Đánh giá chung hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu B12

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu B12 (Trang 85 - 120)

5. Bố cục của luận văn

3.5.Đánh giá chung hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu B12

3.5.1. Những mặt đã đạt được

Mặc dù còn gặp không ít khó khăn, Công ty xăng dầu B12 với vai trò là một doanh nghiệp Nhà nƣớc - thành viên của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

(Petrolimex), dƣới sự chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, luôn thể hiện tốt vai trò chủ lực, làm công cụ hữu hiệu để Nhà nƣớc bình ổn thị trƣờng xăng dầu trong mọi thời điểm, đảm bảo đủ nguồn xăng dầu liên tục trong các điều kiện khó khăn, đáp ứng đủ nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc; chấp hành và thực hiện nghiêm túc, có kết quả các chỉ đạo, giải pháp của Chính phủ. Công ty xăng dầu B12 là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh Quảng Ninh trong việc đóng góp vào ngân sách của tỉnh hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Sản lƣợng tiêu thụ và doanh thu các mặt hàng xăng dầu luôn có sự tăng trƣởng, năm sau cao hơn năm trƣớc. Trong bối cảnh thời gian qua nền kinh tế và lĩnh vực xăng dầu gặp rất nhiều khó khăn, Công ty xăng dầu B12 đã có nhiều cố gắng duy trì và đảm bảo ổn định hoạt động, hoàn thành các nhiệm vụ Nhà nƣớc và Tập đoàn xăng dầu Việt Nam giao, đảm bảo có hiệu quả xã hội ổn định.

3.5.2. Những mặt còn hạn chế

Việc quản lý các loại chi phí chƣa đƣợc tối ƣu nên chi phí sản xuất kinh doanh còn tƣơng đối cao, là một nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận của Công ty còn chƣa xứng tầm với lƣợng sản phẩm tiêu thụ. Ngoài những lý do khách quan, công tác quản lý chi phí cần phải có những giải pháp thật rõ ràng, cụ thể và có nghiên cứu nghiêm túc để giảm bớt những chi phí không cần thiết. Từ đó, trong điều kiện giữ đƣợc hiệu quả xã hội trong hoạt động kinh doanh, Công ty sẽ có hiệu quả kinh tế cao hơn, phù hợp với điều kiện các doanh nghiệp trong cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc hiện nay.

3.5.3. Nguyên nhân của các hạn chế

- Doanh thu có sự tăng trƣởng, tuy nhiên lợi nhuận đạt đƣợc chƣa cao do việc tăng doanh thu nhƣng phụ thuộc nhiều vào yếu tố giá bán. So với năm 2010, năm 2011 giá xăng dầu nhập khẩu tăng cao, do đó giá xăng dầu trong nƣớc năm 2011 đã nhiều lần phải điều chỉnh tăng theo. Đây là nguyên nhân chính làm tăng doanh thu, theo thống kê, mức tăng giá xăng dầu bình quân

năm 2011 tăng so với giá bình quân năm 2010 gần 30%. Mức tăng doanh thu do tăng giá vốn trong điều kiện lạm phát tăng cao, lãi suất vốn vay ngân hàng có thời điểm lên trên 20% càng làm cho chi phí tài chính tăng cao, ảnh hƣởng mạnh đến lợi nhuận doanh nghiệp. Nhƣ vậy, việc tăng doanh thu trong trƣờng hợp này không có lợi cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

- Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khá cao. Là đơn vị có bề dày lịch sử nên trong điều kiện hiện tại, Công ty vẫn còn ảnh hƣởng một phần việc quản lý bộ máy lao động cồng kềnh. Địa bàn hoạt động rộng, trải dài các tỉnh Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng nên công tác quản lý phát sinh thêm rất nhiều chi phí. Trong những năm gần đây và tiếp theo, Công ty tiếp tục đầu tƣ cơ sở vật chất, hạ tầng để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ giao nên tổng tài sản tăng cao, từ đó chi phí khấu hao tài sản cũng lớn. Việc quản trị nhân lực và đào tạo nhân lực chƣa chƣa thực sự ƣu việt nên còn đôi chỗ lãng phí.

3.6. Bài học kinh nghiệm

Hoạt động kinh doanh xăng dầu đƣợc sự quan tâm đặc biệt và điều hành giá bán sát sao của Chính phủ và kinh doanh xăng dầu không chỉ đảm bảo lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp xăng dầu mà còn phải đảm bảo hiệu quả xã hội mà Chính phủ giao phó. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trƣờng, doanh nghiệp muốn tồn tại tự chủ, muốn giảm gánh nặng của Nhà nƣớc từ bù lỗ, muốn phát triển thì điều tất yếu phải có lợi nhuận, phải hoạt động có hiệu quả kinh tế. Hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 đã có những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên hiệu quả kinh doanh thể hiện đôi khi chƣa xứng tầm với quy mô đầu tƣ, với sản lƣợng hàng hoá bán ra.

, hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12

đơn vị cùng ngành trên thị trƣờng để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới, tạo lập vị thế cao hơn trong thị trƣờng kinh doanh xăng dầu.

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU B12

4.1. Định hƣớng phát triển chung của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam

Theo dự báo của Bộ Công thƣơng năm 2010, đến năm 2015 tổng mức tiêu thụ xăng dầu của cả nƣớc đạt khoảng 21,5 đến 22,8 triệu tấn(m3) và đến năm 2020 tiêu thụ từ 29 đến 31,2 triệu tấn.

Dự báo trên có thể cao hơn so với thực tế do cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài làm giảm mức độ tăng trƣởng GDP so với dự báo. Song, một điều có thể nhận thấy là: thị trƣờng xăng dầu Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trƣởng nhanh, nhu cầu xăng dầu của thị trƣờng không ngừng gia tăng.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn. Chính phủ đã có nhiều giải pháp nhằm khắc phục trì trệ, suy thoái của nền kinh tế. Đồng thời, thực hiện nhiều chính sách nhằm tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, đảm bảo an sinh xã hội nhằm cải thiện và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Điều đó sẽ gia tăng nhu cầu tiêu dùng gia đình, tiêu dùng cá nhân, sử dụng năng lƣợng, sử dụng xăng dầu.

Theo thống kê của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, sản lƣợng bán ra của Tập đoàn đƣợc phân bổ phần lớn ở khu vực kinh tế phía Nam và khu vực kinh tế phía Bắc, cụ thể nhƣ sau: 53% 31% 16% Miền Nam Miền Bắc Miền Trung

Để đáp ứng nhu cầu xăng dầu phục vụ phát triển kinh tế và phát triển công tác kinh doanh, đạt đƣợc các mục tiêu và những định hƣớng lớn đến năm 2020 Tập đoàn xăng dầu Việt Nam đã đề ra định hƣớng phát triển nhƣ sau:

Một là, với tinh thần khai thác tối đa nguồn cung từ Nhà máy lọc dầu

Dung Quất, tiếp tục ký các hợp đồng dài hạn, khai thác nguồn nhập khẩu mới, sử dụng có hiệu quả các phƣơng tiện viễn dƣơng đƣợc đầu tƣ tăng cƣờng năm 2009 để cân đối nhập khẩu theo chỉ tiêu Bộ Công thƣơng giao, đảm bảo đủ nguồn cho các nhu cầu trong nƣớc với vai trò của một doanh nghiệp chủ lực trong lĩnh vực xăng dầu của đất nƣớc.

Hai là, chủ động và kiên trì vận hành giá xăng dầu theo cơ chế thị

trƣờng bảo đảm đủ nguồn cung, đóng góp cho ngân sách Nhà nƣớc và có tích lũy cho doanh nghiệp, đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nƣớc - Doanh nghiệp và Ngƣời tiêu dùng theo tinh thần của Nghị định 84/2009/N Đ-CP của Chính phủ.

Ba là, tiếp tục đầu tƣ mới, mua lại, nâng cấp hệ thống cửa hàng bán lẻ

để tăng cƣờng hệ thống phân phối, nâng cao năng lực bán hàng và văn minh thƣơng mại của hệ thống Petrolimex tại tất cả các địa phƣơng trong cả nƣớc; đặc biệt chú trọng địa bàn mà Tập đoàn chiếm thị phần thấp, ở vùng có quá nhiều điểm bán hàng lấy từ nhiều nguồn hoặc thị trƣờng còn bỏ trống mà tại đó dễ xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, nâng giá bán; tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực của Petrolimex trong bình ổn thị trƣờng tại các địa bàn quan trọng theo yêu cầu của Nhà nƣớc.

Bốn là, sử dụng có điều kiện đối với hệ thống phân phối trung gian

trên cơ sở rà soát kỹ để lựa chọn các đối tƣợng đủ điều kiện và uy tín trong kinh doanh để sử dụng làm Tổng đại lý/Đại lý mang biển hiệu của Petrolimex; các đại lý ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa mà mạng lƣới trực tiếp của Petrolimex chƣa phủ tới, tập đoàn sẽ có chính sách phù hợp để

cùng phát triển, thực sự trở thành những điểm phân phối hàng đầu của Petrolimex tại các địa phƣơng này.

Năm là, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình dự án đầu tƣ trọng điểm để sớm đƣa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả đồng vốn và tăng khả năng dự trữ hàng hóa theo quy định mới (30 ngày), góp phần bình ổn thị trƣờng xăng dầu trong mọi tình huống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sáu là, triển khai đồng bộ chƣơng trình Thẻ xăng dầu Flexicard trên hệ

thống cửa hàng trực thuộc và đại lý có uy tín để gia tăng sản lƣợng bán lẻ cao hơn mức tăng trƣởng tự nhiên, tích cực hƣởng ứng chủ trƣơng thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ; mặt khác, hình thành thói quen mới theo hƣớng văn minh, mang lại nhiều tiện ích cho ngƣời tiêu dùng khi mua hàng hoá, dịch vụ tại hệ thống của Petrolimex.

Bảy là, xúc tiến đầu tƣ dự án “Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong”. Dự

án có diện tích hơn 300 ha tại Khu kinh tế Vân Phong, thuộc thôn Mỹ Giang, xã Ninh Phƣớc, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Tổ hợp lọc dầu có công suất chế biến 10 triệu tấn nguyên liệu/năm với các sản phẩm chính xăng, dầu diezen, nhiên liệu phản lực Jet A1/dầu hỏa, LPG và một số sản phẩm hóa dầu khác. Đây dự kiến sẽ trở thành một dự án có quy mô công nghệ, vốn và đầu tƣ lớn nhất của Petrolimex và nằm trong chiến lƣợc mở rộng phạm vi kinh doanh dần về trung nguồn (lọc và chế biến các sản phẩm dầu) và thƣợng nguồn (khai thác dầu).

Các chủ trƣơng, chính sách Đảng và Nhà nƣớc ta đã tạo ra nhiều cơ hội mới để công nghiệp xăng dầu phát triển và khẳng định hơn nữa vị trí, vai trò của ngành đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc. Những năm qua ngành xăng dầu Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế - xã hội. Ngành công nghiệp này đóng góp vào ngân sách Nhà nƣớc hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội GDP.

4.2. Định hƣớng phát triển của Công ty xăng dầu B12

Là đơn vị đầu mối của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) ở miền Bắc, từ năm 2005 đến năm 2012, Công ty Xăng dầu B12 đã đƣợc Tập đoàn tập trung đầu tƣ xây dựng hoàn thiện một hệ thống cơ sở vật chất khá đồng bộ và hiện đại. Hiện Công ty đang quản lý khai thác các công trình: Cảng dầu tiếp nhận đƣợc loại tầu đến 40.000 DWT, mỗi năm có khả năng tiếp nhận hơn 4 triệu m3

xăng dầu các loại; 5 kho xăng dầu với sức chứa khoảng 377.200 m3 đƣợc nối liên hoàn với gần 600km đƣờng ống xăng dầu, đi qua 6 tỉnh thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Bắc Ninh và Hà Nội; kinh doanh bán lẻ nhiên liệu thông qua 124 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn các địa phƣơng: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dƣơng và Hƣng Yên.

Hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ và hiện đại đã tạo điều kiện cho Công ty xăng dầu B12 hoàn thành các nhiệm vụ sau:

- Đảm bảo nguồn xăng dầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh năng lƣợng quốc gia cho hầu hết các tỉnh, thành phố vùng duyên hải, đồng bằng trung du và miền núi phía Bắc.

- Dự trữ xăng dầu đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia theo kế hoạch. - Kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu, đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dƣơng và Hƣng Yên.

4.2.1. Kế hoạch ngắn hạn

Chính vì kinh doanh trong điều kiện nhƣ đã nêu tại Chƣơng 3, trong thời điểm hiện nay, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, Công ty xăng dầu B12 cần tập trung vào việc đổi mới, hiện đại hóa công tác quản lý nhằm tiết giảm chi phí quản lý, tăng cƣờng tiết kiệm trong chi tiêu, đầu tƣ để từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời, Công ty cũng cần chủ động đầu tƣ phát triển để nắm giữ thị trƣờng, khi môi trƣờng kinh doanh thuận lợi sẽ có nền móng vững chắc để phát triển.

Với những điều kiện cơ sở vật chất và nhiệm vụ đƣợc giao, Công ty xây dựng mục tiêu trƣớc mắt là:

- Tập trung sắp xếp lại sản xuất, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, đảm bảo quản lý, khai thác, vận hành có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất hiện đại mới đƣợc đầu tƣ; Phấn đấu tăng cƣờng năng lực quản lý, tiết kiệm để giảm chi phí kinh doanh. Có những biện pháp mạnh để tăng năng suất lao động, không phát sinh tăng lao động, tiến tới tiếp tục tiết giảm lao động hiện có, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Quản lý, vận hành tốt hệ thống cơ sở vật chất, đảm bảo tiếp nhận, tồn chứa lƣợng xăng dầu nhập khẩu của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam theo kế hoạch, đảm bảo công tác bơm chuyển hàng hóa cung ứng cho các đơn vị tuyến sau;Tổ chức tồn chứa hàng dự trữ quốc gia theo yêu cầu.

- Tiếp tục đầu tƣ thêm các cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại vị trí thuận lợi (các tuyến đƣờng mới mở, các khu công nghiệp mới…) nhằm nâng cao doanh số bán lẻ.

- Vận dụng các cơ chế linh hoạt, hợp lý để giữ khách hàng, đồng thời đẩy mạnh công tác tiếp thị nhằm phát huy lợi thế của Công ty, thu hút thêm các khách hàng mới.

- Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các cơ chế khoán hợp lý nhằm khuyến khích ngƣời lao động nâng cao năng suất bán hàng, chủ động trong việc tiếp thị khách hàng để gia tăng sản lƣợng. Đối với các cửa hàng khu vực nông thôn, miền núi khó khăn cần xây dựng cơ chế quản lý riêng nhằm tiết giảm nhân lực.

4.2.2. Kế hoạch dài hạn, tầm nhìn đến năm 2020

Với những phân tích về môi trƣờng kinh doanh và định hƣớng phát triển của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam đến năm 2020, để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu B12, kế hoạch phát triển của Công ty về dài hạn là:

- Quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các cơ sở vật chất hiện có, tiếp tục đầu tƣ hiện đại hóa các khâu sản xuất chính nhằm đảm nhiệm tốt vai trò của đơn vị kho cảng đầu mối phía Bắc của Tập đoàn. Đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho hoạt động kinh doanh của Công ty và các đơn vị tuyến sau.

- Xúc tiến đầu tƣ kho trung chuyển T26 tại Hƣng Yên nhằm đảm bảo cung ứng xăng dầu trong khu vực, giảm chi phí vận chuyển cho các cửa hàng của Xí nghiệp Xăng dầu Hƣng Yên cũng nhƣ đáp ứng nguồn cho Công ty xăng dầu Hà Nam Ninh; Tiếp tục xem xét xúc tiến đầu tƣ cảng và kho đầu mối tại cảng Lạch Huyện - Yên Hƣng - Quảng Ninh để đáp ứng nhu cầu nhập xuất xăng dầu đƣờng thủy sau này do Cảng dầu B12 đã cơ bản khai thác hết công suất thiết kế.

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển hệ thống các cửa hàng bán lẻ, xác định đây là nguồn thu lợi nhuận chính của Công ty khi Nhà nƣớc dần đƣa hoạt động kinh doanh xăng dầu theo hƣớng thị trƣờng, tạo sự chủ động trong kinh doanh, xây dựng giá bán cho doanh nghiệp.

- Nghiên cứu hợp tác phát triển kinh doanh xăng dầu với các đối tác trong và ngoài nƣớc để tận dụng năng lực tài chính và khả năng kinh doanh của các đối tác. Nghiên cứu hợp tác với tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc xây

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu B12 (Trang 85 - 120)