Đặc điểm sở hữu chéo cổ phần

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU CHÉO CỔ PHẦN (Trang 48 - 51)

1.2.3.1 .Về việc nghiên cứu nội hàm của sở hữu chéo

2.3. Đặc điểm sở hữu chéo cổ phần

Có hai khía cạnh chính tạo nên đặc trưng cho một cấu trúc sở hữu. Thứ nhất là chủ thể sở hữu, thứ hai là cách thức và mức độ sở hữu. Căn cứ vào quan điểm chung về sở hữu chéo cổ phần như đã phân tích ở trên, có thể rút ra các đặc điểm của sở hữu chéo cổ phần như sau:

Thứ nhất, quan hệ sở hữu chéo cổ phần chỉ được xem xét trong mối liên hệ giữa

ít nhất hai doanh nghiệp với nhau. Sở hữu chéo cổ phần là quan hệ có tính tương tác qua lại giữa các chủ thể là doanh nghiệp. Vì vậy, khi nghiên cứu về sở hữu chéo cổ phần, không chỉ nghiên cứu về một doanh nghiệp duy nhất mà phải nghiên cứu doanh nghiệp này trong mối quan hệ sở hữu với doanh nghiệp cịn lại. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc nghiên cứu về điều chỉnh pháp lý đối với sở hữu chéo cổ phần khi xác định doanh nghiệp nào là doanh nghiệp sở hữu ban đầu, doanh nghiệp nào tạo nên sở hữu chéo cổ phần, từ đó xác định trách nhiệm pháp lý tương ứng.

Sở hữu chéo cổ phần có thể được tạo ra bằng sự chủ động hoặc bị động. Doanh nghiệp tham gia sở hữu chéo cổ phần một cách bị động, có nghĩa là một bên trong mối quan hệ sở hữu chéo cổ phần hồn tồn khơng có chủ ý nắm giữ phần vốn của doanh nghiệp đang là cổ đơng của nó.

Quan hệ sở hữu chéo cổ phần được tạo ra một cách chủ động khi các doanh nghiệp thực hiện sở hữu chéo cổ phần thông qua thỏa thuận như sau: (i) Doanh nghiệp chào bán cổ phần riêng lẻ cho một doanh nghiệp xác định mà doanh nghiệp chào bán đang là cổ đông của doanh nghiệp được chào bán; (ii) Các doanh nghiệp cùng thỏa thuận nắm giữ phần vốn của nhau. Trong trường hợp này, các thoả thuận thường khơng chỉ hướng đến các mục đích ngắn hạn,97 mà còn hướng đến các mục tiêu chiến lược của cả hai doanh nghiệp.

Thứ hai, bản chất mối quan hệ sở hữu chéo cổ phần được hình thành bởi

đường đi của dịng tiền giữa hai doanh nghiệp, không xem xét về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là đặc điểm cốt lõi của mối quan hệ sở hữu chéo cổ phần. Điều này càng đặc biệt quan trọng khi ban hành các quy định liên quan đến kế toán doanh nghiệp để xác định nguồn vốn của doanh nghiệp. Các chuẩn mực kế tốn cũng có quy định về trường hợp nếu doanh nghiệp con sở hữu ngược lại doanh nghiệp mẹ thì mức sở hữu này không được ghi nhận vào vốn của doanh nghiệp mẹ.

Như vậy, vấn đề cơ bản của sở hữu chéo cổ phần không phải là ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, mà là vấn đề về mối quan hệ sở hữu. Tuy nhiên, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp cũng đóng vai trị quan trọng trong việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của sở hữu chéo cổ phần. Do những tác động của sở hữu chéo cổ phần mang lại mà trong một số ngành nghề nhất định, nếu xuất hiện sở hữu chéo cổ phần thì mức độ ảnh hưởng đến nền kinh tế và xã hội sẽ cao hơn sở hữu chéo cổ phần

0 những ngành nghề khác, đặc biệt là trong những ngành nghề mà pháp luật có u cầu về vốn pháp định.

Thơng thường, trên thực tế, trong một mạng lưới giữa các doanh nghiệp tham gia sở hữu chéo, với cùng một nhóm doanh nghiệp, vẫn thường xuất hiện tổng hợp

các trường hợp đầu tư lẫn nhau và đầu tư theo hình chuỗi. Các quan hệ đầu tư chéo trong một mạng lưới nhìn chung được diễn ra đồng thời các quan hệ sau:

0 Mitsuaki Okabe (2001), Are cross-shareholding of Japanese corporation dissolving? Evolution and

0 Quan hệ doanh nghiệp mẹ - doanh nghiệp con, trong đó doanh nghiệp mẹ sở hữu từ 50% phần vốn của doanh nghiệp con, và ngược lại, doanh nghiệp con sở hữu phần vốn của doanh nghiệp mẹ.

0 Quan hệ sở hữu phần vốn của doanh nghiệp mẹ và doanh nghiệp con đối với

các doanh nghiệp liên quan và ngược lại. Trong đó, tỷ lệ sở hữu cổ phần của doanh nghiệp mẹ và doanh nghiệp con trong các doanh nghiệp liên quan dưới 50%.

1 Giữa các doanh nghiệp liên quan có thể sở hữu chéo hoặc không.

Trên thực tế, doanh nghiệp thường có nhu cầu kiểm sốt các cơng đoạn liên tiếp của quá trình sản xuất hoặc phân phối một sản phẩm, dịch vụ. Để thực hiện được công việc này, doanh nghiệp phải quyết định phát triển trong chính nội bộ doanh nghiệp hoặc thực hiện việc nắm phần vốn kiểm soát ở doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp này đã sẵn có khả năng thực hiện một số cơng đoạn của quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm dịch vụ. Sự kết hợp này có thể tạo cho doanh nghiệp những hiệu quả trong một số hoạt động sản xuất, kinh doanh nhất định tùy thuộc theo các tính chất khác nhau, ví dụ:

0 Tính phụ thuộc lẫn nhau về cơng nghệ của các cơng đoạn thuộc một q trình

sản xuất trong một số ngành nghề kinh doanh. Chẳng hạn, trong ngành luyện kim, nếu những thỏi thép được cán mỏng ngay tại thời điểm đang cịn nóng sẽ giúp tiết kiệm năng lượng hơn so với việc tách biệt các cơng đoạn địi hỏi chờ thép nguội đi,

vận chuyển, nung chúng lại một lần nữa trước khi cán.

0 Tính lợi thế của việc tập hợp trong cùng một nhóm doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm có thể bổ sung cho nhau về mặt cơng nghệ, thương mại, nghiên cứu và phát triển, chính sách của nhà nước.

1 Trong trường hợp vòng đời của sản phẩm khiến cho doanh nghiệp thuộc các

ngành cơng nghệ mới gặp khó khăn để tìm những sản phẩm trung gian cần thiết, thì việc sở hữu chéo là một cách gián tiếp để hợp nhất các công đoạn chế tạo sản phẩm.

2 Nhu cầu ổn định đầu vào của doanh nghiệp sản xuất trước các biến động về cung, cầu của thị trường. Nhu cầu này khuyến khích các doanh nghiệp tạo ra sự liên kết với nhau để giảm thiểu những ảnh hưởng từ sự biến động thị trường.

0 Nhu cầu tiết kiệm chi phí giao dịch của các doanh nghiệp.98

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU CHÉO CỔ PHẦN (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w