Đánh giá tác động kinh tế xã hội của các hộ gia đình sau khi bị thu hồ

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 76)

Chƣơng 2 : ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5Đánh giá tác động kinh tế xã hội của các hộ gia đình sau khi bị thu hồ

hồi đất và các chính sách đền bù, hỗ trợ việc làm cho các hộ nông dân bị mất đất nơng nghiệp

3.5.1. Tác động đến kinh tế

* Tình hình thu nhập của ngƣời dân tại 2 vùng nghiên cứu

Bảng 3.16: Thu nhập bình quân của ngƣời dân tại 2 vùng nghiên cứu

Đơn vị: Đồng

Thu nhập

Vùng đô thị Vùng khu công nghiệp Trƣớc thu hồi đất Sau thu hồi đất Trƣớc thu hồi đất Sau thu hồi đất Thu nhập bình quân của hộ/năm 32.400.000 34.200.000 27.000.000 28.800.000 Thu nhập bình quân đầu

người / năm 10.800.000 11.400.000 9.000.000 9.600.000 Thu nhập bình quân

đầu người /tháng 900.000 950.000 750.000 800.000

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, 2009)

Qua bảng 3.16 ta thấy: La Hiên và thị trấn Đình Cả là 2 khu vực kinh tế văn hóa khá phát triển. Thu nhập bình qn của hộ/ năm vùng đơ thị trước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thu hồi đất là 32.400.000 đồng. Sau thu hồi thu nhập tăng lên 34.200.000 đồng. Đối với vùng khu công nghiệp, trước thu hồi đất thu nhập hộ/năm là 27.000.000 đồng. Sau khi thu hồi đất tăng lên 28.800.000 đồng. Lý giải cho việc tăng thu nhập sau thu hồi là: Với số tiền đền bù hỗ trợ trong tay người dân đã từng bước chuyển đổi nghề nghiệp ổn định cuộc sồng. Một bộ phận người dân đã được đào tạo nghề và được nhận vào làm việc tai nhà máy tạo nguồn thu nhập ổn định hàng tháng. Còn lại phần lớn người dân vẫn tiếp tục canh tác trên phần diện tích cịn lại sau thu hồi. Ngồi ra cịn kết hợp với bn bán kinh doanh dịch vụ và vật liệu xây dựng. Cũng có một số trường hợp, hộ dân sau khi đầu tư vào những mục đích cần thiết, số tiền chưa sử dụng đến được gửi vào ngân hàng để hưởng lãi suất hàng tháng.

Bảng 3.17: Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất tại 2 vùng nghiên cứu vùng nghiên cứu Tên vùng STT Chỉ tiêu Tổng số Tỷ lệ % Vùng Đô Thị Tổng số hộ 27 100

1 Số hộ có thu nhập cao hơn 17 63 2 Số hộ có thu nhập khơng đổi 6 22,2

3 Số hộ có thu nhập kém đi 4 14,8 Vùng Khu Công Nghiệp Tổng số hộ 63 100

1 Số hộ có thu nhập cao hơn 42 66.7 2 Số hộ có thu nhập khơng đổi 14 22,2

3 Số hộ có thu nhập kém đi 7 11,1

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, 2009)

Qua bảng 3.17 ta thấy: Sau khi thu hồi đất thu nhập của các hộ có nhiều thay đổi. Tại khu vực đô thị, trong số 27 hộ được hỏi, số hộ có thu nhập cao hơn là 17 hộ chiếm 63%; số hộ có thu nhập khơng đổi là 6 hộ chiếm 22,2 %; số hộ có thu nhập kém đi là 14,8%. Tại khu vực khu cơng nghiệp, qua điều tra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

63 hộ, số hộ có thu nhập cao hơn là 42 hộ chiếm 66,7%; số hộ có thu nhập khơng đổi là 14 hộ chiếm 22,2 %; số hộ có thu nhập kém đi là 11,1%. Như vậy, cả vùng đô thị và vùng khu công nghiệp tỷ lệ số hộ có thu nhập cao hơn đều đạt trên 60%. Ngun nhân thì nhiều song có thể kể đến 3 nguyên nhân chính: Người dân được đền bù thoả đáng kịp thời để đầu tư vào sản xuất kinh doanh dịch vụ chuyển đổi nghề nghiệp, một bộ phận người dân đủ điều kiện được tuyển vào làm việc tại Nhà máy, ngoài ra phần đất còn lại sau thu hồi người dân vẫn tiếp tục sản xuất. Như vậy, với phương án đền bù thỏa đáng cùng với sự chuyển đổi nghề nghiệp hợp lý, đa số các hộ đã tăng thu nhập so với trước khi thu hồi đất.

Đối với các hộ có thu nhập kém đi, 14,8% ở vùng đô thị và 11,1% ở vùng khu công nghiệp. Nguyên nhân là do nhiều hộ dân không biết sử dụng tiền bồi thường một cách hợp lý. Họ chỉ đầu tư vào mua sắm, sửa chữa nhà cửa là chủ yếu. Người nông dân hiện vẫn làm các công việc mang tính chất thủ cơng và thời vụ. Những hộ nào cịn đất sản xuất thì đúng vụ cơng việc của họ là thuần nơng, ngồi thời vụ phần lớn họ chuyển sang các lao động phổ thông khác như chạy xe ôm, tham gia vào các nghề chuyên chở vật liệu xây dựng, đi phu hồ, bn bán chợ búa,...Do tính chất cơng việc phổ thơng, mang tính sự vụ nên thu nhập của họ không cao và không ổn định. Mặt khác thu nhập có tăng lên trong khi thị trường giá cả ngày một leo thang như hiện nay thì hồn cảnh của họ càng khó khăn hơn. Thực tế này tạo nên sự thiếu bền vững và tiềm ẩn những bất ổn về việc làm với lực lượng lao động nông dân huyện Võ Nhai nói riêng và nơng thơn nói chung. Nơng dân khơng có việc làm hoặc thiếu việc làm ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng cũng chưa được cải thiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.5.2. Tác động đến xã hội và môi trường a, Tác động đến xã hội a, Tác động đến xã hội

Bảng 3.18: Tình hình an ninh trật tự xã hội của ngƣời dân sau khi thu hồi đất

STT Chỉ tiêu Vùng đô thị Vùng khu công nghiệp

Tổng số hộ Tỷ lệ % Tổng số hộ Tỷ lệ %

Tổng số hộ 27 100 63 100

1 An ninh trật tự xã

hội tốt hơn 5 18,5 14 22,2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 An ninh trật tự xã

hội không đổi 16 59,3 30 47,6

3 An ninh trật tự xã

hội kém đi 6 22,2 19 30,2

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, 2009)

Qua bảng 3.18 ta thấy: tình hình an ninh trật tự xã hội của người dân sau khi thu hồi đất có chiều hướng đi xuống. Khi các dự án được triển khai đồng nghĩa với việc 1 lượng lớn lao động từ nơi khác sẽ tới địa phương làm việc. Cộng với lao động địa phương được tuyển vào làm trong các khu công nghiệp. Từ tập quán, phong tục khác nhau kéo theo rất nhiều những vấn đề có liên quan và khơng tránh khỏi phát sinh mâu thuẫn. Ngoài ra tệ nạn rượu chè, cờ bạc, nghiện hút... cũng dễ nẩy sinh tại các khu công nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới an ninh trật tự xã hội của địa phương.

b, Tác động đến môi trƣờng

Trong khuôn khổ đề tài này chúng tơi chưa có điều kiện thời gian để nghiên cứu sâu về vấn đề môi trường. Tuy nhiên, qua điều tra thực tế, chúng tối có một số đánh giá sơ bộ như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Về môi trường tự nhiên: Việc phát triển mạnh công nghiệp tại khu vực xã La Hiên – Vùng Khu cơng nghiệp đã có những tác động tiêu cực đến mơi trường. Bà con tại đây đã có nhiều ý kiến phản ảnh về hiện tượng khá phổ biến đó là đất, đá, sỏi do quá trình san ủi tiến hành dự án: Đường vận tải, khu hành chính, khu bãi thải dự án Nhà Máy Xi Măng Thái Nguyên tràn xuống các ao, hồ, đập chứa nước của nhân dân. Cụ thể như đập Na Ngõa thuộc xóm Cây Bịng xã La Hiên do mưa kéo dài, đất trơi lấp phẳng đập. Do đó đập khơng cịn tác dụng dâng nước chảy về mương để đưa nước tưới tiêu cho đồng ruộng của xóm Phố và xóm Cây Bịng xã La Hiên. Nhiều đoạn suối thuộc xóm Khn Vạc bị chặn ngang dịng nước khơng chảy được…dẫn đến hiện tượng khơng có nước để sản xuất canh tác. Đặc biệt, những ngày mưa kéo dài đất, đá, sỏi theo dòng chảy tràn xuống các ruộng lúa đang trồng hoặc chuẩn bị gặt của các hộ dân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ mùa của bà con nông dân. Nghiêm trọng hơn, đá cịn sạt nở ngập vào móng nhà của một số hộ gây nguy hiểm và đe dọa tính mạng của nhân dân. Ngoài ra phải kể đến mức độ ơ nhiễm của khói bụi và tiếng ồn của cả 2 dự án thuộc Vùng khu công nghiệp. Tiếng ồn bắt nguồn từ việc dùng mìn nổ để phá đá làm đường cũng như khai thác, kéo theo đó là bụi của đất làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân.

- Về môi trường sinh hoạt: Việc phát triển mạnh các khu công nghiệp đã kéo theo sự gia tăng nhanh dân số. Công nhân ở nhiều nơi khác đến làm việc đều phải thuê nhà trọ. Do đó lượng rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều. Trong khi đó lại chưa có quy hoạch bãi rác thải ở các xã và các tổ vệ sinh môi trường hoạt động không thường xuyên, nên ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức xúc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.5.3. Tác động của các chính sách hỗ trộ đền bù

Bảng 3.19: Tình hình sử dụng tiền đền bù của ngƣời dân bị thu hồi đất tại 2 vùng nghiên cứu

Đơn vị tính: Đồng Tên vùng STT Chỉ tiêu Số hộ Tiền bồi thƣờng hỗ trợ Tổng số (hộ) Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % Vùng Đô Thị Tổng số 27 100 339.232.300 100 1

Đầu tư sản xuất kinh doanh dịch

vụ phi NN, trong đó: 14 51,9 71.000.000 20,9

- Sử dụng trên 70% số tiền bồi

thường vào mục đích này 6 127.000.000

- Sử dụng dưới 70% số tiền bồi

thường vào mục đích này 8 76.000.000

2 Gửi tiết kiệm 9 33,3 105.000.000 31

3 Xây dựng, sửa chữa nhà cửa 17 63 92.732.300 27,3

4 Mua sắm tài sản 22 81,5 47.000.000 13.9

5 Đầu tư giáo dục 5 18,5 12.500.000 3,7

6 Chi phí khác 11 40,7 11.000.000 3,2 Vùng Khu Công Nghiệp Tổng số 63 100 7.920.023.815 100 2

Đầu tư sản xuất kinh doanh dịch

vụ phi NN, trong đó: 37 58,7 3.520.023.815 44,5

- Sử dụng trên 70% số tiền bồi

thường vào mục đích này 18 2.500.023.815 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sử dụng dưới 70% số tiền bồi

thường vào mục đích này 19 1.020.000.000

3 Gửi tiết kiệm 35 55,6 2.100.000.000 26,5

4 Xây dựng, sửa chữa nhà cửa 39 61,9 1.300.000.000 16,4

5 Mua sắm tài sản 57 90,5 500.000.000 6,3

6 Đầu tư giáo dục 36 57,1 340.000.000 4,3

7 Chi phí khác 20 31,7 160.000.000 2,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng 3.19 ta thấy: Với số tiền đền bù trong tay người dân thường sử dụng vào các mục đích: Đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ phi NN, gửi tiết kiệm, xây dựng sửa chữa nhà cửa, mua sắm tài sản và đầu tư giáo dục. Trong đó, tập trung chủ yếu vào mua sắm tài sản ở vùng đô thị là 81,5% số hộ và ở vùng khu công nghiệp là 90,5%; Xây dựng sửa chữa nhà cửa ở vùng khu đô thị là 63% số hộ và ở vùng khu cơng nghiệp là 61,9%. Ngồi ra, các hộ đã bước đầu chuyển đổi nghề nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh với 51,9% số hộ ở vùng đô thị và 58,7% số hộ ở vùng khu công nghiệp.

3.6. Đánh giá kết quả GPMB

3.6.1. Những thuận lợi, khó khăn và tồn tại

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, chúng tôi nhận thấy một số những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác bồi thường GPMB ở trên địa bàn huyện Võ Nhai như sau:

a, Thuận lợi

Hệ thống các văn bản Quy phạm pháp luật về lĩnh vực đất đai không ngừng được hồn thiện và đổi mới, kéo theo đó các cơ chế chính sách về bồi thường hỗ trợ và tái định cư phải thay đổi phù hợp với Luật Đất đai, đồng thời quyền lợi của người mất đất ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Đơn cử như Quyết định 01/2010/QĐ-UBND ngày 05/01/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên Về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đây là văn bản mới nhất ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của UBND tỉnh Thái Nguyên. Theo đó, mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng tiền khá cao, bằng tiền với mức 2,5 lần giá đất nông nghiệp đối với diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi. Hoặc hoặc hỗ trợ 1 lần bằng một suất đất ở hoặc 1 suất đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Hay trường hợp nhà, cơng trình khác xây dựng trên đất không đủ điều kiện bồi thường (Khơng đúng mục đích sử dụng). Tại thời điểm xây dựng chưa có hành lang bảo vệ cơng trình, chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đất, chưa có thơng báo thực hiện dự án của cấp có thẩm quyền, hộ gia đình có nhu cầu sử dụng thực sự, được UBND xã, xóm xác nhận thì được xử lý như sau: Nhà tạm, nhà 1 tầng lợp mái, hỗ trợ tối đa bằng 80% mức bồi thường. Nhà xây mái bằng và các cơng trình khác hỗ trợ tối đa bằng 50% theo mức bồi thường.

Cấp Uỷ Đảng, Chính quyền các cấp từ huyện đến cơ sở đã phần nào ý thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Khơng ngừng có nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút dự án đầu tư vào phát huy thế mạnh của địa phương đồng thời góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội.

Võ Nhai là một trong số các huyện chưa có Ban bồi thường giải phóng mặt bằng, do vậy công tác Bồi thường giải phóng mặt bằng do cán bộ các phịng chun mơn tham gia Hội đồng Bồi thường hỗ trợ tái định cư đảm nhiệm. Trình độ đội ngũ cán bộ chuyên môn tham gia vào Hội đồng ngày càng được nâng cao nhằm đáp ứng khối lượng công việc lớn địi hỏi tính chính xác cao.

Tuy nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế chưa hiểu đúng, đủ các quy định của pháp luật. Nhưng với đội ngũ cán bộ vững về chuyên môn, hiểu về tập quán cũng như tâm lý của người dân do vậy công tác dân vận đã được triển khai hiệu quả. Rất nhiều những cơng trình: trường học, tuyến đường giao thơng, nhà văn hóa…người dân sẵn sàng hiến đất để các dự án được tiến hành. Qua đó có thể thấy, tình hình dân trí đã có chuyển biến tích cực. Người dân đã dần biết đặt cái lợi của tập thể, cộng đồng lên trên cái lợi của cá nhân. Một bước tiến lớn mà không phải địa phương nào cũng làm được.

b, Khó Khăn, tồn tại

Trong những năm gần đây chính sách bồi thường của Nhà nước đã có nhiều điều chỉnh và thay đổi cho sát với thực tế tạo điều kiện cho tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Võ Nhai nói riêng chủ động mở rộng theo chiều hướng có lợi cho người bị thu hồi đất nhưng vẫn bảo đảm tuân thủ đúng các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quy định của pháp luật nên đã tạo được sự đồng thuận của đa số nhân dân. Võ Nhai là một huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên với thành phần đồng bào các dân tộc chiếm một tỷ lệ khá lớn. Kéo theo đó là tập quán sinh hoạt và canh tác mang đặc thù của vùng núi. Tư liệu sản xuất của đồng bào đồng thời cũng ẩn chứa trong đó một nguồn tài nguyên tiềm tàng rất phong phú và vô cũng quý giá. Nắm được thế mạnh đó, trong những năm qua đã có rất nhiều những cơng trình dự án được tiến hành trên địa bàn huyện Võ Nhai góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của toàn huyện.

Tuy vậy, đa phần những dự án thu hồi đất nông nghiệp của những người trực tiếp sản xuất. Với số tiền bồi thường trong tay người dân phần vì khơng đủ để chuyển sang ngành nghề khác, phần vì thiếu kinh nghệm do vậy dẫn đến tình trạng lúng túng thiếu định hướng. Giá đền bù ở cả ba dự án là thấp so với các tỉnh khác, đặc biệt là với đất nông nghiệp. Giá đất đền bù cao nhất với

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 76)