Những thuận lợi, khó khăn và tồn tại

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 82 - 85)

Chƣơng 2 : ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.6.1.Những thuận lợi, khó khăn và tồn tại

3.6. Đánh giá kết quả đạt được

3.6.1.Những thuận lợi, khó khăn và tồn tại

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, chúng tôi nhận thấy một số những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác bồi thường GPMB ở trên địa bàn huyện Võ Nhai như sau:

a, Thuận lợi

Hệ thống các văn bản Quy phạm pháp luật về lĩnh vực đất đai không ngừng được hồn thiện và đổi mới, kéo theo đó các cơ chế chính sách về bồi thường hỗ trợ và tái định cư phải thay đổi phù hợp với Luật Đất đai, đồng thời quyền lợi của người mất đất ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Đơn cử như Quyết định 01/2010/QĐ-UBND ngày 05/01/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên Về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đây là văn bản mới nhất ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của UBND tỉnh Thái Nguyên. Theo đó, mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng tiền khá cao, bằng tiền với mức 2,5 lần giá đất nơng nghiệp đối với diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi. Hoặc hoặc hỗ trợ 1 lần bằng một suất đất ở hoặc 1 suất đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Hay trường hợp nhà, cơng trình khác xây dựng trên đất khơng đủ điều kiện bồi thường (Không đúng mục đích sử dụng). Tại thời điểm xây dựng chưa có hành lang bảo vệ cơng trình, chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đất, chưa có thơng báo thực hiện dự án của cấp có thẩm quyền, hộ gia đình có nhu cầu sử dụng thực sự, được UBND xã, xóm xác nhận thì được xử lý như sau: Nhà tạm, nhà 1 tầng lợp mái, hỗ trợ tối đa bằng 80% mức bồi thường. Nhà xây mái bằng và các cơng trình khác hỗ trợ tối đa bằng 50% theo mức bồi thường.

Cấp Uỷ Đảng, Chính quyền các cấp từ huyện đến cơ sở đã phần nào ý thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Khơng ngừng có nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút dự án đầu tư vào phát huy thế mạnh của địa phương đồng thời góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội.

Võ Nhai là một trong số các huyện chưa có Ban bồi thường giải phóng mặt bằng, do vậy cơng tác Bồi thường giải phóng mặt bằng do cán bộ các phịng chun mơn tham gia Hội đồng Bồi thường hỗ trợ tái định cư đảm nhiệm. Trình độ đội ngũ cán bộ chuyên môn tham gia vào Hội đồng ngày càng được nâng cao nhằm đáp ứng khối lượng công việc lớn địi hỏi tính chính xác cao.

Tuy nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế chưa hiểu đúng, đủ các quy định của pháp luật. Nhưng với đội ngũ cán bộ vững về chuyên môn, hiểu về tập quán cũng như tâm lý của người dân do vậy công tác dân vận đã được triển khai hiệu quả. Rất nhiều những cơng trình: trường học, tuyến đường giao thông, nhà văn hóa…người dân sẵn sàng hiến đất để các dự án được tiến hành. Qua đó có thể thấy, tình hình dân trí đã có chuyển biến tích cực. Người dân đã dần biết đặt cái lợi của tập thể, cộng đồng lên trên cái lợi của cá nhân. Một bước tiến lớn mà không phải địa phương nào cũng làm được.

b, Khó Khăn, tồn tại

Trong những năm gần đây chính sách bồi thường của Nhà nước đã có nhiều điều chỉnh và thay đổi cho sát với thực tế tạo điều kiện cho tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Võ Nhai nói riêng chủ động mở rộng theo chiều hướng có lợi cho người bị thu hồi đất nhưng vẫn bảo đảm tuân thủ đúng các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quy định của pháp luật nên đã tạo được sự đồng thuận của đa số nhân dân. Võ Nhai là một huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên với thành phần đồng bào các dân tộc chiếm một tỷ lệ khá lớn. Kéo theo đó là tập quán sinh hoạt và canh tác mang đặc thù của vùng núi. Tư liệu sản xuất của đồng bào đồng thời cũng ẩn chứa trong đó một nguồn tài nguyên tiềm tàng rất phong phú và vô cũng quý giá. Nắm được thế mạnh đó, trong những năm qua đã có rất nhiều những cơng trình dự án được tiến hành trên địa bàn huyện Võ Nhai góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của toàn huyện.

Tuy vậy, đa phần những dự án thu hồi đất nông nghiệp của những người trực tiếp sản xuất. Với số tiền bồi thường trong tay người dân phần vì khơng đủ để chuyển sang ngành nghề khác, phần vì thiếu kinh nghệm do vậy dẫn đến tình trạng lúng túng thiếu định hướng. Giá đền bù ở cả ba dự án là thấp so với các tỉnh khác, đặc biệt là với đất nông nghiệp. Giá đất đền bù cao nhất với đất nông nghiệp là đất hạng II trồng cây hàng năm ở miền trung du 30.500 đồng/1m2, và thấp nhất là đất lâm nghiệp hạng VI ở miền núi 1.600 đồng/m2 .Với mức giá như vậy, câu hỏi lớn đặt ra là liệu người dân có thể chuyển đổi nghề gì với số vốn ít ỏi và khơng có tư liệu sản xuất trong tay. Người bị thu hồi đất đặc biệt là đất nơng nghiệp thì số tiền đền bù là tài sản để họ chuyển nghề ổn định cuộc sống. [28]

Bên cạnh đó, cơng tác tun truyền chính sách về pháp luật, về đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất chưa thường xuyên, sâu rộng, do đó sự hiểu biết về pháp luật của người dân còn hạn chế nên có sự so bì, so sánh khiếu nại về chính sách và giá đền bù giữa người được áp dụng theo thời điểm đã ban hành chính sách cũ với người đang được thực hiện chính sách mới. Do cơng tác quản lý hồ sơ đất còn nhiều bất cập dẫn đến việc xác định tính chất pháp lý, nguồn gốc đất gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Một số khó khăn giải quyết việc làm cho lao động các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp ở địa phương đã và đang gặp nhiều khó khăn, cụ thể như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Người dân chưa kịp chuẩn bị để chuyển đổi nghề mới, cả về tư tưởng, thái độ, ý thức, nghề nghiệp...Do vậy, khi đột ngột mất đất, mất việc làm thì hầu như người dân khơng có khả năng nhanh chóng tìm việc làm và thu nhập ổn định. Tình trạng thất nghiệp đang ngày một gia tăng.

- Việc cấp tốc đào đạo nghề là rất khó, do đa số thanh niên các vùng này chỉ mới tốt nghiệp phổ thơng cơ sở, trong khi các vị trí tuyển dụng trong các doanh nghiệp phần lớn đều yêu cầu phải tốt nghiệp phổ thông trung học.

- Theo quy định tỉnh đã hỗ trợ tiền chuyển đổi ngành nghề cho mỗi hộ có đất bị thu hồi nhưng số tiền đó chỉ đủ để người lao động tham gia một khoá đào tạo ngắn hạn với các nghề đơn giản, khó có thể thay thế nghề trong lĩnh vực ngành nông nghiệp mà họ đã gắn bó và có kinh nghiệm từ nhiều năm. Do đó, họ có rất ít cơ hội để tìm được việc làm tại các khu công nghiệp.

- Các cơ sở dạy nghề tại các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp cịn ít, khơng đủ năng lực tiếp nhận hết con em nông dân mất đất, lại chưa có trang thiết bị cần thiết nên chất lượng dạy nghề thấp. Do đó, con em nơng dân mất đất khó cạnh tranh với những lao động được đào tạo ở các thành phố lớn đến tìm việc làm gây nên tình trạng thất nghiệp nhiều.

- Người dân có đất thu hồi chưa hình dung được những yêu cầu của cuộc sống và những thói quen mới trong đời sống xã hội có mật độ cơng nghiệp tập trung cao, nên rất lúng túng trong định hướng cho con em tham gia đào tạo tìm việc làm và ổn định cuộc sống.

- Các doanh nghiệp thường có xu hướng tuyển dụng lao động trẻ, khoẻ. Do đó, những lao động lớn tuổi (trên 35 tuổi), thường là trụ cột của gia đình, gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm, tạo thu nhập cho gia đình.

- Tình trạng người lao động cịn thụ động, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của nhà nước, vào tiền đền bù; tâm lý chờ nhận sự ưu đãi của Nhà nước đang tồn tại ở một số người dân địa phương sở tại.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 82 - 85)