Chƣơng 2 : ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.7. xuất phương án khả thi cho công tác bồi thường GPMB
Dựa vào đặc điểm khu vực, tập quán sinh hoạt và canh tác của người dân từng vùng từ đó đề xuất phương án khả thi cho cơng tác bồi thường GPMB.
- Sử dụng phương pháp chuyên gia kết hợp với phương pháp tham khảo, kế thừa các tài liệu liên quan đến đề tài
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập, tài liệu, số liệu thứ cấp.
- Sử dụng phương pháp điều tra thứ cấp kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu điều tra
- Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan tại các phịng ban chức năng trên địa bàn huyện Võ Nhai. Sử dụng phương pháp tham khảo, kế thừa các tài liệu liên quan đến đề tài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập, tài liệu, số liệu sơ cấp.
- Điều tra, khảo sát thực địa về tình hình thu hồi đất của huyện
- Địa điểm điều tra: điều tra điểm tại Thị trấn Đình Cả và xã La Hiên. Phỏng vấn 90 hộ thuộc 3 dự án .
- Phương pháp điều tra: Xây dựng bộ câu hỏi điều tra, sử dụng các câu hỏi phỏng vấn theo phiếu điều tra, chọn ngẫu nhiên 2 tổ/ thị trấn hoặc 2 xóm/xã.
- Các số liệu từ phiếu điều tra được xử lý theo phương pháp toán học và được tổng hợp để đánh giá được những phản ứng của người dân về công tác GPMB trên địa bàn huyện.
2.4.3. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu điều tra (sử dụng phần mềm Microsoft Excel) phần mềm Microsoft Excel)
2.4.4. Phương pháp chuyên gia
Sử dụng ý kiến của các chuyên gia tư vấn, các nhà quản lý về lĩnh vực quy hoạch và quản lý sử dụng đất.
Đánh giá mức độ tác động (xếp hạng) theo ý kiến chuyên gia.
2.4.5. Phương pháp so sánh, đối chiếu kết quả điều tra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai [20]
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
a, Điều kiện tự nhiên
Võ Nhai là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh Thái Ngun, nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh, chạy dọc theo quốc lộ 1B tiếp giáp 2 dãy núi cao. Phía Bắc giáp huyện Na Rì (tỉnh Bắc Cạn). Phía Tây giáp huyện Phú Lương và huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên). Phía Nam giáp huyện Yên Thế (Tỉnh Bắc Giang). Phía Đơng giáp huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn). Tồn huyện có 15 đơn vị hành chính (gồm 14 xã và 1 thị trấn) có 172 xóm, bản.
Trung tâm huyện Võ Nhai cách thành phố Thái Nguyên 37 km, có Quốc lộ IB chạy qua. Tổng diện tích tự nhiên tồn huyện có đến ngày 01 tháng 01 năm 2010 có diện tích bằng 83.950,24 ha, địa hình phức tạp, phần lớn diện tích là vùng đất dốc, nhiều núi đá vơi, diện tích đất bằng phẳng phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ chủ yếu là các thung lũng nhỏ hẹp nằm xen kẽ giữa các dãy núi, do vậy rất bất lợi cho việc phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi và sự giao lưu phát triển kinh tế trong và ngoài huyện. Với điều kiện tự nhiên như vậy chỉ cho phép huyện Võ Nhai phát triển nền kinh tế - xã hội của huyện theo hướng phát triển nông, lâm nghiệp kết hợp với tiểu thủ công nghiệp.
b, Địa hình, địa mạo
Điểm nổi bật của địa hình huyện Võ Nhai là núi cao, dãy Ngân Sơn chạy từ Bắc Cạn theo hướng Đông Bắc- Tây Nam và dãy Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc- Đơng Nam, vì vậy huyện có địa hình khác phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Vùng núi dốc và núi đã vôi chiếm 92% những vùng đất bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ tập trung chủ yếu theo các khe suối, dọc các triền sông và các thung lũng của vùng núi đá vơi.
Tồn huyện có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100-800m, đất nông nghiệp phân bổ ở độ cao 100-450m
Căn cứ vào địa hình, địa mạo và đất đai huyện được chia làm 3 tiểu vùng như sau:
Tiểu vùng 1: Bao gồm các xã, thị trấn dọc quốc lộ 1B: Thị trấn Đình Cả; các xã La Hiên, Phú Thượng, Lâu Thượng, với tổng diện tích tiểu vùng I là: 14.046,46ha (chiếm 16,72% tổng diện tích tự nhiên của huyện); đây là nơi tập trung dân số cáo với mật độ dân số 154,69 người/km2, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội của huyện, tập trung các cơ quan nhà nước. Đặc điểm vùng này có hệ thống giao thơng, thuỷ lợi rất thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ và sản xuất nông nghiệp, phát triển trung tâm du lịch, sinh thái.
Tiểu vùng II: Gồm 5 xã phía Nam: Tràng Xá, Liên Minh, Phương Giao, Bình Long, Dân Tiến với tổng diện tích 26.177,44ha ( chiếm 31,16% tổng diện tích tự nhiên của huyện). Có mật độ dân số khoảng 106,31 người/km2
. Địa hình đồi núi bát úp, bị chia cắt bởi nhiều khe, suối, sông và xen kẽ núi đá vơi có các bãi soi bằng phẳng phù hợp phát triển cây công nghiệp ngắn và dài ngày, cây lương thực nhất là cây ngô, cây đỗ tương và kết hợp các cây ăn quả, cây lâm nghiệp và phát triển đại gia súc.
Tiểu vùng III: Bao gồm các xã: Nghinh Tường, Vũ Chấn, Cóc Đường, Sảng Mộc, Thần Sa với tổng diện tích 43.786,54ha ( chiếm 52,12% tổng diện tích tự nhiên của huyện). Có mật độ dân số khoảng 34,11 người/km2
. Đặc điểm của vùng này là đất rộng, nhiều đồi núi, khe suối rất thuận lợi cho việc chăn nuôi đại gia súc và phát triển lâm nghiệp, du lịch sinh thái, di tích lịch sử.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhìn chung địa hình, địa mạo huyện Võ Nhai ít bằng phẳng, sự chia cắt nhiều, đất đai được hình thành chủ yếu là đất đỏ vàng trên núi và đất phù sa cổ do đó khơng thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp và sự giao lưu hàng hố trong và ngồi huyện.
c, Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất
Theo kết quả phúc tra theo phương pháp định lượng FAO/UNESCO do Viện Thiết kế Quy hoạch Nơng Nghiệp thực hiện thì tồn huyện có các nhóm đất sau:
- Đất phù sa: 1.816 ha chiếm 2,15% diện tích - Đất đen: 935 ha chiếm 1,11% diện tích
- Đất xám bạc màu: 63.917,7 ha chiếm 75,63% diện tích - Các loại đất khác: có 11.070,4 ha chiếm 16,65% diện tích.
Nhìn chung Võ Nhai có nhiều loại đất canh tác phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng, song chủ yếu là đất đồi núi; những diện tích đất bằng phẳng phục vụ cho canh tác nông nghiệp rất thấp, đất ruộng lúa chỉ cịn 2.916,81 ha.
Tài ngun rừng
Do diện tích đất lâm nghiệp lớn, lại là huyện vùng cao khí hậu nhiệt đới nên hệ thực vật có nhiều gỗ quý từ nhóm II đến nhóm VIII, song đến nay trữ lượng khơng cịn nhiều. Rừng già và rừng trung bình chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là ở các vùng sâu, vùng xa. Ngồi rừng gỗ cịn có rừng tre, nứa, vầu...
Trong 50.595 ha rừng có: - Rừng gỗ : 20.115 ha
- Rừng tre, nứa, vầu : 603 ha - Rừng hỗn giao : 3.440,87 ha - Rừng núi đá : 26.437 ha
Hệ động vật tương đối phong phú, đa dạng, gồm các loại thú rừng, bò sát, chim. Hiện nay số lượng động vật đang bị suy giảm nhiều do nạn săn, băn bừa bãi và chặt phá rừng làm mất nơi cư trú.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thảm thực vật: Võ Nhai có 57.729,46 ha đất lâm nghiệp chiếm 68,72% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất có rừng là 51.234,12 ha ( chiếm 88,75% diện tích đất lâm nghiệp), diện tích đất chưa có rừng là 6.495,34 ha( chiếm 11,25% diện tích đất lâm nghiệp). Hiện tại tài nguyên rừng huyện Võ Nhai còn nghèo, phần lớn là rừng non mới phục hồi, mới trồng, trữ lượng cịn ít nhưng với chủ trương xã hội hoá lâm nghiệp, giao đất giao rừng cho dân. Nhà nước hỗ trợ tích cực vốn và giống vì vậy trong tương lai gần tài nguyên rừng sẽ trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế huyện Võ Nhai.
Tài nguyên khí hậu, thuỷ văn
- Khí hậu: Khí hậu Võ Nhai mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ chia làm 2 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô.
Chế độ nhiệt: Võ Nhai nằm trong vùng lạnh của tỉnh Thái Nguyên. Phía Đơng Bắc thuộc vùng lạnh nhất của tỉnh, phía Tây Nam ở mức trung bình.
Nhiệt độ trung bình năm trên 22,4oc ( tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 6,7,8 tháng nóng nhất là tháng 7 có nhiệt độ trung bình 27,80
C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, trung bình 14,9o
C; các tháng mùa đông từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau có nhiệt độ trung bình thấp hơn nhiệt độ trung bình năm), số giờ nắng trung bình là 1500-1800h/năm.
Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 39,50C thường vào tháng 6 hàng năm, tối thấp tuyệt đối 30C thường vào tháng 1. Biên độ ngày và đêm trung bình 7oC lớn nhất vào tháng 10 hàng năm 8,10
C.
Với chế độ nhiệt như trên rất thích hợp để phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới, đặc biệt là các loại cây ăn quả: Hồng, táo, na, cam, quýt, vải, nhãn... đối với cây ngắn ngày có thể trồng 2-3 vụ/ năm.
Do địa hình nằm gọn giữa hai dãy núi cao, dãy núi đá vơi phía Bắc và dãy núi thấp sa phiến thạch nằm ở phía Nam tạo nên khí hậu ẩm ướt, ít mưa chịu ảnh hưởng gió mùa Đơng Bắc có thể thích hợp cho vải, xồi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhiệt độ xuống thấp vào mùa khô ( tháng 12 và tháng 1) là ưu điểm cho việc phân hố hoa của cây vải, nhãn, song đó là hạn chế để phát triển một số loại cây trồng khác.
Chế độ mưa: Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa bình quân năm: 1.941,5mm, thấp hơn so với các vùng khác của tỉnh Thái Nguyên (2.050-2500mm) và phân bổ không đều, lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng mưa mưa với 1,765mm, chiếm 91% lượng mưa cả năm. Tháng có mưa lớn nhất là tháng 8 hàng năm 372,2mm. Mưa lớn tập trung gây xói mịn đất, lũ lụt ảnh hưởng tới cây trồng, độ phì của đất và các cơng trình thuỷ lợi, đặc biệt đối với khu vực III và khu vực I có địa hình phức tạp, độ dốc cao và bị chia cắt nhiều.
Các tháng mùa khơ có lượng mưa khơng đáng kể, lượng nước bốc hơi lại rất lớn, gây nên tình trạng khơ hạn nghiêm trọng cho cây trồng, nhất là đối với cây trồng hàng năm.
Chế độ ẩm: Độ ẩm bình quân hàng năm trên địa bàn huyện giao động từ 80-87% các tháng mùa khô, nhất là các tháng cuối năm ( tháng 11 và 12) độ ẩm thấp gây khó khăn cho việc phát triển cây vụ đơng muộn, nhưng cũng tạo điều kiện cho việc thu hoạch và bảo quản nông sản trong thời kỳ này.
Lượng bốc hơi hàng năm: Lượng bốc hơi hàng năm trên địa bàn huyện khoảng 985mm, tháng 1 có lượng bốc hơi lớn nhất tới 100mm. Các tháng mùa khơ có lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa nhiều, chỉ số ẩm ướt <0,5 nên dẫn đến tình trạng khơ hạn gay gắt, nếu khơng có biện pháp tưới nước giữ ẩm hợp lý sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và năng suất các loại cây trồng.
Chế độ gió: Huyện nằm trong vùng có chế độ gió mùa với 2 hướng gió chính thay đổi theo mùa.
+ Mùa hạ chủ yếu có thành phần gió Đơng + Mùa đơng chủ yếu có thành phần gió Bắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Các tháng chuyển tiếp giữa các mùa gió có thành phần Tây là chính. + Các hướng gió chính có gió Đơng và Đơng Nam vào mùa hạ, Đơng Bắc vào mùa đơng, gió Tây Nam vào mùa xuân và mùa thu.
Tốc độ gió trung bình các tháng từ 1,5-2m/s. Tốc độ gió mạnh nhất: 32m/s thường vào tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Gió mạnh thường làm ảnh hưởng khơng tốt đối với cây trồng. Nhất là gió bão làm gẫy cành, rách lá đối với cây lâu năm, làm đổ cây lúa và cây trồng hàng năm khác.
Tóm lại khí hậu Võ Nhai tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, nhưng cũng có những yếu tố bất thường về thời tiết. Điều đó khơng những ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế mà còn gây thiệt hại về người và tài sản. Vì vậy trong bố trí sản xuất, mùa vụ, các cơng trình xây dựng... phải chú ý đến những yếu tố bất thường của khí hậu để hạn chế những thiệt hại do thời tiết gây ra. Bên cạnh đó, cần phải có sự đầu tư đúng lúc, đúng chỗ của các cấp các ngành giúp người dân có cuộc sống ổn định để yên tâm phát triển sản xuất.
Thuỷ văn: Võ Nhai là huyện miền núi, có địa hình bị chia cắt nhiều bởi các dãy núi đá vôi nên huyện có nguồn nước khá phong phú.Ngoài nguồn nước mặt từ những dịng sơng, suối cịn có các nguồn nước khác từ các hang động trong núi đá vôi hiện đã và đang được sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt. Hiện nay trên địa bàn huyện Võ Nhai có 2 hệ thống sơng nhánh trực thuộc hệ thống sông Cầu và sơng Thương, được phân bổ ở hai vùng phía Nam và Bắc huyện cung cấp hầu hết nước tưới cho diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của hai vùng này:
+ Sông Nghinh Tường là sông lớn nhất chảy qua phía Bắc huyện, là nhánh của sông Cầu, bắt nguồn từ dãy vòng cung Bắc Sơn ( Lạng Sơn) chạy qua các xã Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thần Sa và đổ vào sơng Cầu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Sông Dong: Phân bổ ở Phía Nam của huyện, là nhánh của sông Thương bắt nguồn từ xã Phú Thượng chạy qua thị trấn Đình Cả, Tràng Xá, Dân Tiến, Bình Long và chảy vào tỉnh Bắc Giang.
Các nhánh sông suối trên địa bàn phân bổ khá đồng đều trên địa bàn huyện và có nước quanh năm có thể sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt. Ngồi ra trên địa bàn huyện có khá nhiều hồ đầm lớn nhỏ khác nhau là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phục vụ đời sống, cơ sở chăn ni thuỷ sản, nguồn tích trữ nước mùa hè dự phòng và sử dụng cho mùa vụ Đông Xuân.
Nguồn nước ngầm cũng tương đối phong phú, chất lượng nước nói chung là tốt đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt của người dân.
Chất lượng nước phần lớn là nước ngọt, mềm, chưa bị ô nhiễm. Đây là một tài nguyên quan trọng cần được bảo vệ, khai thác hợp lý nhằm đáp ứng đầy đủ kịp thời cho sản xuất và đời sống nhân dân ngày một cao, nhất là trong những năm gần đây do nạn chặt phá rừng, khai thác rừng bất hợp lý đã làm giảm nguồn sinh thuỷ dẫn đến nguồn tài nguyên nước bị suy thoái. Lũ lụt nhanh, mưa lớn kéo dài dễ gay lũ ống và lũ qt làm phá huỷ các cơng trình giao thơng, thuỷ lợi và phá hoại sản xuất, làm ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của nhân dân. Biện pháp cấp bách là phải trồng rừng và bảo vệ rừng nhất là rừng đầu nguồn để điều tiết nguồn nước và lưu lượng chảy
Tài nguyên khoáng sản