quả công việc và chất lượng các chương trình phát sóng của Đài đã có sự chuyển biến rõ rệt.
Nhờ việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, xây dựng khung thực hiện các chương trình phát thanh và truyền hình hợp lí, nên việc sản xuất các chương trình hiệu quả hơn, thời gian sản xuất các chương trình rút ngắn. Nếu trước đây dựng một chương trình truyền hình có độ dài 15 phút mất 3 tiếng đồng hồ, thì nay đã giảm một nửa.
Chất lượng các chương trình phát sóng cũng ngày một nâng cao. Nhiều chương trình thu hút lượng lớn khán giả và nhận được phản hồi tốt từ dư luận như: Chương trình “Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống” truyền tải mọi Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong đó có vấn đề phát triển văn hóa và xây dựng văn hóa cơng sở. Chương trình VH-TT là một trong những chương trình giải trí được u thích với nhiều hoạt động thể thao trong nước và quốc tế được cập nhật liên tục. Chuyên mục “Trả lời bạn nghe đài-bạn xem truyền hình” là kênh giải đáp các thắc mắc về chính sách, pháp luật cho người dân. Thơng qua chương trình, nhiều bức xúc trong quá trình xử lý thủ tục được giải quyết nhanh và thấu đáo. Cũng thơng qua chương trình, đã chấn chỉnh được thái độ ứng xử và cung cách làm việc của một số cán bộ gần dân nhất, không sách nhiễu gây phiền hà, có trách nhiệm với cơng việc, có lời giải thích thỏa đáng khi giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính cịn chậm và muộn, với những nỗ lực ấy đã tạo được sự tin yêu từ nhân dân.
Việc không ngừng đổi mới, sáng tạo, tận tâm với công việc đã tạo ra những giá trị mới, diện mạo mới của cơ quan, kiến tạo niềm tin trong nhân dân và thúc đẩy sự phát triển của Đài.
1.2.5.3. Xây dựng uy tín, thương hiệu cho Đài PT-TH Thanh Hóa
Đối với Đài PT-TH Thanh Hóa, VHCS có vai trị quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu, vị thế và sự phát triển bền vững của Đài trong bối cảnh có sự xuất hiện ngày càng nhiều và cạnh tranh gay gắt
của các phương tiện truyền thơng. Thực tế cho thấy, có rất nhiều trang báo điện tử, phương tiện truyền thơng chỉ chú trọng đến mục đích thu hút lượng người theo dõi, câu like, câu view nên đã bất chấp đạo đức báo chí, sẵn sàng giật tít giật gân, đăng nội dung phản cảm hoặc thiếu chính xác, chưa được kiểm chứng. Và sau một thời gian, những trang thông tin này đều bị xử phạt, tẩy chay và khơng cịn hoạt động. Chính vì thế, để tạo uy tín, vị thế và sự phát triển bền vững cho Đài PT-TH Thanh Hóa, ban lãnh đạo Đài luôn chú trọng việc xây dựng VHCS thông qua việc xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, dân chủ, tích cực, xây dựng tác phong chuyên nghiệp cho mỗi CCVC-LĐ, nâng cao tính đồn kết, giúp đỡ nhau để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Thông qua những việc làm đó, thể hiện nét đẹp văn hóa, mọi người cùng hướng đến những điều tốt đẹp góp phần xây dựng một nền VHCS văn minh và hiện đại.
Đồng thời, trong q trình xây dựng mơi trường VHCS tại Đài PT-TH Thanh Hóa, Ban Lãnh đạo Đài luôn thực hiện theo tư tưởng chỉ đạo của Đại hội lần thứ X của Đảng: “làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”, “xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”. Đối với mỗi CBVC-LĐ phải xây dựng phong cách ứng xử phù hợp với từng đối tượng, với cấp trên, cấp dưới, phải có phẩm chất đạo đức trong thực thi nhiệm vụ và vấn đề trang phục, bài trí của cơ quan cũng được quan tâm và đưa vào quy chế của Đài.
Thầm nhuần tư tưởng ấy, bắt đầu từ mỗi cá nhân, rồi đến các phịng, ban ngồi chức năng nhiệm vụ chun mơn thì kiêm cả việc tham mưu, đề xuất, kế hoạch những quy định, quy chế về VHCS sao cho phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt và đảm bảo phù hợp với hoạt động của Đài.
Xác định được vai trò quan trọng của việc xây dựng VHCS trong sự nghiệp phát triển của Đài, trong quá trình hoạt động, lãnh đạo Đài PT-TH Thanh Hóa ln quan tâm và lồng ghép những nội dung của VHCS làm tiêu chí để đánh giá chất lượng các chương trình, ý thức của CBVC-LĐ trong quá trình làm việc. Đây cũng là căn cứ để bình xét thi đua giữa các phịng, ban và cá nhân hàng năm. Sau khi thực hiện nghiêm túc các tiêu chí về VHCS, có thể thấy, chất lượng các chương trình của Đài được nâng lên trên cả hệ thống phát thanh và truyền hình, thái độ và tinh thần làm việc của CBVC-LĐ có sự cải thiện rõ rệt, tạo được uy tín và sự tin yêu của khán, thính giả trong và ngồi tỉnh.
Tiểu kết
Trong chương 1, tác giả đã khái quát chung về xây dựng VHCS và làm rõ các khái niệm liên quan. Tập hợp các văn bản, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước mang tính bao quát, phạm trù chung, là cơ sở để các nhà quản lý triển khai và thực hiện có hiệu quả về xây dựng VHCS.
Trong bối cảnh phát triển như hiện nay, VHCS có vai trị quan trọng trong sự nghiệp phát triển và khẳng định thương hiệu của Đài PT - TH Thanh Hóa, điều này gián tiếp tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng như sự phát triển chung của lĩnh vực phát thanh và truyền hình trên cả nước. Vì thế, căn cứ vào các tiêu chí như: giao tiếp, ứng xử, trang phục và bài trí cơng sở, Đài đã lên kế hoạch, đưa ra những quy định, quy chế về xây dựng VHCS sao cho phù hợp với tình hình hoạt động chung của đơn vị, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh nhà.
Chương 2.
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HĨA CƠNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH THANH HĨA