KẾT LUẬN 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh qua một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề thao tác lập luận ngữ văn 11, ban cơ bản (Trang 62 - 64)

1. Kết luận

1.1. Dạy học chủ đề Thao tác lập luận thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm, áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, tích hợp kiến thức liên mơn vào bài dạy khơng chỉ kích thích được hứng thú học tập của học sinh mà cịn thúc đẩy sự hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho người học, giúp họ phát triển năng lực vận dụng kiến thức liên môn để để giải quyết các tình huống đa dạng trong thực tiễn cuộc sống. Từ đó, giáo dục các em trở thành những cơng dân tài năng và có tinh thần trách nhiệm cao với bản thân, gia đình và cộng đồng

1.2. Dạy học chủ đề Thao tác lập luận thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm, áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, tích hợp kiến thức liên mơn để giải quyết các vấn đề thực tiễn chỉ có thể đạt hiệu quả cao nhất khi được tổ chức theo tiến trình dạy học với 5 bước: Bước 1: Khởi động; Bước 2:

hình thành kiến thức; Bước 3: Luyện tập. Bước 4: Vận dụng và bước 5: Tìm tịi mở rộng. Mỗi hoạt động dạy học đều phải chú ý xác định được mục tiêu, nội

dung, hình thức, kĩ thuật dạy học, cách thức tiến hành. Hoạt động dạy học được thực hiện bằng sự kết hợp của nhiều phương pháp dạy học tích cực như: nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống, tổ chức trị chơi, đóng vai,…; hình thức dạy học đa dạng, cả ở trong lớp và ngồi lớp; học với thầy cơ,

bạn bè, gia đình và cộng đồng; học qua nghiên cứu tình huống, hoạt động tình nguyện, giáo dục dưới cờ và ngồi giờ lên lớp. Đặc biệt, khi thực hiện chủ đề dạy học, chúng tơi đã tích cực tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động cộng đồng như hoạt động tình nguyện, tun truyền bảo vệ mơi trường … Chính vì thế mà người học khơng tiếp thu kiến thức một cách thụ động mà chủ động, tự giác, tích cực tự mình tìm kiếm tri thức, hình thành kĩ năng, phát triển các phẩm chất (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và năng lực cốt lõi như thu thập và xử lí thơng tin, giao tiếp; hợp tác, tự chủ tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, công nghệ thông tin và truyền thông; ngôn ngữ, thẩm mĩ...

1.3. Đề tài đã thể hiện được mục đích dạy học hướng đến phát huy năng lực, góp phần vào việc đổi mới dạy học hiện nay. Bên cạnh hình thành kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, năng lực, đề tài đưa ra các loại hình bài tập đa dạng, tạo cơ hội cho các học sinh được thực sự trải nghiệm với nhiều hình thức học tập khác nhau, thơng qua đó, nâng cao năng lực ứng dụng kiến thức, kĩ năng, kinh

nghiệm đã học vào thực tế, giáo dục truyền thống, tình yêu, niềm tự hào về mái trường mà mình tham gia học tập, về quê hương mình đang sốn, hướng các em vươn tới những giá trị nhân văn, nhân bản. Các sản phẩm học tập tạo ra được sử dụng có hiệu quả cao trong các diễn đàn giao lưu chia sẻ của học sinh trong, ngoài trường.

1.4. Đề tài cũng hướng tới cách thức thiết kế giáo án giúp học sinh học tập trực tuyến, qua mạng in tơ net một cách dễ dàng và thuận tiện nhất, khắc phục được hạn chế của các phần mềm hỗ trợ học tập trực tuyến thường hay bị lỗi khi giáo viên soạn giáo án trên các máy tính có cấu hình thấp bằng cách tận dụng ưu điểm của phần mềm powerpoint.

2. Kiến nghị

Sau một thời gian nghiên cứu đề tài, tơi có một số kiến nghị như sau:

- Do thời gian thực hiện nghiên cứu của đề tài còn hạn hẹp, quy mô thực nghiệm không được tiến hành một cách rộng rãi, tôi mong muốn được thực nghiệm tại các trường THPT khác để khẳng định tính đúng đắn và khả thi của đề tài.

- Trong phạm vi nghiên cứu, tôi chỉ mới tổ chức được một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề Thao tác lập luận, vì vậy, tơi mong muốn tiếp tục có những nghiên cứu bổ sung để áp dụng các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong chương trình Ngữ văn 11 nói riêng và mơn Ngữ văn THPT nói chung.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Đường, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, tập 1, Nxb giáo dục, Hà Nội , 2007

2. Nguyễn Văn Đường, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, tập 2, Nxb giáo dục, Hà Nội , 2007

3. Nguyễn văn Hạnh, Học tập trải nghiệm: một lí thuyết học tập đóng vai trò trung tâm trong đào tạo theo năng lực, Tạp chí khoa học, Tập 14, số 1, 2017, 179-187

4. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), (2007), Ngữ văn 11, tập 1, Nxb Giáo dục 5. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), (2007), Ngữ văn 11, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội

6. Phan Trọng Luận, Trần Đăng Suyền, Bùi Minh Toán, Lê A, Lã Nhâm Thìn, Sách giáo viên Ngữ văn 11, tập 1, 2.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên lớp 11 6. http://etep.moet.gov.vn/tintuc/chitiet?Id=546 7. https://dantri.com.vn/suc-khoe/rau-phun-thuoc-kich-thich-sinh-truong-co-vo- hai-1207825785.htm 8. https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/magazine/so-274-ki-ii-thang-11/7-phat- trien-cac-ki-nang-nghien-cuu-khoa-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-day-hoc-theo- du-an-3211.html 9. https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/tro-choi-hinh-thuc-to-chuc-hoat-dong-trai- nghiem-sang-tao-huu-hieu-1394404-v.html

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh qua một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề thao tác lập luận ngữ văn 11, ban cơ bản (Trang 62 - 64)