Chú trọng hoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh qua một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề thao tác lập luận ngữ văn 11, ban cơ bản (Trang 30 - 32)

- Kiểm tra đánh giá phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng (những yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của học sinh); dựa vào kế hoạch thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học của Tổ, Nhóm chun mơn đã được nhà trường phê duyệt.

- Áp dụng nhiều phương pháp, kĩ thuật, hình thức đánh giá khác nhau để thu thập thơng tin nhanh chóng, kịp thời, chuẩn xác, toàn diện.

+ Kiểm tra viết, kiểm tra miệng; tự luận; trắc nghiệm.

+ Kĩ thuật đánh giá: quan sát; ghi chép; đặt câu hỏi; nhận xét bằng lời; phân tích, phản hồi…

+ Đánh giá qua các bài trình bày miệng, viết nhận xét, bài thu hoạch, lập sơ đồ học tập, xử lí tình huống…của học sinh.

+ Đánh giá thông qua Phiếu đánh giá năng lực của học sinh

- Đánh giá chính xác, trung thực. Nếu đánh giá cao hơn năng lực thực tế của học sinh có thể sẽ triệt tiêu động lực học tập ở người học. Nếu quá khắt khe trong đánh giá, giáo viên không những không thấy được sự tiến bộ của người học mà cịn khiến cho tâm lí, tình cảm, cảm xúc của họ bị ức chế; không tạo được hứng thú và sự tích cực, chủ động, sáng tạo của người học

- Đánh giá kịp thời, vì sự tiến bộ của người học. Nếu đánh giá khơng kịp thời sẽ khơng động viên, khích lệ được sự tiến bộ của học sinh và cũng khơng

giúp họ kịp thời sửa chửa sai sót, khắc phục hạn chế, phát huy điểm mạnh của bản thân.

- Đánh giá cả quá trình, xem đánh giá là một phương pháp dạy học. Không chú trọng đánh giá kiến thức mà chú trọng đánh giá tình cảm, thái độ, năng lực học sinh, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Phải chú ý đặc biệt tới vấn đề đánh giá năng lực tư duy sáng tạo của học sinh.

- Kết hợp đánh giá thường xun và định kì; đánh giá định tính (nhận xét, khen, khuyến khích, động viên…) và định lượng (cho điểm); đánh giá trong và đánh giá ngoài (tự đánh giá của bản thân học sinh; đánh giá học sinh với học sinh; đánh giá của giáo viên với đánh giá của gia đình và cộng đồng).

- Xây dựng được ma trận đề và biên soạn đề kiểm tra theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Yêu cầu:

Ma trận đề:

+ Đảm bảo chuẩn kiến thức - kĩ năng.

+ Cân đối phù hợp giữa các mức độ nhận thức theo các cấp độ của tư duy từ thấp đến cao: Nhận biết, thơng hiểu; vận dụng. Trong đó, nhận biết và thơng hiểu tỉ lệ từ 40 - 50%. Còn vận dụng (thấp và cao) từ 50 - 60%.

+ Hợp lí giữa kiến thức - kĩ năng. ● Đề kiểm tra:

+ Thể hiện được các nội dung của ma trận. + Hình thức đa dạng.

+ Đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, dễ hiểu. + Kết hợp hợp lí giữa kiến thức, kĩ năng.

+ Tăng cường các đề kiểm tra “yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội”.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh qua một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề thao tác lập luận ngữ văn 11, ban cơ bản (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w