Sở hữu chéo cổ phần theo chiều dọc

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU CHÉO CỔ PHẦN (Trang 58 - 59)

1.2.3.1 .Về việc nghiên cứu nội hàm của sở hữu chéo

2.4. Các kiểu cấu trúc sở hữu chéo cổ phần

2.4.2.2. Sở hữu chéo cổ phần theo chiều dọc

Gọi là sở hữu chéo cổ phần theo chiều dọc khi các doanh nghiệp sở hữu chéo nhau nằm trong một chuỗi mối quan hệ giữa nhà sản xuất, nhà cung ứng nguyên vật liệu và nhà tiêu thụ. Sở hữu chéo cổ phần tạo ra mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau làm cho các doanh nghiệp có thể chủ động được nguồn cung cấp nguyên liệu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể linh hoạt trong chiến lược nhằm tăng năng lực cạnh tranh. Chẳng hạn, một mạng lưới doanh nghiệp sở hữu chéo cổ phần nhau trong ngành xây dựng như sau: một doanh nghiệp xây dựng, một doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, tư vấn thiết kế, kinh doanh bất động sản. Mạng lưới các doanh nghiệp này có thể chấp nhận lợi nhuận thấp trong lĩnh vực xây lắp nhưng lợi nhuận cao trong kinh doanh vật liệu xây dựng. Trong lĩnh vực xây lắp, do sản phẩm ít có sự khác biệt hố nên cạnh tranh thường được thực hiện thơng qua bỏ thầu thấp. Do đó, để đạt được những hợp đồng xây dựng lớn, các doanh nghiệp xây lắp chấp nhận đặt giá bỏ thầu thấp, bù lại, tập đồn có lợi nhuận ở trong thị trường cung ứng vật liệu xây dựng.111

Tầm quan trọng của các cam kết ngầm định để thực hiện sở hữu chéo cổ phần cũng có thể thay đổi theo từng lĩnh vực công nghiệp hoặc loại hoạt động sản xuất.112 Sở hữu chéo cổ phần đặc biệt quan trọng ở những ngành mà “hoạt động sản xuất phụ

thuộc vào sự tham gia và đầu tư của một số lượng lớn các bên liên quan. Quy trình sản xuất phức tạp, đòi hỏi sự sắp xếp nhà cung cấp và người mua khác nhau, có thể đặc biệt phụ thuộc vào mơ hình sở hữu đó thúc đẩy sự cam kết và tin tưởng”.113

110

Kanda và Capital Market Research Group (2001), Theory and Practice of dissolution of cross shareholding, Tokyo.

23 Nguyễn Tuấn Dương (2010), “Phương thức tạo lợi nhuận của các tập đồn kinh tế”, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế

toán (06), 05.

24 Maher, M. E. (1997), “Transaction cost economics and contractual relations”, Cambridge Journal of

Economics, 21(2), 147-170.

25 Franks, J. và C. Mayer (1996), “Hostile takeovers and the correction of managerial failure”, Journal of Financial

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU CHÉO CỔ PHẦN (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w