Phân cấp quản lý việc xây dựng văn hóa cơng sở ở Đài PT-TH

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng văn hóa công sở tại Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa (Trang 52)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Phân cấp quản lý việc xây dựng văn hóa cơng sở ở Đài PT-TH

Thanh Hóa

2.1.1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

2.1.1.1.Vị trí và chức năng

Sở VHTT&DL Thanh Hóa là cơ quan chun mơn trực thuộc UBND tỉnh; có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về: văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, qua mạng thơng tin máy tính và xuất bản phẩm); các dịch vụ cơng thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật.

Sở VHTT&DL chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự kiểm tra hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ VHTT&DL; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

2.1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn * Nhiệm vụ và quyền hạn chung:

Sở VHTT&DL thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại mục II, phần I Thông tư Liên tịch số 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 14/9/2015 của Bộ VHTT&DL và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở VHTT&DL thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng VH&TT thuộc UBND cấp huyện.

* Nhiệm vụ và quyền hạn trong lĩnh vực xây dựng nếp sống văn hóa:

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình phát triển về nếp sống văn hố trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch thiết chế văn hoá cơ sở sau khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Hướng dẫn việc xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của các thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn tỉnh trên cơ sở quy chế mẫu của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

- Xây dựng các văn bản quản lý Nhà nước về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, xây dựng gia đình, làng, cơ quan, đơn vị văn hố, phịng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể chỉ đạo và hướng dẫn phong trào "Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hố".

- Xây dựng chỉ tiêu, mục tiêu xây dựng đời sống văn hố cơ sở và cơ chế chính sách văn hố dân tộc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và giám sát việc thực hiện.

Với chức năng và vai trò của mình, trong những năm qua Sở VHTT&DL đã làm tròn trách nhiệm, các hoạt động đều đi đúng hướng và đạt kết quả cao. Bằng chứng ngày càng có nhiều gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đạt danh hiệu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa. Việc thực hiện nếp sống văn minh, đời sống văn hóa cũng được Sở hướng dẫn và tuyên truyền tận tình đến từng người dân và từng cơ quan, đơn vị để cùng thực hiện, tạo sức lan tỏa rộng khắp trong toàn tỉnh.

2.1.2. Đảng ủy Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa

Đảng ủy Đài PT-TH Thanh Hóa là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đài, lãnh đạo toàn diện các nhiệm vụ của cơ quan. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng VHCS…

Thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, chỉ thị và văn bản liên quan đến việc xây dựng VHCS như: Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa cơng sở,

Quyết định 733/QĐ-TTg ngày 14/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức

thi đua thực hiện văn hóa cơng sở” giai đoạn 2019 - 2025, Kế hoạch 160/KH-

UBND ngày 12/7/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa về Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Thanh Hóa thi đua

thực hiện văn hóa cơng sở” giai đoạn 2019 - 2025, Thơng tư số 01/2012/TT-

BVHTTDL ngày 18/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và cơng nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, Luật cán bộ, công chức, năm 2008 đã quy định tại Điều 16 về Văn hóa giao tiếp nơi cơng sở và Điều 17 Văn hóa giao tiếp với nhân dân, Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27-12-2018 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án văn hóa cơng vụ….., trong những năm qua, phong trào xây dựng VHCS của Đài PT-TH Thanh Hóa đã được Đảng ủy quan tâm, định hướng nhằm xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực cho mỗi CBVC-LĐ trong hoạt động công vụ. Đưa ra những tiêu chí hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ CBVC-LĐ có phẩm chất đạo đức tốt, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trên cơ sở đảm bảo sao phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và điều kiện kinh tế - xã hội; phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ CBVC- LĐ chuyên nghiệp, văn minh và hiện đại…

Bên cạnh đó, Đảng ủy Đài cũng chỉ đạo thực hiện phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa, chính vì thế hầu hết cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã phấn đấu xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, tạo được tác phong lao động và làm việc văn minh, hiệu quả thông qua các hoạt động như: giữ gìn vệ sinh cơ quan, phòng, ban sạch đẹp; văn minh trong ứng xử; khoa học trong cơng việc; đảm bảo vệ sinh lao động; phịng chống cháy nổ. Toàn bộ các phịng, ban, tổ chức đồn thể thường xun tổ chức dọn dẹp vệ sinh, trồng cây xanh, tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện và hăng hái tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao…

Đảng ủy Đài PT-TH Thanh Hóa cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong cơ quan, như: Liên chi hội nhà báo Đài tổ chức hội nghị phổ biến quán triệt các quy định về đạo đức nhà báo, tổ chức bình chọn các tác phẩm tham gia Liên hoan phát thanh - truyền hình và các giải báo chí của tỉnh và quốc gia; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên ngành báo chí cho hội viên. Đồn thanh niên Đài thường xuyên tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường, hoạt động hiến máu nhân đạo, cơng tác tình nguyện, trao quà động viên các cháu là con CBVC-LĐ nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6…. Cơng đồn tổ chức hoạt động chăm lo đời sống cho CBVC-LĐ, duy trì các phong trào thi đua lao động, thực hiện nếp sống văn minh công sở, tham gia tích cực các cuộc thi viết, văn nghệ , thể thao, …

2.1.3. Ban Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa

Cùng với Đảng ủy, Ban giám đốc Đài PT-TH Thanh Hóa đóng vai trị rất lớn trong việc đưa ra các quy định, quy chế, vận động, thuyết phục, điều hành và quản lý CBVC-LĐ trong cơ quan thực hiện VHCS.

Bắt đầu từ yếu tố con người, Ban Giám đốc Đài PT - TH Thanh Hóa, ln xác định mỗi phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Đài phải là những người có phẩm chất đạo đức, văn hóa và có tâm với nghề. Vì thế, Ban Giám đốc Đài PT - TH Thanh Hóa ln tạo điều kiện cử các cán bộ, phóng viên và kỹ thuật viên tham gia các lớp nâng cao trình độ lý luận chính trị, các buổi học tập và quán triệt Nghị Quyết của Đảng, các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; tổ chức đào tạo tại chỗ cho hàng trăm lượt phóng viên, quay phim, biên tập, biên dịch viên, kỹ thuật viên, thực hiện nghiêm túc cuộc vận động Học tập và làm theo đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh… Qua đó, mỗi CBVC-LĐ được nâng cao cả về trình độ lý luận, chun mơn nghiệp vụ và đạo đức người làm báo.

Bên cạnh việc chú trọng trau dồi nghiệp vụ chuyên môn, Ban giám đốc Đài đã ban hành nhiều văn bản, quyết định quán triệt, thực hiện văn minh công sở đối với tất cả cán bộ, viên chức, công chức và người lao động. Khi quyết định được ban hành, mỗi cá nhân và các phòng, ban, đơn vị trực thuộc thực hiện một cách nghiêm túc, chấp hành kỷ luật về nguyên tắc, lề lối làm việc, năng suất lao động và tạo mối quan hệ phối hợp khăng khít để nâng cao chất lượng hiệu quả công việc…

Đồng thời, việc xây dựng và thực hiện VHCS được Ban Giám đốc quan tâm đến các vấn đề cụ thể như: trang phục, giao tiếp, ứng xử và bài trí trụ sở của cơ quan. Việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, hịa đồng, tơn trọng đồng nghiệp và những người có quan hệ cơng tác là điều hết sức quan trọng và cũng được Ban Giám đốc quan tâm. Ban Giám đốc cũng khuyến khích đến mỗi CBVC-LĐ nâng cao ý thức tiết kiệm và giữ gìn vệ sinh chung. Cịn đối với trang phục: mỗi CBVC-LĐ phải ăn mặc lịch sự, đúng yêu cầu của cơ quan văn hóa, góp phần làm đẹp diện mạo cơ quan và thể hiện sự tôn trọng đối người đối diện, hướng tới văn hóa mặc tại cơng sở.

2.1.4. Cơng đồn Đài Phát thanh-Truyền hình Thanh Hóa

Tổng số đồn viên của cơng đồn Đài PT - TH Thanh Hóa là 275 đồn viên, sinh hoạt tại 14 tổ cơng đồn và 2 cơng đồn cơ sở thành viên. Các CBVC-LĐ đều có trình độ, năng lực nhất định, có phẩm chất chính trị vững vàng, được bố trí việc làm phù hợp với khả năng và trình độ đào tạo, có thu nhập ổn định, n tâm cơng tác, phấn đấu hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trong những năm qua, Cơng đồn Đài PT-TH Thanh Hóa đã phối hợp với chuyên môn tổ chức cho CBVC-LĐ và đoàn viên cơng đồn học tập, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các Nghị quyết của Cơng đồn các

cấp…. Gắn học tập, truyền đạt nội dung các Nghị quyết với việc nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương của Đảng cho CBVC-LĐ và đoàn viên cơng đồn.

Thực hiện hướng dẫn của Ban thường vụ cơng đồn viên chức tỉnh về đẩy mạnh các phong trào thi đua trong CBVC-LĐ, cơng đồn Đài PT-TH Thanh Hóa đã cụ thể hóa thành chương trình kế hoạch sát với tình hình của đơn vị; Tổ chức, hướng dẫn cho tập thể, cá nhân đăng ký các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong năm; Tích cực tham gia cải tiến tác phong, lề lối làm việc, nâng cao hiệu quả công tác trong đội ngũ CBVC-LĐ.

2.1.5. Chi hội nhà báo Đài Phát thanh-Truyền hình Thanh Hóa

Nghề báo là nghề được tiếp xúc với nhiều người, nhiều thành phần trong xã hội. Chính vì thế, văn hóa giao tiếp, ứng xử ln được Chi hội Nhà báo Đài PT - TH Thanh Hóa chú trọng nhắc nhở đến hội viên. Nếu tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao thì từ trang phục cho đến lời nói, ứng xử, giao tiếp phải dùng những lời lẽ, cử chỉ như thế nào; đối với người nông dân phải lựa chọn những trang phục phù hợp, lời nói, cử chỉ thân thiện mới chiếm được cảm tình của đối tượng, từ đó họ sẽ sẵn sàng chia sẻ thông tin và công việc của mình sẽ thuận lợi hơn… Như vậy, kỹ năng giao tiếp của nhà báo càng tốt thì thơng tin thu nạp càng nhiều, chuyển tải đến công chúng hiệu quả hơn. Kỹ năng giao tiếp của nhà báo thể hiện xuyên suốt trong quá trình tác nghiệp, từ khâu lấy tư liệu đến hoàn thành tác phẩm, thể hiện khả năng nhận biết vấn đề, xử lý thông tin, diễn đạt ý tưởng giúp người tiếp nhận hiểu rõ, nắm được nhiều thông tin hơn. Với các Nhà báo trong Đài là quan hệ đồng nghiệp, ln có tình cảm đồn kết, u thương gắn bó với nhau, trong cơng việc ln hỗ trợ và giúp đỡ nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ. Trong cuộc sống sinh hoạt luôn đùm bọc nhau, ứng xứ có văn hóa và tơn trọng nhau, bảo vệ các quyền lợi chính đáng cho cán bộ, nhân viên trong Đài…

2.1.6. Các tổ chức quần chúng khác

2.1.6.1. Đoàn Thanh niên

Đoàn Thanh niên Đài PT - TH Thanh Hóa hiện có 6 tổ chức cơ sở Đoàn gồm: Chi đoàn Nội dung 1, Chi đoàn Nội dung 2, Chi đoàn Quản lý nhà nước, Chi đoàn Kỹ thuật, Chi đoàn Trung tâm triển lãm Hội chợ Quảng cáo tỉnh, Chi đoàn Trung tâm Dịch vụ Phát thanh truyền hình và tổ chức sự kiện với 140 đoàn viên thanh niên tham gia sinh hoạt.

Với phong trao xây dựng VHCS tại Đài, Đoàn Thanh niên cũng hăng hái thi đua. Đoàn thanh niên Đài đã tham gia cuộc thi “Thanh niên với văn hóa cơng sở” do Tỉnh Đồn phát động. Thơng qua clip tham gia cuộc thi, thanh niên Đài đã thể hiện sự hiểu biết của mình đối với VHCS và đề xuất những ý tưởng hay để nâng cao hơn nữa việc thực hiện VHCS tại Đài PT-TH Thanh Hóa.

2.1.6.2. Ban nữ cơng

Ban nữ công đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; “Xây dựng gia đình văn hố”, “Ứng xử văn minh nơi cơng sở” … tạo khơng khí thi đua sơi nổi trong các tồn bộ cơ quan. Các tổ nữ cơng thi đua hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, tích cực học tập, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, lý luận chính trị; thực hiện tốt cơng tác dân số kế hoạch hóa gia đình; Tổ chức buổi nói chuyện chun đề về “văn hóa cơng sở”, với các nội dung như: nâng cao trách nhiệm của cán bộ viên chức đối với việc thực hiện nếp sống văn hóa văn minh; xây dựng cơ quan văn hóa; phát huy vai trị của phụ nữ trong việc xây dựng nét đẹp VHCS.

2.2. Nội dung hoạt động văn hóa cơng sở tại Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa

Trên cơ sở các nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật của nhà nước về xây dựng văn hóa cơng sở, Đài PT-TH Thanh Hóa đã thực hiện theo những nội dung sau:

2.2.1. Ban hành quy chế làm việc của Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa Thanh Hóa

Quy chế làm việc của Đài, được quy định tại Quyết định số 56/PTTH ngày 10/3/2014 về việc Ban hành Quy chế hoạt động của Đài PT-TH Thanh Hóa và các Phịng, Ban, Đơn vị trực thuộc. Nội dung quy chế gồm 6 chương và 22 điều quy định chế độ làm việc và mối quan hệ của Đài với các cơ quan, tổ chức khác, cụ thể: Đài PT-TH Thanh Hóa làm việc theo chế độ thủ trưởng, cấp dưới chấp hành tuyệt đối mệnh lệnh cấp trên theo quy định của Luật Cán bộ công chức, Luật viên chức và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Giám đốc Đài chịu trách nhiệm báo cáo, đề xuất ý kiến giải quyết các mặt công tác với UBND tỉnh, đồng thời chuẩn bị các báo cáo cho UBND tỉnh theo yêu cầu. Quy chế làm việc được áp dụng tại Đài là quy chế làm việc dân chủ, tất cả vì mục tiêu chung vì sự phát triển bền vững của Đài trong bối cảnh tồn cầu hóa như hiện nay.

Trong phân công nhiệm vụ, mỗi nhiệm vụ được giao cho một đơn vị chịu trách nhiệm chính, tránh chồng chéo. Lãnh đạo đơn vị đó có trách nhiệm phối hợp với các phòng, ban khác để triển khai thực hiện, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao. Lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động của mỗi đơn vị do 01 Trưởng phòng và từ 01 đến 02 Phó trưởng phịng, ban đảm nhận theo chức trách nhiệm vụ. Trưởng phịng, Phó trường phịng do Giám đốc Đài bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, cách chức theo trình tự, thủ tục và thẩm quyền quy định. Bảo đảm phát huy năng lực và sở trường của từng cá nhân, nâng cao hiệu quả phối hợp, trao đổi thông tin trong giải

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng văn hóa công sở tại Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)