Cấu trúc sở hữu chéo cổ phần theo đối tượng doanh nghiệp tham gia

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU CHÉO CỔ PHẦN (Trang 54 - 56)

1.2.3.1 .Về việc nghiên cứu nội hàm của sở hữu chéo

2.4. Các kiểu cấu trúc sở hữu chéo cổ phần

2.4.2. Cấu trúc sở hữu chéo cổ phần theo đối tượng doanh nghiệp tham gia

Như đã phân tích, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp không phải là dấu hiệu để nhận diện một quan hệ sở hữu chéo cổ phần, nhưng nó có thể được xem là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá tác động của sở hữu chéo cổ phần.

0 Tạp chí điện tử Đầu tư chứng khốn, đường dẫn: https://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/so-huu- cheo-va- nhung-cau-hoi-24168.html , truy cập lần cuối ngày 06/03/2019.

Ngồi ra, xét về mặt lịch sử, thơng thường ở những quốc gia mà hệ thống tài chính có tồn tại sở hữu chéo cổ phần, thường có sự tham gia của các doanh nghiệp tài chính mà chủ yếu là ngân hàng thương mại. Do đó, việc xem xét trong mạng lưới sở hữu chéo cổ phần có tồn tại các doanh nghiệp tài chính khơng cũng là một trong những yếu tố để đánh giá về quy mô sở hữu chéo cổ phần.

Việc phân loại này được tóm tắt theo bảng sau:102

Cổ phiếu được nắm giữ bởi

Doanh nghiệp Doanh nghiệp tài chính phi tài chính

Cổ phiếu Doanh nghiệp tài chính A C

được phát

hành bởi Doanh nghiệp phi tài chính B D

Theo khn khổ nêu trên, sẽ có 4 loại liên kết sở hữu chéo cổ phần, cụ thể:

0 Trường hợp A: doanh nghiệp phát hành là một tổ chức tài chính, và cổ phiếu

được nắm bởi các tổ chức tài chính khác;

5888Trường hợp B: Doanh nghiệp phát hành là tổ chức phi tài chính, nhưng doanh

nghiệp nắm giữ cổ phiếu là doanh nghiệp tài chính; Điều này hàm ý một trường hợp quan trọng của sở hữu chéo cổ phần giữa một bên là ngân hàng và một bên là mạng lưới các doanh nghiệp khác, cũng được xem là sở hữu chéo cổ phần theo chiều ngang.

23 Trường hợp C: Doanh nghiệp phát hành là doanh nghiệp tài chính, và phần

vốn của nó được nắm giữ bởi doanh nghiệp phi tài chính.

24 Trường hợp D: Doanh nghiệp phát hành là phi tài chính, và doanh nghiệp nắm

giữ phần vốn của nó cũng là doanh nghiệp phi tài chính. Đây là sở hữu chéo cổ phần giữa các thành viên của một tập đoàn theo chiều ngang. Trường hợp khác là sở hữu

102

Mitsuaki Okabe (1999), Theory of contemporary finance and the financial system: Financial intermediation,

chéo cổ phần trên mối quan hệ theo chiều dọc giữa các nhà cung cấp và các nhà tiêu thụ, thường thấy trong ngành công nghiệp ô tô.

Từ sự kết hợp giữa hai cách phân loại nêu trên, có thể tạo ra một cách phân loại tiếp theo về sở hữu chéo cổ phần. Theo sự kết hợp này, có hai trường hợp sở hữu chéo cổ phần cần lưu ý, là sở hữu chéo cổ phần theo chiều ngang và sở hữu chéo cổ phần theo chiều dọc.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU CHÉO CỔ PHẦN (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w