Liên doanh, liên kết

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu B12 (Trang 100 - 120)

5. Bố cục của luận văn

4.3.3. Liên doanh, liên kết

Tổ chức các liên doanh, liên kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Công ty xăng dầu B12 đƣa kế hoạch phát triển kinh doanh đến thành công. Sử dụng liên doanh, liên kết có nhiều ý nghĩa đối bởi: Kinh doanh xăng dầu luôn đòi hỏi một lƣợng lớn về vốn có định và vốn lƣu động. Trong điều kiện nguồn vốn còn hạn hẹp, việc kinh doanh những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận thấp dẫn đến nguồn vốn tự bổ sung không đủ thì việc tổ chức liên doanh liên kết giúp Công ty tận dụng đƣợc các nguồn lực khác của đối tác để phục vụ hoạt động kinh doanh. Công ty cần tiến hành tổ chức liên doanh liên kết ở các khâu nhƣ xây dựng cơ bản, tồn chứa dự trữ và vận chuyển. Khi tiến hành liên doanh, liên kết,Công ty cần phải nắm tỷ lệ chi phối để quản lý tốt đối tác, hƣớng họ vào việc thực hiện các mục tiêu của Công ty.

4.3.4. Phát triển mạng lưới phân phối

Việc phát triển mạng lƣới phân phối giúp tăng sản lƣợng bán hàng và tăng doanh thu. Một số công tác phát triển mạng lƣới phân phối nhƣ sau:

- Tìm kiếm thêm các trung gian phân phối: Để hạn chế những yếu

điểm về kinh nghiệm và vốn, đồng thời khai thác tối đa lợi thế của các trung gian, bên cạnh lực lƣợng bán hàng của mình, Công ty xăng dầu B12 cần tìm kiếm các trung gian phân phối khác, đó là các nhà bán buôn và những ngƣời

bán lẻ khác. Công ty phải thu hút những trung gian có chất lƣợng cao cho kênh phân phối đã chọn. Có nhiều trung gian tự nguyện ra nhập kênh phân phối của Công ty, song không phải tất cả họ có đủ các tiêu chuẩn trong kênh đƣợc chọn. Để thu hút đƣợc các trung gian chất lƣợng cao, Công ty cần có các công cụ, chính sách cụ thể, thoả đáng.

- Phối hợp hoạt động trong kênh phân phối: Đa số các doanh nghiệp

đều phân phối sản phẩm - dịch vụ của mình thông qua một hệ thống đa kênh. Và thực tế cho thấy cho dù hệ thống kênh đƣợc thiết kế và quản lý tốt thì vẫn luôn tồn tại những mâu thuẫn cạnh tranh trong lòng hệ thống. Nguyên nhân của tình trạng này là vì quyền lợi của các chủ thể kinh doanh độc lập không trùng hợp với nhau. Sự tồn tại của những mâu thuẫn và cạnh tranh trong hệ thống kênh phân phối là một yếu tố khách quan. Công ty xăng dầu B12 cần phải đảm bảo rằng luôn có sự hợp tác chặt chẽ trong hệ thống kênh giữa các thành viên các kênh. Sự hợp tác sẽ tạo ra tổng lợi nhuận của kênh lớn hơn nhiều trƣờng hợp mỗi thành viên của kênh chỉ hành động vì quyền lợi riêng của mình.

Sơ đố 4.1: Hệ thống kênh phân phối của Công ty xăng dầu B12

Hệ thống kênh phân phối trên cho phép Công ty xăng dầu B12 phân phối các sản phẩm xăng dầu một cách hiệu quả và linh hoạt nhất. Sản phẩm

Petrolim ex Công ty xăng dầu B12 Khách hàng (công nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng) Ngƣời bán lẻ Ngƣời bán buôn nhỏ Ngƣời bán buôn

có thể đƣợc Công ty bán trực tiếp thông qua giao dịch kinh doanh của Phòng kinh doanh tổng hợp hay qua hệ thống cửa hàng bán lẻ của Công ty.

4.3.5. Mở rộng hệ thống kho dự trữ bảo quản

Mọi doanh nghiệp đều phải tiến hành dự trữ bảo quản hàng hoá cho đến lúc bán ra. Tổ chức dự trữ, bảo quản hàng hoá là hoạt động quan trọng vì quá trình sản xuất và tiêu thụ ít khi trùng khớp với nhau. Tổ chức dự trữ bảo quản hợp lý giúp doanh nghiệp điều phối đƣợc hoạt động tiêu thụ, góp phần thực hiện chiến lƣợc phân phối của mình.

Trong kế hoạch phát triển mạng lƣới phân phối xăng dầu Công ty xăng dầu B12, càng nhiều điểm dự trữ bảo quản thì càng có thể chủ động cung ứng hàng hoá nhanh chóng cho ngƣời tiêu dùng, nhƣng cũng làm tăng thêm chi phí dự trữ và quản lý. Do đó khi đƣa ra quyết định về số điểm dự trữ bảo quản cần kết hợp hài hoà giữa việc nâng cao chất lƣợng và sự gia tăng chi phí phân phối.

Để đáp ứng yêu cầu kinh doanh cũng nhƣ đảm bảo yêu cầu dự trữ xăng dầu quốc gia đạt mức 30 ngày (1 tháng) vào năm 2020, Công ty cần chuẩn bị cho mình một hệ thống các địa điểm tồn chứa xăng dầu, cũng nhƣ nhu cầu cần phải có đến năm 2020 của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Các tổng kho đầu mối phải có quy mô đủ lớn và có khả năng bao quát một phạm vi địa lí rộng (gồm nhiều tỉnh, thành...). Các tổng kho đầu mối phải đáp ứng một số yêu cầu sau:

- Phải có điều kiện xây dựng cảng biển và sông đáp ứng cho các loại tàu, theo tính toán. Hiện tại vận tải ven biển có xu thế sử dụng tàu trọng tải 5000 DWT đến 10.000DWT để giảm phí.

- Là trung tâm so với các địa điểm tiêu thụ hàng hoá để giảm thiểu chi phí vận tải.

- Phải phù hợp quy hoạch xây dựng của các địa phƣơng.

- Phải thuận lợi về mặt nối kết với các công trình hạ tầng giao thông, cấp điện, cấp nƣớc, thông tin liên lạc, ...

- Phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy và an toàn vệ sinh môi trƣờng theo tiêu chuẩn của Nhà nƣớc.

- Chi phí chấp nhận đƣợc để đảm bảo hiệu quả.

Các tổng kho xây dựng mới sẽ đƣợc đặt tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Hƣng Yên (miền Bắc Trung bộ). Ở khu vực đồng bằng sông Hồng, Công ty xăng dầu B12 cần đầu tƣ bổ sung sức chứa thêm 18.000m3

tại kho Hƣng Yên (T26) của Chi nhánh xăng dầu Hƣng Yên, tăng thêm sức chứa cho toàn tuyến của Công ty. Quy mô của kho T26 chủ yếu phục vụ cho xuất đƣờng bộ và dự trữ hàng từ 10 đến 15 ngày. Lƣợng hàng dự trữ trong kho là khoảng 10.000 m3. Trong điều kiện hiện nay giá xăng dầu trên thế giới liên tục biến động và có xu hƣớng ra tăng, với lƣợng hàng dự trữ nhƣ vậy sẽ làm tăng tính ổn định giá cả nguồn hàng của Công ty xăng dầu B12 và Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, đảm bảo đáp ứng nguồn hàng liên tục khi có biến động giá, tăng tính cạnh tranh của Petrolimex. Kho T26 xây dựng xong xẽ làm giảm chi phí vận tải đƣờng bộ cung ứng cho các tỉnh Hƣng Yên và Thái Bình, giảm chi phí lƣu thông xăng dầu cung ứng cho khu vực, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác trong khu vực phát triển.

4.3.6. Tuyển dụng, đào tạo và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực

Con ngƣời là trung tâm của các quá trình kinh tế - xã hội, là một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu và cực kỳ quan trọng của mọi quá trình sản xuất - kinh doanh. Trong những năm vừa qua, Công ty xăng dầu B12 đã đầu tƣ mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất. Nhiều công đoạn sản xuất đã đƣợc đầu tƣ các thiết bị tƣ động hoá nhƣ: Hệ thống đo mức từ xa, tự động hoá trạm bơm chính, hệ thống cứu hoả tự động và điều khiển từ xa, hệ thống camera giám sát,.... Công tác quản lý, kế toán cũng đƣợc nâng cấp với việc đƣa hệ thống ERP SAP gồm các phân hệ: quản lý mua hàng, bán hàng, quản lý kho bể, kế toán tài chính, kế toán quản trị,… đã đƣợc triển khai trong lĩnh vực

kinh doanh xăng dầu từ Công ty mẹ - Tập đoàn xăng dầu Việt Nam đến 42 Công ty, 21 Chi nhánh, 11 Xí nghiệp, 44 kho và tổng kho xăng dầu, 118 địa điểm và tích hợp với hệ thống quản lý tại hơn 2.200 cửa hàng xăng dầu trên toàn quốc. Chính vì vậy mà đội ngũ cán bộ quản lý , thừa hành... của Công ty cũng phải thƣờng xuyên đƣợc đào tạo cập nhật kíến thức mới. Đảm bảo khả năng làm chủ và khai thác hiệu quả các trang thiết bị, công nghệ hiện đại. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu, một mặt Công ty cần tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân hiện có, một mặt cần xem xét tuyển dụng những nhân viên mới có sức khoẻ, kiến thức để đáp ứng yêu cầu hiện tại và xây dựng đội ngũ kế cận cho tƣơng lai.

Trong lĩnh vực bán lẻ xăng dầu hiện nay, giá cả vẫn cơ bản do Nhà nƣớc điều hành, chất lƣợng sản phẩm thì trong điều kiện bình thƣờng khách hàng khó phân biệt đƣợc sự khác nhau giữa các nhà phân phối. Do đó các đối thủ cạnh tranh chủ yếu bằng việc đặt cửa hàng tại các vị trí đắc địa nhƣ khu vực đông dân, nằm trên trục đƣờng chính,…), cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại và thái độ bán hàng. Điều này lại đƣợc quyết định bởi chính đội ngũ cán bộ, nhân viên và nhƣ vậy, việc hoạch định, tuyển dụng và phân bổ nguồn nhân lực cho chiến lƣợc của Công ty xăng dầu B12 càng trở nên quan trọng.

Do những vai trò to lớn không thể phủ định đƣợc đội ngũ cán bộ, nhân viên, nên hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực cần đƣợc coi trọng. Hoạt động này cần đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên. Nội dung giáo dục đào tạo cần tập trung không chỉ vào việc nâng cao trình độ, kỹ năng của đội ngũ cán bộ, nhân viên, mà cả việc tuyên truyền những mục tiêu, đƣờng lối chiến lƣợc của Công ty. Những hoạt động này không chỉ nhằm vào cán bộ, nhân viên mới tuyển chọn, mà cả đối với những cán bộ, nhân viên hiện có. Việc phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo cho việc thực hiện chiến lƣợc, nhƣng không đƣợc coi nhẹ vấn đề chất lƣợng. Bên cạnh đó Công ty cũng cần có chính sách, kế hoạch cho công tác đào tạo lại đội ngũ nhân lực

hàng năm, cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi cho họ tự đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ...

4.4. Đề xuất - Kiến nghị

4.4.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

- Để thị trƣờng xăng dầu phát triển lành mạnh, Nhà nƣớc cần tạo môi trƣờng cạnh tranh, điều kiện pháp lý bình đẳng giữa các doanh nghiệp, đồng thời có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng liên kết tăng giá bán, các hành vi làm mất ổn định thị trƣờng.

- Nhà nƣớc cần quan tâm đầu tƣ phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa, có chính sách trợ giá hợp lý nhằm tạo điều kiện cho các khách hàng địa bàn này tiếp cận đƣợc nguồn hàng với giá hợp lý hơn, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng có điều kiện mở rộng địa bàn hoạt động hơn.

- Trong điều kiện Nhà nƣớc vẫn có sự can thiệp về giá bán lẻ xăng dầu, các Bộ ngành liên quan cần có cơ chế hữu hiệu để quản lý ngăn chặn tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới. Ngoài ra, Nhà nƣớc cần kiểm tra, giám sát việc nhập khẩu và cung ứng hàng hoá ra thị trƣờng của các đầu mối nhập khẩu, có biện pháp xử phạt nghiêm minh đối với các doanh nghiệp không tuân thủ hạn ngạch nhập khẩu hoặc tiết giảm nguồn cung không thoả đáng.

4.4.2. Kiến nghị với Tập đoàn xăng dầu Việt Nam

- Công ty xăng dầu B12 là đầu mối nhập khẩu duy nhất khu vực phía Bắc của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Hiện nay, công suất hoạt động của Cảng dầu B12 đã đạt công suất thiết kế, việc tăng cƣờng hiện đại hoá cũng chỉ giúp công suất tăng thêm đến mức giới hạn. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu xăng dầu trong thời gian tới, Tập đoàn cần quân tâm, sớm xem xét xúc tiến triển khai dự án đầu tƣ cảng dầu mới tại Lạch Huyện - Quảng Yên - Quảng Ninh hoặc liên doanh với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc để xây dựng tuyến đƣờng ống Đông Hƣng - B12.

- Tập đoàn cần phân cấp, phân quyền nhiều hơn nữa cho Công ty xăng dầu B12 để tăng cƣờng sự chủ động trong đầu tƣ sửa chữa và điều hành sản xuất. Việc phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm quản lý sẽ phát huy đƣợc năng lực cơ sở, các quyết định sát với thực tế hơn.

- Tập đoàn cần xây dựng lại đơn giá vận tải đƣờng ống hợp lý, phù hợp thực tiễn hoạt động cho Công ty xăng dầu B12 để lợi nhuận của hoạt động vận tải bằng đƣờng ống thể hiện đúng với hiệu quả của loại hình vận tải này đem lại.

KẾT LUẬN

Công nghiệp xăng dầu là ngành công nghiệp luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta quan tâm, coi đây là một mũi nhọn, then chốt tập trung đầu tƣ phát triển. Những năm qua, lĩnh vực kinh doanh xăng dầu đã và đang góp một phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc, ổn định an sinh xã hội, hỗ trợ cho nhiều ngành công nghiệp khác phát triển. Các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu không những cung cấp một phần lớn nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ đời sống sinh hoạt xã hội, mà quan trọng hơn là cung cấp nguyên - nhiên liệu đầu vào không thể thiếu đƣợc cho các ngành công nghiệp khác (nhƣ công nghiệp hoá chất, công nghiệp chất dẻo, vận tải và các ngành sản xuất- kinh doanh khác). Vai trò của mặt hàng xăng dầu đã vƣợt ra ngoài phạm vi của một quốc gia, ảnh hƣởng đến sự ổn định và phát triển của các khu vực và toàn thế giới. Sự thăng trầm của ngành sản xuất kinh doanh xăng dầu gắn liền với sự ổn định, sự phát triển nền kinh tế trong nƣớc, kinh tế khu vực và nền kinh tế toàn cầu.

Để làm rõ hơn thực tế của ngành kinh doanh xăng dầu, Luận văn đã nghiên cứu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 - đơn vị thuộc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, trong đó tập trung xem xét hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian từ 2010 đến 2012, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh thời gian tới. Trên cơ sở các nội dung đã đƣợc trình bày có thể nêu lên một số kết luận sau:

- Hiệu quả kinh doanh là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh là yêu cầu sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói riêng. Để hiểu rõ hơn nội dung này cần dựa trên các chỉ tiêu, định mức và các đánh giá cụ thể. Ngoài trong thực tế khi đánh giá

hiệu quả kinh doanh, ngƣời ta còn sử dụng nhiều cách thức vốn không dễ định lƣợng, nhất là các tác động đến xã hội, con ngƣời, văn hóa, môi trƣờng.

- Để có đủ cơ sở và độ tin cậy khi đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu B12, Luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu hiện đại, trong đó kết hợp phân tích định tính và các tính toán dựa trên các định mức, tiêu chí hiệu quả và kết hợp với kết quả điều tra khảo sát của tác giả.

- Luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 trong tổng thể hoạt động chung của ngành xăng dầu, nhất là ở khu vực miền Bắc. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và cạnh tranh ngày càng quyết liệt, những cố gắng của Công ty xăng dầu B12 đã chứng tỏ vị thế nhất định của mình tại các địa bàn hoạt động. Đồng thời, qua thực trạng hoạt động kinh doanh cũng cho thấy Công ty còn khá nhiều việc phải làm nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.

- Từ các nghiên cứu để rút ra những tồn tại, hạn chế của Công ty xăng dầu B12, Luận văn mạnh dạn đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu B12 (Trang 100 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)