0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Khái quát về Công ty xăng dầu B12

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU B12 (Trang 53 -120 )

5. Bố cục của luận văn

3.1.2. Khái quát về Công ty xăng dầu B12

Công ty xăng dầu B12 (Công ty) là doanh nghiệp Nhà nƣớc trực thuộc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, tiền thân là Công ty tiếp nhận xăng dầu Quảng Ninh, thành lập ngày 27/6/1973 theo Quyết định 351/VT-QĐ của Bộ Vật tƣ (nay là Bộ Công Thƣơng) và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/7/1973. Năm 1987, Công ty xăng dầu B12 giải thể và sáp nhập vào Công ty Xăng dầu khu vực III - Hải Phòng. Do mô hình tổ chức tập trung, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp, năng lực cán bộ hạn chế ... nên ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý, không đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Để đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn mới, Bộ Vật tƣ (nay là Bộ công Thƣơng) đã ban hành quyết định số 78/VT-QĐ ngày 09/3/1987 về việc tái lập và đổi tên thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Công ty xăng dầu B12. Trụ sở chính của Công ty đặt tại Phƣờng Bãi Cháy - Thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh. Công ty là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, chịu sự quản lý về mọi mặt của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam theo chế độ phân cấp quản lý, đồng thời chịu sự kiểm tra của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi Công ty tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo Quyết định số 217/HĐBT ngày 14/12/1987 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) về Chính sách đổi mới kế hoạch hóa và hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa và Quyết định 279/HĐBT ngày 29/10/1987 Về việc thống nhất kinh doanh xăng dầu vào Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (nay là Tập đoàn xăng dầu Việt Nam), đã mở ra một giai đoạn mới cho Tập đoàn và Công ty đƣợc chuyển từ tính chất của một “Tổng kho cấp phát” với chức năng “Tiếp nhận tốt, bảo quản tốt, chuyển kịp thời và chia đúng” sang chủ động tổ chức và điều hành toàn bộ quá trình kinh doanh xăng dầu.

Công ty đã thƣờng xuyên quan tâm tới đổi mới mô hình tổ chức kinh doanh, thực hiện phân cấp quản lý cho các Chi nhánh, Xí nghiệp đƣợc tự chủ sản xuất kinh doanh và tổ chức hạch toán trong nội bộ Công ty, quan tâm tới công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất nhằm phát huy nội lực để khai thác hiệu quả tối đa các nguồn lực hiện có, đầu tƣ thích đáng cho việc cải tạo nâng cấp, hiện đại hóa, tự động hóa cơ sở vật chất kỹ thuật. Đến nay Công ty đã xây dựng, quản lý khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật gồm: 05 kho bể chứa xăng dầu với tổng sức chứa 327.000m3, gần 600 km tuyến đƣờng ống dẫn xăng dầu, 124 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, 01 cảng biển có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 40.000 DWT; 06 Bến xuất xăng dầu; xây dựng phòng thử nghiệm Vilas đạt tiêu chuẩn quốc gia để kiểm soát số lƣợng và chất lƣợng xăng dầu trong các khâu nhập - xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Công ty đã đƣa tin học vào sản xuất kinh doanh, thực hiện thành công chƣơng trình tự động hóa kho cảng dầu, tự động hóa các trạm bơm chính, tự động hóa 4/6 bến xuất và áp dụng nhiều tiến bộ của công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả, nâng cao vị thế cạnh tranh và tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Khi mới thành lập, Công ty xăng dầu B12 chỉ có 350 lao động, trong đó trình độ đại học có 04 ngƣời (chỉ chiếm 1,14% tổng số lao động), trình độ trung cấp 160 ngƣời (chiếm 46% tổng số lao động), có 85 Đảng viên. Đến nay, Công ty đã có 1.602 lao động, số có trình độ trên đại học là 16 ngƣời, trình độ đại học: 548 ngƣời; cao đẳng, trung cấp là 292 ngƣời, công nhân kỹ thuật 733 ngƣời. Đối tƣợng chƣa qua đào tạo chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Số lƣợng cán bộ trẻ có năng lực, trình độ và đội ngũ công nhân lành nghề ngày càng tăng, đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Công ty xăng dầu B12 có chức năng quản lý toàn diện, thống nhất hệ thống đƣờng ống để thực hiện các nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản, tồn chứa, giữ hộ và vận tải xăng dầu bằng đƣờng ống cho các đơn vị trong và ngoài ngành, theo kế hoạch Tập đoàn giao, tổ chức vận tải xăng dầu bằng đƣờng thủy, đƣờng bộ đảm bảo cung ứng xăng dầu, dầu mỡ nhờn, cho nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn và tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh tái xuất xăng dầu.

Công ty xăng dầu B12 thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau :

- Chịu trách nhiệm trƣớc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam về việc bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh; Tổ chức tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu trực tiếp tại Cảng dầu B12 tỉnh Quảng Ninh; Trực tiếp tổ chức quá trình vận tải xăng dầu bằng đƣờng ống cho các đơn vị khác trong và ngoài ngành xăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dầu; Dự trữ xăng dầu quốc gia; Quản lý, khai thác có hiệu quả hệ thống đƣờng ống và kho bể chứa xăng dầu đƣợc Tập đoàn giao; Tổ chức kinh doanh xăng dầu, dầu mỡ nhờn, trên địa bàn các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Hải Phòng.

- Xây dựng kế hoạch về các mặt hoạt động trình Tập đoàn phê duyệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả; Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật về hoạt động của đƣờng ống, kho bể, tiến hành hạch toán kinh tế vận tải đảm bảo hiệu quả.

- Tăng cƣờng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ để nâng cao năng lực tiếp nhận, vận tải cung ứng xăng dầu.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, vật tƣ, tiền vốn đƣợc giao. Xây dựng các quy trình, quy phạm kỹ thuật để sản xuất an toàn, tăng cƣờng bảo vệ an toàn tài sản và phòng cháy, chữa cháy. Tổ chức thu hồi dầu thải để tiết kiệm và xử lý bằng công nghệ sinh học nhằm chống ô nhiễm môi trƣờng.

- Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trƣơng, đƣờng lối bcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng.

Bộ máy tổ chức của Công ty xăng dầu B12 gồm : - Ban Giám đốc Công ty.

- 09 Phòng nghiệp vụ.

- 07 Chi nhánh, Xí nghiệp trực thuộc là: Cảng dầu B12, Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh, Xí nghiệp kho vận xăng dầu K130, Xí nghiệp xăng dầu K131, Chi nhánh xăng dầu Hải Dƣơng, Xí nghiệp kho vận xăng dầu K132, Chi nhánh xăng dầu Hƣng Yên. Mỗi Chi nhánh, Xí nghiệp đều có chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức bộ máy cơ bản giống nhau, bao gồm Ban Giám đốc, các phòng nghiệp vụ, các Đội và tổ sản xuất và các cửa hàng xăng dầu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty xăng dầu B12

Công ty Xăng dầu B12 có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đƣợc đầu tƣ tƣơng đối hiện đại gồm:

- 01 Cảng chuyên dùng để nhập xăng dầu là Cảng dầu B12 với 3 cầu tầu có thể tiếp nhận các tầu có trọng tải 40.000DWT, 5000DWT và 500DWT với kết cấu cầu cảng cứng xuất nhập qua hệ thống các cần xuất Loading Arm. Cảng dầu B12 theo thiết kế có công suất xuất nhập trên 4.000.000 tấn(m3)/năm. Đây là cảng đầu mối nhập khẩu xăng dầu khu vực phía Bắc của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam.

PHÒNG KINH DOANH CÁC CỬA HÀNG VĂN PHÒNG CN XĂNG DẦU HƢNG YÊN PHÓ GIÁM ĐỐC NỘI CHÍNH GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC ĐẦU TƢ PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÕNG TỔ CHỨC PHÕNG KẾ TOÁN P. XÂY DỰNG CƠ BẢN PHÒNG TIN HỌC P. TỔNG HỢP HÀNH CHÍNH PHÒNG KỸ THUẬT XĂNG DẦU PHÒNG QUẢN LÝ KỸ THUẬT- ĐẦU TƢ P. THANH TRA BẢO VỆ XN XĂNG DẦU QUẢNG NINH XN KHO VẬN XĂNG DẦU K130 C.NHÁNH XĂNG DẦU HẢI DƢƠNG NGHIỆP XĂNG DẦU K131 CẢNG DẦU B12 PHÕNG THỬ NGHIỆM XĂNG DẦU PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT X NGHIỆP KHO VẬN XĂNG DẦU K132

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hệ thống kho bể chứa của Công ty gồm 05 kho bể chứa chính là: Kho Cảng dầu B12, Kho K130 (Quảng Ninh), Kho K131 (Hải Phòng); Kho A318 và Kho K132 (Hải Dƣơng) với tổng sức chứa đạt 327.000m3

. Các kho đƣợc nối liền nhau bằng hệ thống đƣờng ống dẫn xăng dầu dài gần 600 km đi qua địa bàn của 6 tỉnh, thành phố là Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Bắc Ninh, Hà Nội. Hệ thống đƣờng ống đƣợc vận hành bằng các tổ hợp máy bơm cao áp đặt tại các Kho giúp cho công tác bơm chuyển xăng dầu giữa các kho đạt năng suất, hiệu quả cao, hạn chế hao hụt trong giao nhận.

- Công ty có một hệ thống các cửa hàng bán lẻ gồm 124 cửa hàng xăng dầu nằm tại khu vực miền Bắc, trong đó có 03 cửa hàng bán lẻ trên biển.

Trƣớc đây hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu do Liên Xô (cũ) xây dựng. Từ năm 1991 đến nay, Công ty đã không ngừng đầu tƣ mở rộng, sửa chữa nâng cấp, từng bƣớc hiện đại hóa các công đoạn xuất nhập, tồn chứa, quản lý nhƣ: tự động hóa hệ thống đo mức các bể, lắp đặt hệ thống theo dõi, điều khiển từ xa các trạm bơm chính đồng thời tích hợp các phần mềm bảo vệ tự động.

Với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ và hiện đại nhƣ trên, đã tạo năng lực cho Công ty B12 hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc Nhà nƣớc và Tập đoàn giao.

Thứ nhất, đảm bảo nguồn xăng dầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội,

bảo đảm an ninh năng lƣợng quốc gia cho hầu hết các tỉnh, thành phố vùng duyên hải, đồng bằng trung du và miền núi phía Bắc.

Thứ hai, kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu, đáp ứng nhu

cầu cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dƣơng và Hƣng Yên.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển

nguồn vốn và hệ thống cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Đóng góp đáng kể vào ngân sách, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ tư, đảm bảo công tác dự trữ xăng dầu quốc gia.

Công ty Xăng dầu B12 chuyên kinh doanh các ngành hàng: xăng dầu, dầu mỡ nhờn. Ngoài ra các hoạt động kinh doanh khác nhƣ vận tải xăng dầu bằng đƣờng ống, bảo quản, dự trữ hàng cho Nhà nƣớc và chủ hàng gửi, kiểm định xà lan, kinh doanh cảng biển, dịch vụ xây lắp....

Xăng dầu là mặt hàng dễ bay hơi, dễ cháy nổ, độc hại và nguy hiểm. Vì vậy, đòi hỏi trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh phải phát huy tinh thần trách nhiệm cao, quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt, luôn có ý thức cảnh giác và chủ động phòng ngừa các nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trƣờng làm ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời. Do đó phát triển kinh doanh luôn phải đi đôi với đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, giữ gìn môi trƣờng tự nhiên trong sạch.

3.2. Môi trƣờng kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 và nhu cầu xăng dầu của thị trƣờng giai đoạn 2010 - 2012, dự báo đến năm 2020

3.2.1. Môi trường kinh doanh xăng dầu và đối thủ cạnh tranh chủ yếu

Giai đoạn 2010-2012, thị trƣờng xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp và khó dự báo. Thế giới phải đƣơng đầu với nhiều khó khăn, thách thức từ hậu quả nặng nề của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế.

Nhu cầu sử dụng xăng dầu có xu hƣớng giảm mạnh, đặc biệt trong năm 2012. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nƣớc cũng không nằm ngoài vùng xoáy của khủng hoảng khi phải đối diện với sản lƣợng tiêu thụ sụt giảm. Năm 2012 sản lƣợng tiệu thụ xăng dầu cả nƣớc đạt khoảng 14,1 triệu tấm(m3) so với sản lƣợng 15,6 tấn (m3) năm 2011 thì tiêu thụ xăng dầu cả nƣớc đã giảm gần 10%. Riêng đối với Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, sản lƣợng sụt giảm thấp hơn mức chung (khoảng 5%). Nguyên nhân do nhiều đầu mối nhập khẩu giảm nhập do kinh doanh xăng dầu thua lỗ. Mặt khác, giá sản phẩm biến động khá phức tạp với biên độ dao động lớn và thất thƣờng khó dự đoán khiến cho công tác điều hành của Tập đoàn và Công ty xăng dầu B12 gặp nhiều khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tình hình đảm bảo ngoại tệ cho nhập khẩu xăng dầu cũng không thuận lợi. Chênh lệch khá cao giữa tỷ giá thị trƣờng liên ngân hàng và tỷ giá giao dịch thực tế trong năm 2010 đã ảnh hƣởng đến khả năng huy động ngoại tệ của các ngân hàng thƣơng mại. Các ngân hàng đủ nguồn cung, buộc phải giãn mua bằng các hợp đồng vay có thể chịu nhiều rủi ro do biến động tỷ giá. Sự căng thẳng của tỷ giá USD/VND cuối năm 2010 đƣợc chuyển tiếp sang đầu năm 2011. Tháng 2-2011, Ngân hàng Nhà nƣớc quyết định tăng tỷ giá mạnh với 9,3%, siết biên độ từ +/-3% xuống còn +/-1%. Cùng với việc gia tăng dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nƣớc, việc điều chỉnh mạnh về tỷ giá USD/VNĐ nhƣ trên đã có tác động mạnh đến thị trƣờng ngoại tệ, từ giữa năm 2011 trở đi, chênh lệch giữa tỷ giá thị trƣờng liên ngân hàng và tỷ giá giao dịch thực tế có sự tƣơng đồng cần thiết giúp cho các ngân hàng dễ dàng hơn trong việc huy động ngoại tệ và đảm bảo nguồn cung ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu.

Cơ chế kinh doanh xăng dầu đã chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc là một bƣớc chuyển quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Quyết tâm của Chính phủ và các Bộ ngành về việc chuyển dần hoạt động kinh doanh xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, đã tạo ra hành lang để các doanh nghiệp đầu mối sau nhiều năm với cơ chế bù lỗ, có điều kiện thực hiện bƣớc chuyển quan trọng nhất trong hoạt động của mình, đó là tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, việc thiếu thông tin về các về vấn đề vốn rất nhạy cảm này nên cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp còn phải chịu sức ép rất lớn từ dƣ luận xã hội. Mặt khác, do sức ép từ việc kìm chế lạm phát trong các năm qua của Chính phủ nên về thực chất điều hành giá xăng dầu vẫn chƣa đƣợc thực sự vận hành theo cơ chế thị trƣờng. Nhà nƣớc vẫn phải can thiệp bằng các biện pháp hành chính để điều chỉnh việc tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giảm giá xăng dầu ít ảnh hƣởng nhất đến việc kìm chế lạm phát. Chính vì vậy, kinh doanh xăng dầu trong các năm từ 2010 đến 2012 và đến nay vẫn chƣa đem lại mức lợi nhuận cần thiết để doanh nghiệp có thêm nguồn lực đầu tƣ mở rộng sản xuất, ít phải lệ thuộc hơn vào nguồn vốn vay ngân hàng.

Với mục tiêu tăng cƣờng sự cạnh tranh trên thị trƣờng kinh doanh xăng dầu, trên địa bàn cả nƣớc hiện đã có 13 doanh nghiệp đầu mối đƣợc phép nhập khẩu xăng dầu. Trên địa bàn hoạt động của Công ty xăng dầu B12 có sự tham gia của một số doanh nghiệp đầu mối nhƣ: Tổng công ty dầu Việt Nam (PVoil); Công ty thƣơng mại kỹ thuật và đầu tƣ (Petec); Tổng công ty xăng dầu Quân đội.

Trong đó Tổng công ty dầu Việt Nam (PVoil) là đối thủ cạnh tranh chủ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU B12 (Trang 53 -120 )

×