7. Kết cấu của luận văn
1.3. Vài nét tổng quan về thành phố Hội An
1.3.3. Kinh tế và hạ tầng đô thị
Từ sau ngày giải phóng quê hương đến nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hội An đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng và đã đạt được những thành tựu to lớn. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao về mọi mặt. Diện mạo
phố thị, làng quê, hải đảo ngày càng khởi sắc vui tươi. Những năm gần đây, Hội An tiếp tục có bước phát triển nhanh, xứng đáng là trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Nam và là một trong những trung tâm du lịch của khu vực Miền Trung và cả nước.
Trên cơ sở nắm vững và vận hành đúng đắn mối quan hệ kinh tế - văn hóa - sinh thái, thành phố tiếp tục thúc đẩy chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế với nhóm ngành Du lịch - Dịch vụ - Thương mại (DL-DV-TM) giữ vai trò chủ đạo; vừa phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Quảng Nam; vừa sát đúng với thực tiễn tình hình, tiềm năng và lợi thế của Hội An.
Tính bình qn 10 năm (2008-2018), giá trị DL-DV-TM chiếm tỷ trọng 65%, Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng chiếm 27%, Ngư - Nơng nghiệp chiếm 8%. Tính riêng ngành DL-DV-TM năm 2008 chiếm tỷ trọng 54,4%, đến năm 2017 chiếm 70,18% [54]. Năm 2019, tỉ trọng nhóm ngành Dịch vụ - Du lịch - Thương mại chiếm tỉ trọng lớn nhất với 72,38% . Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hoạt động du lịch - dịch vụ của thành phố bị ảnh hưởng nghiêm trọng [81].
Tốc độ phát triển khách du lịch trong nước và quốc tế bình quân 10 năm (2008-2017) tăng 12,61%. Trong đó, khách tham quan năm 2017 đạt 2.380.000 lượt; tăng 180,50% so với năm 2008, tốc độ phát triển bình quân 10 năm (2008-2017) tăng 12,14%; khách lưu trú năm 2017 đạt 1,450.000 lượt; tăng 144,98% so với năm 2008, tốc độ phát triển bình quân 10 năm (2008- 2017) tăng 10,47%; tổng ngày khách lưu trú năm 2017 đạt 3.120.000 lượt; tăng 113,35% so với năm 2008, tốc độ phát triển bình quân 10 năm (2008- 2017) tăng 8,78%. Bình quân ngày khách lưu trú đạt 2,5 ngày[49].
Du lịch đã kích thích và thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là xuất khẩu tại chỗ. Cơ cấu lao động chuyển dịch
tích cực, phù hợp với cơ cấu kinh tế, theo hướng tăng lao động phi nông nghiệp ngày càng mạnh mẽ, nhất là lực lượng lao động trong nhóm ngành DL-DV-TM. Nguồn nhân lực xã hội thu hút ngày càng nhiều lực lượng lao động có chun mơn cao từ các nơi trong và ngoài tỉnh, kể cả nước ngoài.
Các ngành nghề tiểu thủ công mỹ nghệ phát triển đa dạng, một số ngành công nghiệp sạch được lựa chọn kỹ; nông nghiệp chuyển dần theo hướng một nền nông nghiệp sinh thái hiện đại; từng bước phát triển kinh tế biển phù hợp. Các thành phần kinh tế phát triển đa dạng và ổn định; trong đó, kinh tế có nguồn vốn đầu tư nước ngoài được mở rộng, kinh tế tư nhân tăng trưởng nhanh và năng động hơn. Các tiểu vùng kinh tế - xã hội gắn kết tương tác nhau đã tạo động lực cho sự phát triển đồng đều và ổn định của thành phố [49].
Bằng sự nỗ lực huy động tối đa nguồn lực, thành phố đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang và mở rộng đô thị, xây dựng nông thôn, mở rộng và gắn kết không gian phát triển Hội An; làm cho diện mạo phố thị, làng quê, hải đảo ngày một khang trang, tươi đẹp hơn. Nhiều cơng trình kiến trúc cơng cộng, cơng trình kinh tế, cơng trình văn hóa, các khu dân cư đơ thị mới tiếp tục hình thành. Đây được xem là bước đột phá, tạo tiền đề cho sự phát triển đồng bộ giữa các khu vực.
Những dự án có vai trị đặc biệt quan trọng được đầu tư xây dựng và hồn thành. Về điện, có cơng trình điện lưới quốc gia được kéo ra đảo Cù Lao Chàm (2016). Về cầu, có hệ thống đường dẫn và cầu Cửa Đại bắc qua sông Thu Bồn (2016); cầu Cẩm Kim, cầu sơng Đị - Cẩm Thanh và sắp đến là cầu Thanh Nam nối Cẩm Châu và Cẩm Nam. Về đường, nâng cấp mở rộng các tuyến đường huyết mạch giao thông như: đường ven biển Lạc Long Quân, Âu Cơ, đường tỉnh lộ 607 (đường Nguyễn Tất Thành), tỉnh lộ 608 (đường Hùng Vương), đường tỉnh lộ (Võ Chí Cơng); … Về kè, có cơng trình kè bảo vệ phố cổ Hội An từ chùa Cầu đến cầu Cẩm Nam, các tuyến kè chống lở ven sông
Cẩm Kim, Thanh Hà, Cẩm Phô, Cẩm Nam, Sơn Phong, Cẩm Châu, kè Phước Thịnh - Cửa Đại… đã được đầu tư xây dựng khá vững chắc.
Nhiều khu đơ thị mới có cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, khang trang: Phước Trạch - Phước Hải, khu tái định cư Làng chài Cẩm An, Võng Nhi xã Cẩm Thanh. Các khu dân cư Ngọc Thành - Cẩm Phô, khu trài dân và tái định cư Tân Mỹ - Tân Thịnh phường Cẩm Am, Trảng Kèo - Cẩm Hà, khu tái định cư Sơn Phô 1 phường Cẩm Châu… Một số dự án khác đang được tích cực triển khai: Cụm công nghiệp đơ thị Thanh Hà, cải tạo sơng Cổ Cị, Khu dân cư Nhị Trưng - Cồn Thu, khu dân cư Hói Muống, khu đơ thị Thanh Hà, khu đô thị An Bàng, khu dân cư Bàu Ốc Hạ, khu dân cư Lâm Sa - Tu Lễ - Xuân Hịa, khu đơ thị dịch vụ Đồng Nà, khu đô thị Cồn Tiến, khu dân cư đường Điện Biên Phủ nối dài… [49].