Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 giai đoạn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu B12 (Trang 65 - 69)

5. Bố cục của luận văn

3.3.Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 giai đoạn

2010 - 2012

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với vai trò là một Tập đoàn Nhà nƣớc, dƣới sự chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, là công cụ hữu hiệu để Nhà nƣớc bình ổn thị trƣờng xăng dầu trong mọi thời điểm, đảm bảo đủ nguồn xăng dầu liên tục trong mọiđiều kiện, đáp ứng đủ nhu cầu thị trƣờng nội địa, nhu cầu của các hộ sản xuất trọng yếu trong nƣớc và của các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tập đoàn có nghĩa vụ chấp hành và thực hiện nghiêm túc, có kết quả các chỉ đạo, giải pháp điều hành của Chính phủ. Trong số các Công ty xăng dầu trực thuộc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam tại khu vực phía Bắc thì chỉ có Công ty Xăng dầu B12 là đơn vị đầu mối nhập khẩu, tồn chứa xăng dầu chính để tạo nguồn cung ứng cho các công ty tuyến sau. Chính vì vậy, ngoài việc tổ chức bán buôn, bán lẻ, kinh doanh xăng dầu nhƣ các đơn vị khác, Công ty xăng dầu B12 còn phải đảm nhiệm trách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhiệm của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam trong việc đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc tồn chứa hàng dự trữ quốc gia và đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho các công ty tuyến sau và cho nhu cầu xăng dầu của đất nƣớc.

Với cơ sở vật chất hiện có và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đƣợc giao, trong giai đoạn vừa qua Công ty ty xăng dầu B12 có những thuận lợi và khó khăn sau:

* Thuận lợi:

- Công ty xăng dầu B12 (Công ty) có bề dày lịch sử gần 40 năm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, có đội ngũ cán bộ, công nhân viên dày dạn kinh nghiệm. Thƣơng hiệu Petrolimex là một thƣơng hiệu mạnh và uy tín trên thị trƣờng, đƣợc khách hàng tín nhiệm và tin tƣởng. Hiện Công ty xăng dầu B12 là đơn vị đầu mối nhập khẩu xăng dầu duy nhất tại khu vực phía Bắc có phòng thí nghiệm xăng dầu đƣợc Cục đo lƣờng Việt Nam cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia có thể xác định đƣợc đầy đủ các thông số của các mặt hàng xăng dầu đáp ứng cho công tác quản lý, giám sát chất lƣợng theo quy định. Công tác kiểm tra chất lƣợng hàng hoá đƣợc tiến hành thƣờng xuyên tại các kho bể, cửa hàng bán lẻ giúp cho Công ty luôn giữ đƣợc chữ tín với khách hàng về chất lƣợng, số lƣợng xăng dầu, tạo niềm tin cho khách hàng. Vì vậy, mặc dù mức chiết khấu, giảm giá của Công ty chƣa thể cạnh tranh đƣợc với một số đầu mối kinh doanh khác nhƣng nhiều khách hàng lớn vẫn ký hợp đồng mua một phần hoặc toàn bộ xăng dầu từ Công ty.

- Là một đầu mối tiếp nhận hàng nhập khẩu và tồn chứa xăng dầu cung cấp cho khu vực phía Bắc của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, Công ty xăng dầu B12 đƣợc Tập đoàn đặc biệt quan tâm đầu tƣ hệ thống cơ sở vật chất nhƣ: cầu cảng, kho bể, tuyến ống và các trạm bơm cao áp tƣơng đối đầy đủ và hiện đại đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Hiện cầu cảng 40.000DWT của Công ty là cầu cảng nhập khẩu xăng dầu lớn nhất tại khu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vực phía Bắc của cả nƣớc cho phép tầu dầu có trọng tải tới 40.000 tấn vào cập mạn. Công ty đang tiếp tục đầu tƣ mở rộng hệ thống kho bể để có thể đáp ứng nhu cầu về xăng dầu của thị trƣờng cũng nhƣ đáp ứng yêu cầu về đảm bảo dự trữ xăng dầu của Chính phủ đến năm 2020. Việc chủ động về nguồn hàng cung ứng đã giúp cho Công ty xăng dầu B12 có một lợi thế nhất định trong việc giữ chân các khách hàng lớn, đại lý, tổng đại lý do việc cung ứng của các đầu mối khác thƣờng bị hạn chế khi giá bán xăng dầu không có lãi, các đầu mối khác giảm nhập khẩu. Hệ thống cơ sở vật chất đầu tƣ mới trong những năm gần đây làm tăng chi phí sản suất trong những năm đầu do chi phí vốn đầu tƣ lớn nhƣng về lâu dài sẽ đem lại lợi thế rất lớn cho Công ty khi hệ thống đƣợc vận hành ổn định và khai thác hết công suất.

- Ngoài công tác tồn chứa, bơm chuyển cung ứng cho các đơn vị tuyến sau, Công ty xăng dầu B12 cũng rất chú trọng đến việc xuất bán trực tiếp qua các loại hình xuất bán đại lý, tổng đại lý và bán lẻ trực tiếp qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ trên bộ và trên biển. Do vậy, Công ty đã chú trọng đầu tƣ mở rộng mạng lƣới đại lý và các cửa hàng xăng dầu, tạo sự chủ động hơn trong việc tiêu thụ xăng dầu. Mạng lƣới 124 cửa hàng bán lẻ nằm trên địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dƣơng, Hƣng Yên đã giúp cho Công ty xăng dầu B12 khá chủ động đƣợc việc tiêu thụ xăng dầu, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực bán buôn, bán đại lý và tổng đại lý hiện nay.

* Khó khăn:

- Với chính sách xóa bỏ độc quyền trong kinh doanh xăng dầu của Nhà Nƣớc thì đến nay, cả nƣớc đã có 13 doanh nghiệp làm đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trƣờng xăng dầu đã làm tăng tính cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu, bao gồm cả trong lĩnh vực xuất bán đại lý và bán lẻ. Một số doanh nghiệp đầu mối có tiềm lực về kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tế, đặc biệt là Tổng công ty dầu Việt Nam ( PVoil) hiện đang tập trung phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, trở thành đối tƣợng canh tranh chủ yếu của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam và Công ty. Ngoài ra PVoil còn có sự chủ động về nguồn hàng từ nhà máy lọc dầu Dung Quất là nguồn xăng dầu không phải qua nhập khẩu nên ít chịu ảnh hƣởng về tỷ giá ngoại tệ.

- Do là doanh nghiệp Nhà nƣớc có nhiệm vụ đảm bảo nguồn xăng dầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức dự trữ xăng dầu bảo đảm an ninh năng lƣợng quốc gia, trong giai đoạn từ năm 2004 trở lại đây, Công ty xăng dầu B12 liên tục đầu tƣ rất nhiều hạng mục lớn nhƣ nâng cấp cầu cảng để tiếp nhận tầu từ tối đa 30.000DWT lên 40.000DWT, mở rộng sức chứa các kho bể, nâng cao năng lực bơm qua tuyến ống với tổng số tiền đầu tƣ lên tới gần 1 ngàn tỷ đồng. Các hạng mục đầu tƣ tập trung vào giai đoạn 2005 – 2011 là giai đoạn có nhiều năm lạm phát gia tăng khiến chi phí lãi vay ngân hàng tăng cao gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Mặt khác, một số hạng mục đầu tƣ lớn nhƣ nâng cấp tuyến ống, mở rộng sức chứa kho bể, một số dự án bị chậm tiến độ do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, có trƣờng hợp kho xây xong nhƣng chƣa vận hành đƣợc do chƣa giải phóng đƣợc mặt bằng để thi công hệ thống công nghệ xuất nhập. Điều này làm tăng chi phí công trình do chi phí lãi vay và chi phí thi công tăng cao.

- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc tinh giảm nhƣng bộ máy quản lý của Công ty vẫn còn khá cồng kềnh, số lao động lớn, chi phí nhân công cao. Chính vì vậy mà hiệu quả kinh doanh vẫn chƣa tƣơng xứng với những lợi thế và cơ sở vật chất hiện có của Công ty.

- Để đáp ứng nhu cầu xã hội tại những khu vực vùng sâu, vùng xa, địa bàn nông thôn,… Công ty đã xây dựng các cửa hàng bán lẻ tại những khu vực trên. Tuy nhiên, công tác quản lý khó khăn hơn, chi phí vận tải đƣờng bộ lớn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và sản lƣợng bán hàng thấp cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh doanh chung.

- Hệ thống kho bể nằm rải rác ở một số tỉnh phía Bắc đƣợc nối với nhau bằng hệ thống đƣờng ống dẫn đến chi phí bảo dƣỡng cao.

- Đội ngũ cán bộ công nhân viên sau nhiều năm làm việc trong điều kiện Công ty còn độc quyền về kinh doanh xăng dầu, sản xuất kinh doanh chủ yếu theo kế hoạch, do đó còn thiếu sự năng động, nhạy bén để đáp ứng với yêu cầu cạnh tranh ngày càng cao trên thi trƣờng. Năng suất lao động thấp, cơ chế khoán đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu chƣa linh hoạt do đó chƣa khuyến khích đƣợc các cửa hàng nâng cao sản lƣợng, tiết giảm lao động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu B12 (Trang 65 - 69)