Chƣơng 2 : ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Võ Nhai
3.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Bảng 3.1: Thực trạng Cơ cấu kinh tế của huyện Võ Nhai giai đoạn 2006 – 2008 (%) [32]
STT Chỉ tiêu Các năm 2006 2007 2008 1 Ngành nông nghiệp 44,62 43,4 41,16 2 Ngành công nghiệp 36,68 38,5 40,12 3 Dịch vụ - thương mại 18,7 18,1 18,72 Tổng 100 100 100
Qua bảng 3.1 ta thấy, tỷ trọng ngành nông nghiệp năm 2006 đạt cao nhất 44,62% , giảm đần qua các năm từ 2006 đến 2008. Và đến 2008 tỷ trọng chỉ còn 41,16%. Tỷ trọng ngành công nghiệp liên tục tăng qua 3 năm từ 2006 đến 2008 và đến 2008 đã đạt ngưỡng 40,12% tăng 3,44% so với năm 2006. Đây là dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ huyện Võ Nhai đã dần từng bước tập trung phát triển kinh tế xã hội theo hướng cơng nghiệp hố hiện đại hố trong đó chú trọng phát triển ngành cơng nghiệp. Ngành dịch vụ thương mại tương đối ổn định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.2: Kết quả về điều tra mức thu nhập huyện Võ Nhai năm 2008 [32]
STT Mức thu nhập Số hộ Tỷ lệ(%)
1 Khá 3408 21,8
2 Trung bình 5034 32,2
3 Thấp 7191 46
Tổng 15.633 100
Qua bảng 3.2 ta thấy trong tổng số 15.633 hộ có 3.408 hộ có mức thu nhập khá chiếm 21,8%, 5034 hộ có mức thu nhập trung bình chiếm 32,2 %. Cịn lại là hộ có mức thu nhập thấp. Trên tồn huyện có 86,5% số hộ sản xuất nông nghiệp, với thế mạnh của một vùng chuyên canh cây na, một trong những cây ăn quả mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Rất nhiều hộ gia đình đã làm giàu lên từ cây trồng này. Bên cạnh cây ăn quả, cây công nghiệp thuốc lá cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm tới, cần hướng tới thị trường lân cận và xuất khẩu để phát huy thế mạnh của vùng đồng thời tăng thu nhập cho người lao động.