Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU CHÉO CỔ PHẦN (Trang 27)

1.2.3.1 .Về việc nghiên cứu nội hàm của sở hữu chéo

1.4. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau đây:

Phương pháp phân tích: là các hoạt động đánh giá, bình luận các tình huống,

quan điểm, quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật điều chỉnh sở hữu chéo cổ phần. Phương pháp này được vận dụng xuyên suốt Luận án.

Phương pháp so sánh luật học: được sử dụng khi phân tích, đánh giá về thực

trạng sở hữu chéo cổ phần của một số quốc gia trên thế giới và của Việt Nam; so sánh nội dung, phạm vi điều chỉnh của pháp luật về sở hữu chéo cổ phần ở một số quốc gia trên thế giới với Việt Nam. Phương pháp này được vận dụng tập trung ở Chương 3, Chương 4 và Chương 5.

Phương pháp tổng hợp: được sử dụng khi đánh giá nhằm rút ra những kết luận

tổng quan, những quan điểm, các đề xuất, kiến nghị về mặt lý luận và kinh nghiệm điều chỉnh pháp lý đối với sở hữu chéo cổ phần. Phương pháp này được vận dụng xuyên suốt Luận án.

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: sử dụng kết hợp các lý thuyết kinh tế với

các lý thuyết, quan điểm về pháp lý nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận về sở hữu chéo cổ phần, lí do tồn tại sở hữu chéo cổ phần, các tác động tích cực và tiêu cực của sở hữu chéo cổ phần. Phương pháp này được vận dụng xuyên suốt Luận án.

Ngoài ra, luận án được nghiên cứu dựa trên phương pháp tiếp cận về tài chính, lợi ích kinh tế. Sở hữu chéo cổ phần là một tình huống xuất phát từ hoạt động của các doanh nghiệp, và các vấn đề lý luận về sở hữu chéo cổ phần được phân tích dưới khía cạnh kinh tế. Do đó, để nghiên cứu về sở hữu chéo cổ phần, tác giả tìm hiểu, nghiên cứu, xem xét dưới quan điểm lợi ích kinh tế, dựa trên các lý thuyết kinh tế. Phương pháp này được vận dụng xuyên suốt Luận án.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU CHÉO CỔ PHẦN (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w