7. Kết cấu của luận văn
1.3. Vài nét tổng quan về thành phố Hội An
1.3.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Do đặc điểm địa lý thuận lợi nên từ 3.000 năm trước, trên vùng đất Hội An đã tồn tại và phát triển nền văn hóa Sa Huỳnh muộn, đỉnh cao của thời kỳ tiền - sơ sử (từ thế kỷ thứ II trở về trước). Qua kết quả nghiên cứu khảo cổ học đã phát hiện nhiều loại hình mộ chum cùng những cơng cụ sản xuất, công cụ sinh hoạt, đồ trang sức tuyệt xảo bằng đá, gốm, thủy tinh, kim loại, tiền đồng, những hiện vật sắt, đồ trang sức với kỹ thuật chế tác tinh luyện đã chứng minh từ đầu cơng ngun đã có nền ngoại thương manh nha hình thành ở Hội An.
Dưới thời vương quốc Cham-Pa (thế kỷ thứ II đến thế kỷ XV) với tên gọi Lâm Ấp phố, nơi đây là thương cảng phát triển, thu hút nhiều thuyền buôn Ả rập, Ba Tư, Trung Quốc đến bn bán, trao đổi. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu lúc bấy giờ là tơ tằm, ngọc trai, đồi mồi, vàng, trầm hương, nước ngọt...Qua nguồn thư tịch cổ cùng với những phế tích kiến trúc Chăm như: móng nền, giếng, pho tượng...và những mảnh gốm sứ Trung Quốc, Đại Việt, đồ trang sức và vật dụng thủy tinh màu nổi tiếng của Trung Cận Đông, Nam Ấn Độ- càng chứng minh một thời phát triển phồn thịnh của Chiêm cảng- Lâm Ấp phố.
Đến những thế kỷ XV-XVIII (thời kỳ Đại Việt), trong hành trình lịch sử “Nam tiến” của dân tộc thời Lê - Nguyễn, một bộ phận cư dân Việt phát tích từ các vùng Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh đã dừng bước lưu dân, an cư lạc nghiệp, dựng làng lập phố bên dịng sơng Thu Bồn thơ mộng. Với ưu
thế của một xứ Quảng giàu tài nguyên, dồi dào đặc sản; cùng với chính sách ngoại kiều và ngoại thương khơn khéo, thống mở của các Chúa Nguyễn đương thời, cộng đồng cư dân Hội An đã biết phát huy tính cần cù, trí thơng minh, óc sáng tạo xây dựng nên phố thị, làng quê ngày càng thêm trù phú. Đô thị thương cảng Hội An trở thành trung tâm thương mại quốc tế phát triển thịnh đạt bậc nhất của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
Từ cuối thế kỷ XIX, do nhiều yếu tố bất lợi, “cảng thị thuyền buồm” Hội An suy thối, nhường vai trị lịch sử của mình cho “cảng thị cơ khí” Đà Nẵng. Nhưng cũng nhờ đó, Hội An tránh được sự biến dạng dưới tác động của xu hướng đơ thị hóa hiện đại, để bảo tồn cho đến ngày nay một quần thể kiến trúc Đô thị cổ tuyệt vời. Trong các thời kỳ kháng chiến, thực dân Pháp rồi đến đế quốc Mỹ đều chọn Hội An là tỉnh lỵ, đặt nhiều cơ quan đầu não chính trị, quân sự của Quảng Nam.
Sau ngày đất nước thống nhất, Hội An là thị xã thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ, sau này thuộc tỉnh Quảng Nam). Ngày 03/4/2006, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký quyết định số 602/QĐ-BXD công nhận Hội An là Đơ thị loại III. Ngày 29/01/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/NĐ-CP thành lập thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam gồm tồn bộ diện tích, dân số và các đơn vị hành chính thuộc thị xã Hội An: 9 phường (Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô, Tân An, Thanh Hà, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Cẩm An, Cửa Đại) và 4 xã (Cẩm Thanh, Cẩm Kim, Cẩm Hà và xã Tân Hiệp - Cù lao Chàm cách đất liền 15 km) [49].