KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP 1 Kết quả thực nghiệm về giờ dạy

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh qua một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề thao tác lập luận ngữ văn 11, ban cơ bản (Trang 59 - 62)

1. Kết quả thực nghiệm về giờ dạy

1.1. Mục tiêu thực nghiệm

- Nhằm kiểm tra tính khả thi, hiệu quả khi tổ chức dạy học chủ đề Thao tác

lập luận thông qua việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, thực hành với các

phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học tích cực

- Thơng qua việc so sánh kết quả của lớp TN và lớp ĐC, đưa ra một số nhận xét, kết luận về cách phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi dạy học chủ đề Thao tác lập luận bằng một số hoạt động trải nghiệm

1.2. Đối tượng thực nghiệm

Tôi tiến hành thực nghiệm vào tháng 12/ 2018 và tháng 12/2019 tại trường THPT mà tôi đang trực tiếp giảng dạy. Cụ thể như sau:

Bảng : Danh sách trường, GV, lớp tham gia TNSP năm học 2018-2019, 2019-2020

Lớp TN Lớp ĐC Tổng

Thời gian Trường TN Họ tên GV Số Số số

Lớp HS Lớp HS HS

Năm 2018 THPT sở tại Nguyễn Thị 11C1 36 11A3 33 69

- 2019 Yến (TN1) (ĐC1)

Năm 2019- THPT sở tại Nguyễn 11C1 40 11A4 44 84

2020 Đăng Ngọc (TN2) (ĐC2)

1.3. Nội dung, phương pháp thực nghiệm

- Đối với nhóm TN: Áp dụng các phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động trải nghiệm , từ đó hình thành, nâng cao kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, năng lực. Đối với nhóm ĐC: Thực hiện việc dạy học theo cách thông thường, không áp dụng các cách thức dạy học trên.

- Trước khi tiến hành thực nghiệm, tơi đã tổ chức cho học sinh nhóm ĐC làm bài kiểm tra 2 tiết để đánh giá kết quả học tập.

- Sau khi tiến hành TN các phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học tích cực, và tích hợp kiến thức kĩ năng của nhiều lĩnh vực, môn học có liên mơn để dạy chủ đề Thao tác lập luận theo định hướng phát triển năng lực đối với nhóm TN, chúng tơi cho hai nhóm làm bài kiểm tra để đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức, kĩ năng của học sinh. Qua đó, phân tích, so sánh, đánh giá sự khác biệt giữa việc áp dụng các phương pháp dạy học như trên và việc không áp dụng các phương pháp nói đó.

- Các kết quả TN và ĐC được xử lí và phân tích bằng các phần mềm thống kê Excel 2010 nhằm đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác.

1.4. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

Bảng 1.4.1. Bảng điểm bài kiểm tra trước thực nghiệm

Khá – Giỏi Trung bình Yếu – Kém Năm học Lớp (6,5 – 10 điểm) (5 – 6,4 điểm) (dưới 5 điểm)

Số bài Tỉ lệ % Số bài Tỉ lệ % Số bài Tỉ lệ %

2018 - TN1 6 16,67 15 41,67 15 41,67 2019 ĐC1 5 15,15 14 42,42 14 42,42 2019 - TN2 16 40,00 20 50,00 4 10,00 2020 ĐC2 18 40,91 22 50,00 4 9,09 Tổng cộng TN 18 23,68 35 46,05 19 25,00 ĐC 23 29,87 37 48,05 18 23,38

Bảng thống kê 1.4.1 cho thấy, kết quả ĐG các năng lực của các nhóm ĐC và TN ở các lớp, tơi nhận thấy, tất cả các lớp đều có mức trung bình và khá đều trên 57%. Cả 2 nhóm TN và ĐC đều có HS đạt mức học lực yếu. Và về cơ bản, tỉ lệ học sinh khá giỏi, trung bình và yếu ở cả hai nhóm TN và ĐC đều khơng chênh lệch nhau nhiều.

Sau khi tiến hành thực nghiệm trong hai năm học tại trường THPT tôi đang trực tiếp giảng dạy, tôi đã thống kê, đánh giá chất lượng của học sinh đại trà qua bảng sau:

Bảng 1.4.2. Bảng điểm bài kiểm tra sau thực nghiệm

Khá – Giỏi Trung bình Yếu – Kém Năm học Lớp (6,5 – 10 điểm) (5 – 6,4 điểm) (dưới 5 điểm)

Số bài Tỉ lệ % Số bài Tỉ lệ % Số bài Tỉ lệ % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2018 - 2019 TN1 26 72,22 10 27,78 0 0 ĐC1 9 27,27 12 36,36 12 36,36 2019 - 2020 TN2 34 85 6 15,00 0 0 ĐC2 16 36,36 24 54,55 4 9,09 Tổng cộng TN 60 78,94 16 21,05 0 0 ĐC 28 36,36 36 46,75 13 16,88

Bảng 1.4.2 cho thấy, kết quả đo năng lực của học sinh sau thực nghiệm đã

có sự thay đổi so với trước TN. Ở cả 2 nhóm, phân phối tần suất và tỉ lệ điểm khá – giỏi của lớp TN đều cao hơn lớp ĐC, chứng tỏ HS ở các lớp TN làm bài kiểm tra tốt hơn HS ở các lớp ĐC. Tỉ lệ HS đạt mức khá và giỏi ở các lớp TN1 và TN2 , tăng rõ rệt và cao hơn ở lớp ĐC1 và ĐC2 . Nếu trước khi áp dụng giải pháp, tỉ lệ

khá giỏi của cả hai năm học là dưới 50% thì sau khi áp dụng giải pháp, cả hai nhóm đều tăng lên trên 70%. Đáng chú ý, ở tất cả các lớp TN, chỉ cơ bản khơng cịn học sinh có kết quả yếu, trong khi đó ở các lớp đối chứng vẫn cịn một tỉ lệ khả lớn HS có kết quả yếu (Năm học 2018 – 2019 là 36% và năm học 2019 – 2020 vẫn cịn 9,09 %). Điều đó, chứng tỏ, phương pháp dạy học mà tơi thực hiện trong q trình TN đã có những tác động tích cực đến kết quả học tập của học sinh các lớp tham gia thực nghiệm.

2. Nhận xét của giáo viên và học sinh2.1. Nhận xét của giáo viên: 2.1. Nhận xét của giáo viên:

Thiết kế dạy học theo các phương pháp đề xuất trên được chúng tôi áp dụng trong kì thi GVG cụm các trường trong huyện năm học 2018-2019, và năm học 2019 – 2020 tại các lớp 11C1, 11A3, 11A4, trường THPT sở tại, các đồng nghiệp đã có những phản hồi tích cực:

- Các phương pháp đề xuất có hiệu quả.

- Có sự tìm tịi, đổi mới, ứng dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thông trong soạn giáo án

- Linh hoạt trong lựa chọn phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học

- Có kĩ năng hỗ trợ, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập - Hoạt động thực hành, trải nghiệm được tăng cường

2.2. Nhận xét của học sinh

- Các hoạt động học tập được học sinh thực hiện tích cực, chủ động, hào hứng. Các học sinh tham gia chuẩn bị tình huống học tập một cách hiệu quả.

- Hoạt động thảo luận theo cặp đơi hoặc theo nhóm: các em đã chia sẻ và thực hiện nhiệm vụ một cách nghiêm túc. Trí tuệ của cả tập thể được huy động để giải quyết vấn đề đặt ra từ các tình huống học tập.

- Khi thực hiện các dự án học tập tại nhà, các nhóm đã biết cách lập kế hoạch thực hiện, đánh giá, điều chỉnh trong quá trình thực hiện để tạo ra sản phẩm tốt nhất.

- Các học sinh đã có những trải nghiệm bổ ích trong các hoạt động tại nhà trường, địa phương như: Hoạt động tình nguyện, câu lạc bộ, tham gia làm tuyên truyền viên cho hoạt động bảo vệ mơi trường, phịng chống dịch bệnh tại nhà trường; Các em cũng đã trải nghiệm xây dựng các tiểu phẩm về chủ đề Sức khoẻ sinh sản vị thành niên, Vệ sinh an toàn thực phẩm tương đối thú vị, hấp dẫn;

- Các em cũng đã tích cực tham gia hưởng ứng cuộc thi Sáng tạo khoa học kĩ thuật... cấp trường, cấp tỉnh. Nhờ có kiến thức, kĩ năng về thao tác lập luận cũng như kiến thức, kĩ năng các môn khoa học xã hội và các lĩnh vực, hoạt động giáo dục khác mà các em đã có các sản phẩm dự án học tập và nghiên cứu khoa học thật sự có chất lượng. Sản phẩm được chia sẻ cho các bạn và các thầy cơ trong trường, ngồi trường, được thầy cô và học sinh đánh giá cao.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh qua một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề thao tác lập luận ngữ văn 11, ban cơ bản (Trang 59 - 62)