7. Kết cấu của luận văn
1.2. Các hình thức tun truyền, quảng cáo ngồi trời
1.2.5. Tranh cổ động
Tranh cổ động là một loại áp-phích cổ động, là một thể loại đặc biệt của nghệ thuật đồ họa trong nghệ thuật tạo hình, dùng hình vẽ là chính, kết hợp với khẩu hiệu làm phương tiện diễn đạt chủ đề tư tưởng, có thể in ra hoặc sao chép dễ dàng và nhiều bản mà giá trị vẫn gần như nguyên bản. Tranh cổ động có tác dụng giữ chân người ta chú ý xem và có sức lơi cuốn họ chăm chú vào nội dung mà tác giả thể hiện trong bức tranh. Tranh cổ động làm cho người xem lĩnh hội được rất nhanh nội dung tư tưởng nên hình thức của nó phải “dập” vào mắt [13].
Tranh cổ động khơng miêu tả cuộc sống, vì vậy hình tượng ở tranh cổ động thường mang tính đại diện, tính khái qt cao. Hình vẽ, câu chữ, đường nét, màu sắc tập trung làm nổi chủ đề. Trên tranh cổ động câu chữ có giá trị như một khẩu hiệu hành động cho nên phải rất chính xác, rất ngắn gọn và rất đúng với đường lối, quan điểm và phương hướng nhiệm vụ của Đảng; chữ
phải chân phương, dễ đọc. Hình, màu sắc phải đơn giản, rõ ràng, mảng hình lớn, màu sắc tươi, khỏe để dễ tạo ấn tượng mạnh, tác động nhanh tình cảm của người xem.
1.2.6. Áp-phích
Áp-phích (tiếng Pháp: affiche, tiếng Anh: poster) hay bích chương, đề tài bích chương có thể là quảng cáo, thông báo, tuyên truyền hay cổ động [nguồn: https://vi.wikipedia.org].
Áp-phích là loại hình tun truyền giới thiệu tỉ mỉ có tác dụng làm cho người xem hiểu cụ thể về mỗi vấn đề, như áp-phích ảnh thời sự, sơ đồ, biểu đồ; loại này thường dán ở trong nhà hoặc trạm thông tin, hội trường, lớp học [13].
1.2.7. Tờ rơi
Tờ rơi là tờ giấy rời để tuyên truyền, giới thiệu, quảng cáo về dịch vụ, sản phẩm, sự kiện, hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội... nào đó.
Chi phí đầu tư tờ rơi thấp hơn so với chi phí đầu tư quảng cáo cho các loại hình quảng cáo thơng thường. Tờ rơi được phát miễn phí và tiếp cận với nhiều nhóm đối tượng.
Tờ rơi quảng cáo đã, đang và sẽ tiếp tục là phương thức quảng cáo thông dụng được các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng để kích cầu tiêu dùng.
1.2.8. Cổng chào
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, Nxb Khoa học xã hội thì cổng chào là “vật trang trí, hình giống cái cổng, dựng lên trên lối đi để chào mừng nhân một dịp trọng thể” [83, tr.231].
Qua theo dõi các phương tiện truyền thông đại chúng, hiện nay phong trào xây dựng các cổng chào trên cả nước từ tỉnh, huyện, đến xã, thôn được các địa phương quan tâm đầu tư phong phú đa dạng về kiểu dáng, hình thức, vật liệu kỹ thuật, trang trí. Có những loại cổng chào băng qua đường và loại không băng ngang qua đường; thể hiện những biểu tượng mang những nét đặc
trưng văn hóa của địa phương. Cùng với kiểu dáng, cổng chào cũng lồng ghép tuyên truyền nội dung khẩu hiệu chính trị. Cổng chào được xây dựng từ nhiều nguồn kinh phí nhà nước, doanh nghiệp; cổng chào do doanh nghiệp đầu tư thường gắn với quảng cáo thương hiệu của doanh nghiệp.
Nhìn chung, hệ thống cổng chào hiện nay mang ý nghĩa trang trí đường phố, chiếu sáng ban đêm bằng hệ thống đèn nháy tạo cảnh quan đô thị. Tuy nhiên, dư luận xã hội cũng có nhiều ý kiến khơng đồng tình về loại hình cổng chào vì kinh phí đầu tư tốn kém, lãng phí, khơng đảm bảo an tồn giao thơng.
1.2.9. Hộp đèn chuyển hình
Đây là hộp đèn thay trang tự động. Trong mỗi hộp sẽ được cuộn 4 trang hình và chỉ thể hiện ra mặt hộp 1 trang hình. Các hình ẩn sẽ lần lượt hiện trong một thời gian mặc định. Việc thay đổi và chuyển động sẽ kích thích sự quan sát của công chúng và giảm bớt sự cứng nhắc tại khu vực thể hiện.
1.2.10. Bảng mica
Chất liệu mica với bề mặt bóng, mịn, đa dạng về màu sắc phù hợp để dùng làm biển hiệu, hộp đèn…; dùng kết hợp giữa mica và bóng đèn Led để trang trí làm nổi bật nội dung cần quảng cáo. Bảng mica được dùng phổ biến, phù hợp với mặt tiền cửa hàng, cửa hiệu, chi phí khơng cao, độ bền lâu dài.
1.2.11. Bảng chữ nổi inox
Bảng chữ nổi inox được thiết kế với hình thức chữ nổi làm bằng hợp chất inox, bề ngồi sáng bóng, tạo ấn tượng thu hút người xem. Hiện nay nhiều doanh nghiệp lựa chọn bảng chữ inox để quảng cáo sản phẩm, thương hiệu của mình.