Sở hữu chéo cổ phần và vấn đề thực vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU CHÉO CỔ PHẦN (Trang 64 - 66)

1.2.3.1 .Về việc nghiên cứu nội hàm của sở hữu chéo

2.6. Tác động bất lợi của sở hữu chéo cổ phần

2.6.1. Sở hữu chéo cổ phần và vấn đề thực vốn của doanh nghiệp

Thực vốn là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật doanh nghiệp hiện đại để xác định hiệu suất cụ thể của vốn và nghĩa vụ duy trì vốn, bao gồm ba yêu cầu cụ thể: nguồn vốn phải là chắc chắn, nguồn vốn phải liên tục, và vốn phải được duy trì.136 Điều này có nghĩa là sự tăng thêm phần vốn của doanh nghiệp phải tương ứng với sự tăng lên về tiền mặt, tài sản của doanh nghiệp.

Về nguyên tắc, giá của cổ phiếu được dựa trên nền tảng tài sản của mỗi doanh nghiệp, mà cụ thể là giá trị các tài sản thực có của doanh nghiệp. Thông thường, khi một doanh nghiệp phát hành x phần vốn ra ngồi thị trường, doanh nghiệp đó sẽ có tài sản tương ứng với giá trị phát hành của x phần vốn đó sau khi số cổ phần x này được bán ra. Tuy nhiên, dưới sự dàn xếp của việc sở hữu chéo cổ phần, các doanh nghiệp sẽ trao đổi phần vốn cho nhau. Nói cách khác, việc hai doanh nghiệp phát hành vốn cho nhau có thể sẽ chỉ tạo nên một giao dịch trên chứng từ. Thông qua sở hữu chéo cổ phần, vốn của mỗi doanh nghiệp được tăng cao, nhưng trên thực tế lại khơng có nguồn tiền nào được thêm vào, tức là tài sản của doanh nghiệp không được

23 Xiaoyan wang 1, Jiurong Song, Chris Deeley (2012), Research on the “Double-Edged Sword Effect” of Cross

tăng lên cân bằng với vốn, đồng nghĩa với việc sở hữu chéo cổ phần không làm tăng giá trị tài sản của doanh nghiệp.

Sở hữu chéo cổ phần sẽ dẫn đến tình trạng phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Tại Nhật Bản, việc mở rộng sở hữu chéo cổ phần trong thập kỷ 90 và sự gia tăng sau đó về số lượng các khoản đầu tư kém hiệu quả, cùng với sự suy thoái kéo dài của thị trường cổ phiếu và thị trường bất động sản của Nhật Bản đã cộng hưởng đẩy nhanh sự xuống dốc về tài chính của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản. Các Ngân hàng Nhật Bản đã bị tác động rất lớn. Theo ước tính, khoảng một nửa trong tổng số cổ phiếu mà các doanh nghiệp phi tài chính của Nhật Bản sở hữu là cổ phiếu của các ngân hàng. Bên cạnh đó, các ngân hàng cịn nắm giữ một khối lượng khổng lồ cổ phiếu của các doanh nghiệp không hoạt động trong lĩnh vực tài chính.137 Tương tự Nhật Bản, các Chaebol ở Hàn Quốc có sự liên quan chặt chẽ giữa các ngành công nghiệp với nhau, chẳng hạn giữa ngành hóa chất và lốp xe.138 Việc kinh doanh quá dàn trải tạo ra khó khăn khi khủng hoảng kinh tế.

Do đó, mặc dù sở hữu chéo cổ phần mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và doanh nghiệp trong nhiều thập kỷ, Nhật Bản đã gặp các thách thức về ổn định tài chính giữa những năm 1990. Nguyên nhân của những thách thức này là sự liên kết chéo giữa ngân hàng và các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Nếu lượng cổ phiếu họ nắm giữ bị giảm giá, các ngân hàng phải ghi lại khoản giảm giá của cổ phiếu nắm giữ trong danh mục đầu tư vốn của họ, làm giảm lợi nhuận trực tiếp. Như vậy, sự suy thoái thị trường chứng khoán thường sẽ làm tổn thương khả năng sinh lời và vốn của ngân hàng. Rủi ro này có thể được giải quyết bằng cách bán ra cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, bán đột ngột một lượng lớn cổ phiếu sẽ tạo ảnh hưởng bất lợi đến tính ổn định của thị trường chứng khốn.139 Mặt khác, việc tăng đột ngột nguồn cung dẫn sẽ ảnh hưởng đến giá chứng khốn bán ra.

5888 Nguyễn Hồng (2008), “Sở hữu chéo cổ phần trên thị trường chứng khoán Nhật Bản”, Chứng khoán Việt

Nam (7), 87 – 89.

5889 http://www.vinacorp.vn/news/chaebol-lung-doan-chinh-sach-quoc-gia-nhu-the-nao/ct-402720.

5890 Federal Reserve Bank of San Francisco (2009), Japan’s Cross shareholding Legalcy: The Financial Impact

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU CHÉO CỔ PHẦN (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w