Tổng quan về hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam giai đoạn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu B12 (Trang 32 - 35)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1.Tổng quan về hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam giai đoạn

2010 - 2012

Kinh doanh xăng dầu là một ngành tƣơng đối đặc thù, nó đòi hỏi doanh nghiệp tham gia phải có một hệ thống cơ sở vật chất tƣơng đối đồng bộ từ cầu cảng xuất nhập, kho bể, phƣơng tiện vận chuyển cho đến các hệ thống cửa hàng bán lẻ. Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về kinh doanh xăng dầu của Chính phủ quy định các điều kiện kinh doanh xăng dầu gồm:

1. Doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng dầu;

2. Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận đƣợc tầu chở xăng dầu nhập khẩu hoặc phƣơng tiện vận tải xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu bảy ngàn tấn (7.000T), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê dài hạn từ năm (05) năm trở lên;

3. Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu mƣời lăm ngàn mét khối (15.000 m3) để trực tiếp nhận xăng dầu từ tầu chở dầu và phƣơng tiện vận tải xăng dầu khác, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng dài hạn từ năm (05) năm trở lên;

4. Có phƣơng tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng dài hạn từ năm (05) năm trở lên để bảo đảm cung ứng xăng dầu cho hệ thống phân phối của mình;

5. Có hệ thống phân phối xăng dầu của mình: tối thiểu mƣời (10) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu và hệ thống đại lý tối thiểu bốn mƣơi (40) đại lý bán lẻ xăng dầu;

Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu còn phải đạt các điều kiện rất nghiêm ngặt về đảm bảo an toàn môi trƣờng và an toàn phòng cháy. Chính vì vậy chi phí đầu tƣ cho các công tác này chiếm một tỷ lệ không nhỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong kinh phí đầu tƣ và hoạt động của doanh nghiệp. Thời điểm trƣớc tháng 10/2009, Nhà nƣớc vẫn nắm quyền kiểm soát về giá bán lẻ xăng dầu và xây dựng các hạn mức tối thiểu phải nhập khẩu cho các doanh nghiệp đầu mối để đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu xăng dầu của xã hội. Từ sau Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009, kinh doanh xăng dầu dần đã tiến gần hơn với cơ chế thị trƣờng. Điều này giúp các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chủ động hơn trong việc xây dựng giá bán, xây dựng chính sách khách hàng và điều hành hoạt động kinh doanh. Việc đƣa hoạt động kinh doanh xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trƣờng sẽ tạo môi trƣờng thuận lợi hơn, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia và mở rộng hoạt động kinh doanh.

Tại thời điểm năm 2012, cả nƣớc có 13 doanh nghiệp đầu mối đƣợc phép nhập khẩu xăng dầu, đó là:

1. Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) 2. Tổng công ty dầu Việt Nam (PVoil)

3. Công ty thƣơng mại kỹ thuật và đầu tƣ (Petec) 4. Công ty Hóa dầu Quân Đội(Mipec)

5. Công ty TNHH MTV dầu khí Tp HCM (SaigonPetro) 6. Công ty thƣơng mại dầu khí Đồng Tháp (Petimex) 7. Tổng công ty xăng dầu Quân đội

8. Công ty xăng dầu hàng hải Việt Nam

9. Công ty thƣơng mại xuất nhập khẩu Thành Lễ 10. Công ty THNN điện lực Hiệp Phƣớc

11. Công ty CP xăng dầu hàng không (Vinapco) 12. Công ty CP nhiên liệu bay Petrolimex.

13.Công ty Lọc Hóa Dầu Nam Việt (Nam Việt Oil)

Các doanh nghiệp trên đang nỗ lực phát triển kinh doanh, mở rộng thị trƣờng. Trong đó về thị phần của một số doanh nghiệp đầu mối: Petrolimex

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chiếm khoảng 50%, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) đạt khoảng 16,6%; Tổng công ty thƣơng mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ đạt khoảng 5,3%. Công ty TNHH một thành viên Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh - Saigon Petro khoảng 6,5%; Tổng công ty xăng dầu Quân đội chiếm khoảng 5,8% thị phần.

Petrolimex Pvoil TCT Thanh Lễ Sai Gòn Petro XD quân đội Các DN còn lại

Biểu đồ 1.1: Thị phần kinh doanh xăng dầu cả nước năm 2012

Tại thị trƣờng khu vực phía Bắc, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đang là doanh nghiệp đầu mối lớn nhất, tiếp đó là Tổng công ty dầu Việt Nam (PVoil). Trong những năm qua, Tổng công ty dầu Việt Nam (PVoil) đã tập trung đầu tƣ phát triển, xây dựng cơ sở vật chất tập trung tại các khu vực trung tâm kinh tế, cụ thể là xây dựng kho, cảng đầu mối tại Cái Lân - Hạ Long; kho, cảng đầu mối tại Đình Vũ - Hải Phòng, đang lập dự án xây kho, cảng đầu mối tại Lạch Huyện - Hải Phòng,… Đồng thời doanh nghiệp này cũng đẩy mạnh xây dựng các cửa hàng bán lẻ trải rộng khắp trên địa bàn các tỉnh. Với những nỗ lực trên, thị phần của PVoil đã tăng từ 13% năm 2008 lên 16,6% nhƣ hiện nay. Có thể nói, Tổng công ty dầu Việt Nam (PVoil) hiện là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam.

Nghị định 84/2009/NĐ-CP đã có những bƣớc đột phá trong quản lý kinh doanh xăng dầu, tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng bộc lộ những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vƣớng mắc. Đó là khi giá xăng dầu thế giới tăng nhanh nhƣng do yêu cầu kiềm chế lạm phát, Chính phủ phải quyết định không tăng giá xăng dầu nên chủ trƣơng để doanh nghiệp tự định giá chƣa thực hiện đƣợc triệt để. Có nhiều thời điểm, giá xăng dầu trong nƣớc bị kìm giữ, không theo giá thế giới nên đã ảnh hƣởng đến nhận thức về chuyển kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trƣờng. Đồng thời, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trở nên thụ động hơn trong việc điều hành kinh doanh của mình. Thực tế này dẫn tới nghịch lý mà ngƣời tiêu dùng khó chấp nhận: Giá xăng dầu trong nƣớc không tăng hoặc giảm theo giá thế giới. Do đó vẫn còn nhiều dƣ luận chƣa tốt về công tác điều hành giá xăng dầu của các doanh nghiệp. Thủ tƣớng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan xem xét điều chỉnh sửa đổi bổ sung Nghị định 84/2009/NĐ- CP theo hƣớng điều hành giá xăng dầu linh hoạt và minh bạch hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu B12 (Trang 32 - 35)